QUI ĐỊNH SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM TRONG CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
Regulations on using food additives in fish processing
1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong bảo quản, chế biến thuỷ sản dùng làm thực phẩm.
Trong Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1 Phụ gia thực phẩm: Những chất không được coi là thực phẩm hay một thành phần chủ yếu của thực phẩm, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ; được chủ động cho vào thực phẩm với một lượng nhỏ, nhằm duy trì chất lượng, hình dạng, mùi vị, độ kiềm hoặc a xít của thực phẩm; đáp ứng về yêu cầu công nghệ trong chế biến, đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm.
2.2 Các thuật ngữ: Thuỷ sản, Sản phẩm thuỷ sản, Sản phẩm thuỷ sản chế biến được hiểu theo quy định tại Điều 2 của 28 TCN 30:1998.
2.3 INS (International Numbering System): Hệ thống chỉ số quốc tế đã được uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm thế giới duyệt năm 1989 và cho phép sử dụng chỉ số này thay cho tên của phụ gia tương ứng khi ghi thành phần trên nhãn của sản phẩm thực phẩm.
2.4 ADI (Acceptable Daily Intake): Lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được tính theo mg/kg khối lượng cơ thể/ngày.
2.5 'ADI không giới hạn': Không quy định ADI cụ thể cho phụ gia vì:
a. Các kết quả nghiên cứu về sinh học, hoá học, độc học cho thấy phụ gia có độc tính thấp.
b. Tuy lượng phụ gia cho vào thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu của công nghệ sản xuất nhưng cũng không gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu thụ.
2.6 'ADI chưa quy định': Do chưa có số liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia trong thực phẩm tới sức khoẻ của người tiêu thụ nên chưa quy định ADI.
2.7 MTDI (Maximum Tolerable Daily Intake) : Lượng tối đa ăn hàng ngày có thể chấp nhận được tính theo mg/người/ngày.
2.8 GMP (Good Manufacturing Practices): Lượng phụ gia được phép cho vào thực phẩm vừa đủ để đạt được yêu cầu về công nghệ. Do đó, không quy định giới hạn tối đa, lượng phụ gia cho vào thực phẩm càng ít càng tốt.
3.1 Yêu cầu đối với phụ gia
3.1.1 Phụ gia sử dụng để bảo quản, chế biến thuỷ sản phải nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm theo Quyết định số 867/QÐ-BYT ngày 04/4/1999 của Bộ Y tế. Những phụ gia không có trong danh mục này phải được Bộ Thuỷ sản đề nghị và được Bộ Y tế bổ sung vào danh mục cho phép sử dụng.
3.1.2 Phụ gia phải có nhãn hàng hoá theo đúng quy định, có nguồn gốc rõ ràng, còn thời hạn sử dụng, đảm bảo độ tinh khiết và các yêu cầu kỹ thuật khác.
3.1.3 Các nhóm phụ gia thực phẩm và giới hạn tối đa cho phép sử dụng của mỗi loại phụ gia trong chế biến thuỷ sản được quy định trong Phụ lục A và Phụ lục B.
3.2 Yêu cầu đối với cơ sở sử dụng phụ gia
Các cơ sở sử dụng phụ gia trong chế biến thuỷ sản phải thực hiện đúng các quy định sau đây:
3.2.1 Tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý, sử dụng phụ gia trong bảo quản, chế biến thuỷ sản dùng làm thực phẩm.
3.2.2 Phải có phiếu theo dõi ghi rõ tên phụ gia, liều lượng sử dụng để cung cấp cho cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu.
3.2.3 Khi đăng ký chất lượng sản phẩm, phải nêu rõ tên phụ gia thực phẩm và liều lượng được sử dụng.
3.2.4 Những phụ gia thực phẩm không thuộc quy định trong Phụ lục B của Tiêu chuẩn này, nếu sử dụng cơ sở phải đăng ký và được phép của Bộ Y tế bằng văn bản.
3.2.5 Thường xuyên kiểm tra giảm sát để kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn mọi vi phạm về sử dụng phụ gia.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 28TCN 156:2000 về qui định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thuỷ sản
- Số hiệu: 28TCN156:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định