Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Điều 1.1. Quy trình này bao gồm các quy định về kiểm tra hiện trạng và xác định năng lực chịu tải của cầu trên đường ôtô (kết cấu nhịp thép, kết cấu nhịp bê tông cốt thép thường (BTCT), kết cấu nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực (DƯL) và mố trụ), đồng thời đánh giá được mức độ có thể khai thác đối với các bộ phận kết cấu đã kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn cho xe cộ và người qua cầu - gọi tắt là kiểm định cầu.
Điều 1.2. Việc kiểm tra các cầu đang khai thác phải được tiến hành đều đặn, theo kế hoạch, với định kỳ đã quy định trong các văn bản hướng dẫn hay trong quy chế duy tu, bảo dưỡng cầu hiện hành. Việc kiểm tra có thể tiến hành độc lập không có thử nghiệm (thử tải). Nội dung kiểm tra được quy định trong chương II. Phương pháp tính toán được thực hiện theo quy trình hiện hành, các kiểm toán chính được giới thiệu trong phụ lục 3. Đối với những cầu thiết kế theo các quy trình khác, có thể kiểm toán theo các quy trình đó.
Điều 1.3. Việc thử nghiệm cầu đang khai thác cần được tiến hành trong những trường hợp khi không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến khai thác chỉ bằng cách tính toán theo các số liệu kiểm tra thu thập được. Nhu cầu thử nghiệm cầu cũng có thể nẩy sinh trong các trường hợp:
- Sau đại tu hay cải tạo (gia cường) cầu;
- Khi có hư hỏng, sai lệch ở từng phần hay các chi tiết;
- Khi cần khẳng định chính xác tải trọng đã tính toán;
- Khi cần đánh giá hiệu quả các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm an toàn cho các tải trọng đặc biệt đi qua;
- Các trường hợp có căn cứ khác.
Việc cần thiết phải tiến hành thử nghiệm cầu là do cơ quan quản lý cầu đề xuất và được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 1.4. Đề cương kiểm định phải do các đơn vị chuyên ngành có đầy đủ tư cách pháp nhân thực hiện và được cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt.
Trong đề cương phải nêu được đầy đủ: mục đích; nội dung; khối lượng công tác kiểm định; vấn đề an toàn lao động; xác định kiểu loại và thành phần của các hồ sơ kỹ thuật trong bản báo cáo.
Điều 1.5. Những đơn vị thực hiện công tác kiểm định phải có đầy đủ tư cách pháp nhân đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề để thực hiện công việc này.
Điều 1.6. Những công việc chuẩn bị có liên quan tới việc tiến hành kiểm tra và thử nghiệm (như dựng giàn giáo tạm và làm chỗ quan sát, kể cả phí tổn vật liệu và nhân công cần thiết, tìm kiếm tải trọng thử, điều chỉnh giao thông trên và dưới cầu trong khi thử nghiệm v.v...) phải được thể hiện trong kế hoạch chi tiết phù hợp với đề cương quy định ở điều 1.4.
Điều 1.7. Công việc kiểm tra và thử nghiệm cầu cần tiến hành trong điều kiện thời tiết thuận tiện để có thể nhìn rõ mọi chi tiết của công trình, để các thiết bị đo đã lắp đặt hoạt động tốt, các tải trọng thử nghiệm di chuyển được an toàn, và có thể thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về kĩ thuật an toàn và về bảo hộ lao động đối với người trong khi làm việc.
Điều 1.8. Khi kiểm định cầu cần phải chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về an toàn lao động nói chung và các quy tắc nêu trong phụ lục 1.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 243:1998 về Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: 22TCN243:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra