Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10038:2013

ISO 2959:2011

VẬT LIỆU DỆT – CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẢI DỆT

Textiles – Woven fabric descriptions

Lời nói đầu

TCVN 10038:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 2959:2011.

TCVN 10038:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU DỆT – CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẢI DỆT

Textiles – Woven fabric descriptions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra một số thông số đặc tính đối với vải dệt và các thành phần của chúng tại các công đoạn sản xuất và xử lý khác nhau để ký hiệu vải. Tiêu chuẩn này không quy định danh mục các thông số và thông tin bổ sung có thể được đưa ra khi có yêu cầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các vải dệt, ngoại trừ lớp phủ làm bằng vật liệu dệt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4897 (ISO 3572), Vải dệt thoi – Kiểu dệt – Định nghĩa và các thuật ngữ chung và các kiểu dệt cơ bản

TCVN 5462 (ISO 2076), Vật liệu dệt – Xơ nhân tạo – Tên gọi theo nhóm bản chất

TCVN 5465 (ISO 1833) (tất cả các phần), Vật liệu dệt – Phân tích định lượng hóa học

ISO 1139, Textiles – Designation of yarns (Vật liệu dệt – Các ký hiệu sợi)

3. Thông số của vải

3.1. Trạng thái của vải

Ví dụ, vải mộc, vải đã được tẩy trắng, vải đã được nhuộm.

3.2. Thành phần

3.2.1. Tên gọi theo nhóm bản chất của xơ nhân tạo được sử dụng theo quy định trong TCVN 5462 (ISO 2076).

3.2.2. Trong trường hợp thành phần vải có duy nhất một loại vật liệu xơ, ghi rõ tên gọi theo nhóm bản chất của xơ đó.

3.2.3. Trong trường hợp thành phần vải gồm có các sợi dọc và các sợi ngang được tạo thành từ các loại vật liệu xơ khác nhau, ghi rõ tên gọi theo nhóm bản chất của cả các loại xơ riêng rẽ.

3.2.4. Trong tất cả các trường hợp, ghi rõ phần trăm khối lượng, cùng với tên gọi theo nhóm bản chất của mỗi loại xơ thành phần theo thứ tự chiếm ưu thế. Tính toán và biểu thị kết quả, xem TCVN 5465 (ISO 1833).

3.3. Ký hiệu sợi

Phù hợp với ISO 1139.

3.4. Số sợi trên đơn vị chiều dài

Ghi cả sợi dọc và sợi ngang.

3.5. Kiểu dệt

Phù hợp với TCVN 4897 (ISO 3572)

3.6. Cách sắp xếp sợi dọc và sợi ngang

Nếu có thể

3.7. Khổ rộng của vải

Ghi rõ chiều rộng tổng và/hoặc chiều rộng hiệu dụng, tương ứng.

3.8. Khối lượng trên đơn vị diện tích

3.9. Chi tiết cách xử lý

Nếu có thể. Ví dụ vải, đã được tẩy trắng, nhuộm, in hoa, làm co cơ học, v.v...., sao cho phù hợp.

VÍ DỤ: Mô tả đặc điểm của loại vải pôpơlin polyeste/bông như sau:

a) Trạng thái của vải: đã nhuộm.

b) Thành phần: polyeste 67 %, bông 33 %.

c) Ký hiệu sợi: sợi dọc – 15 tex Z 950;

                        sợi ngang – 15 tex Z 950.

d) Số sợi trên đơn vị chiều dài: sợi dọc – 50 trên cm;

                                                  sợi ngang – 26 trên cm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10038:2013 (ISO 2959:2011) về Vật liệu dệt - Các đặc điểm của vải dệt

  • Số hiệu: TCVN10038:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản