Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10044:2013

ISO 4646:1989

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – PHƯƠNG PHÁP THỬ VA ĐẬP Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Rubber – or plastics-coated fabrics – Low-temperature impact test

Lời nói đầu

TCVN 10044:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4646:1989.

TCVN 10044:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – PHƯƠNG PHÁP THỬ VA ĐẬP Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Rubber – or plastics-coated fabrics – Low-temperature impact test

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định quy trình xác định nhiệt độ thấp nhất, mà không xuất hiện các vết nứt hoặc các vết rạn bề mặt tráng phủ của vải tráng phủ khi chịu tác động các điều kiện va đập quy định.

1.2. Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo được sử dụng trong nhiều ứng dụng bao gồm vừa chịu uốn ở nhiệt độ thấp vừa có hoặc không có va đập. Các dữ liệu thu được từ phương pháp thử này có thể được sử dụng để dự đoán tính chất của vải tráng phủ ở nhiệt độ thấp chỉ trong các ứng dụng có biến dạng tương tự như các điều kiện được quy định trong phương pháp thử này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8834:2011 (ISO 2231:1989), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử

ISO 2286:1986, Rubber – or plastics-coated fabrics – Determination of roll characteristics (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định đặc tính cuộn)1)

3. Thiết bị, dụng cụ

Hiện có nhiều loại thiết bị, dụng cụ thử va đập khác nhau có thể mua được2). Thiết bị, dụng cụ sử dụng phải đáp ứng được các yêu cầu quy định dưới đây.

3.1. Các kẹp mẫu thử và cánh tay đòn va đập (xem Hình 1)

Các kẹp mẫu thử phải được thiết kế để giữ một mẫu thử hoặc nhiều mẫu thử giống như một dầm công xôn. Từng mẫu thử phải được giữ chắc chắn và cố định trên các kẹp mà không gây biến dạng mẫu thử.

Cạnh va đập phải dịch chuyển tương đối so với (các) mẫu thử dọc theo đường vuông góc với mặt trên của mẫu thử với tốc độ dài từ 1,8 m/s đến 2,1 m/s khi va đập và dịch chuyển tiếp ít nhất 6 mm sau va đập. Để duy trì tốc độ này một cách nhất quán trong môi trường truyền nhiệt (3.3), cánh tay đòn va đập phải được truyền động chính xác. Trong một số trường hợp, cần phải giảm số lượng mẫu thử tại mỗi lần thử (xem Phụ lục A).

Cạnh va đập phải có bán kính 1,6 mm ± 0,1 mm.

Cánh tay đòn va đập và các kẹp mẫu thử phải có một khoảng trống tại lúc va đập và ngay sau va đập phù hợp với các kích thước được liệt kê trong Bảng 1.

3.2. Bể chứa cách điện

3.3. Môi trường truyền nhiệt

Có thể sử dụng bất kỳ dung môi truyền nhiệt dạng lỏng mà duy trì chất lỏng ở nhiệt độ thử và không làm ảnh hưởng đáng kể đến các vật liệu thử.

CẢNH BÁO: Nếu sử dụng dung môi dễ cháy hoặc dung môi độc làm môi trường truyền nhiệt, phải thực hiện các cách phòng ngừa thông thường trong khi xử lý vật liệu này.

Nên sử dụng metanol làm môi trường truyền nhiệt đối với cao su.

CHÚ THÍCH: Các vật liệu sau được sử dụng nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ hiển thị:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10044:2013 (ISO 4646:1989) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Phương pháp thử va đập ở nhiệt độ thấp

  • Số hiệu: TCVN10044:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản