QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH VIRUS ĐỐM TRẮNG TRÊN CÁC LOÀI THUỘC HỌ TÔM HE BẰNG KỸ THUẬT
Polymerase Chain Reaction
1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Quy trình này quy định trình tự, nội dung phương pháp phát hiện virus gây hội chứng đốm trắng (sau đây gọi tắt là bệnh virus đốm trắng) bằng kỹ thuật Polymerase Chain Reaction (sau đây gọi tắt là PCR).
1.2 Quy trình này để chẩn đoán bệnh virus đốm trắng trên tôm bố mẹ, tôm giống, tôm nuôi thương phẩm của các loài tôm thuộc họ tôm He bằng kỹ thuật PCR.
Có thể sử dụng Quy trình này để chẩn đoán bệnh virus đốm trắng cho các loài giáp xác khác.
2.1 Lightner D.V. (Ed.) (1996). Handbook of Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases of Penaeid Shrimp. World Aquaculture Society, Baton Rouge, USA.
2.2 Lo C.F., Ho C.H., Peng S.E., Chen C.H., Hsu H.C., Chiu Y.L., Chang C.F., Liu K.F.,
Su M.S., Wang C.H. & Kou G.H. (1996). White spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in cultured and captured shrimps, crabs and other arthropods. Dis. Aquat. Org., 27, 215-225.
2.3 Lo C.F., Leu J.H., Ho C.H., Chen C.H., Peng S.E., Chen Y.T., Chou C.M., Yeh P.Y., Huang C.J., Chou H.Y., Wang C.H. & Kou G.H. (1996). Detection of baculovirus associated with white spot syndrome (WSBV) in penaeid shrimps using polymerase chain reaction. Dis. Aquat. Org., 25, 133-141.
2.4 Newton C.R. and Graham A. (1994). PCR. The Alden ss Ltd, Oxford, UK.
Trong Quy trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Kỹ thuật Polymerase chain reaction (PCR) là kỹ thuật sử dụng chuỗi các phản ứng nối tiếp nhau dùng để khuếch đại số lượng bản sao của một trình tự ADN đích thông qua các chu kỳ gồm 3 bước: biến tính ADN, bắt cặp bổ sung với mồi và tổng hợp mạch mới nhờ enzym ADN polymerase.
3.2 ADN polymerase là enzym tổng hợp nên mạch ADN mới từ một mạch khuôn, có thể tham gia vào quá trình sao chép.
3.3 Bp (Base pair) là cặp liên kết A -T hoặc C - G trên một phân tử ADN mạch kép và là đơn vị đo chiều dài của một phân tử ADN.
3.4 Mồi (Primer) là một trình tự ADN ngắn, bắt cặp với một mạch khuôn ADN có mang một đầu 3’-OH tự do giúp ADN polymerase bắt đầu tổng hợp mạch mới.
3.5 Mồi xuôi và mồi ngược: được hiểu theo chiều của phiên mã ngược.
3.6 Sự biến tính (Denaturation) là sự biến tính của ADN tách từ mạch kép sang dạng mạch đơn. Tác nhân gây nên sự biến tính thường là nhiệt.
3.7 Phiến mang tôm là phần cấu tạo gồm nhiều tơ mang hợp thành mang tôm. Các tơ mang gồm các tế bào có chức năng chính là hô hấp.
4 Thiết bị , dụng cụ, mồi và hóa chất
4.1 Thiết bị, dụng cụ
4.1.1 Bộ nghiền mẫu vô trùng.
4.1.2 Máy trộn mẫu.
4.1.3 Máy khuấy từ.
4.1.4 Máy cất nước.
4.1.5 Máy ly tâm (tốc độ không nhỏ hơn 13.000 vòng/phút).
4.1.6 Máy luân nhiệt.
4.1.7 Bộ điện di gồm nguồn và bồn điện di ngang.
4.1.8 Bàn đọc kết quả với tia UV , bước sóng 302 nm.
4.1.9 Bộ phận chụp ảnh để lưu kết quả.
4.1.10 Tủ lạnh nhiệt độ -20oC hoặc thấp hơn.
4.1.11 Tủ lạnh nhiệt độ 4oC.
4.1.12 Tủ thao tác vô trùng.
4.1.13 Tủ sấy dụng cụ.
4.1.14 Lò vi sóng (microwave).
4.1.15 Cân phân tích (độ chính xác tới 0.001 g).
4.1.16 Micropipette các loại: 1 - 5; 5 -10; 20 -100 và 100 -1000 ml.
4.1.17 ống eppendorf chuyên dùng cho PCR các l
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 28TCN 202:2004 về quy trình chẩn đoán bệnh virus đốm trắng trên các loài thuộc họ tôm He bằng kỹ thuật Polymerase chain reaction do Bộ Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 28TCN202:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/04/2004
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra