QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU BẤC THẤM TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT YẾU
(Ban hành theo quyết định số: 1282 QĐ/KHKT ngày 17/5/1997)
1.1. Quy trình này quy định các yêu cầu về công nghệ thi công, kiểm tra và nghiệm thu công trình sử dụng bấc thấm.
1.2. Quy trình này chỉ áp dụng khi sử dụng bấc thấm trong xây dựng nền đắp trên đất yếu có yêu cầu thời gian cố kết nhanh.
1.3. Bấc thấm là băng có lõi bằng Polypropylene, có tiết diện hình bánh răng hoặc hình dẫn ống kim, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Bấc thấm được dùng làm phương tiện dẫn nước từ dưới nền đất yếu lên tầng đệm cát phía trên và thoát ra ngoài, nhờ đó tăng tốc độ cố kết, tăng nhanh sức chịu tải nhờ thay đổi một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản (C) của bản thân đất yếu và làm tăng nhanh tốc độ lún của nền đắp trên đất yếu.
1.4. Tấm đệm cát dùng để thoát nước từ bấc thấm lên và để tạo mặt bằng cho xe máy thi công bấc thấm. Do vậy việc thi công tầng đệm cát và thi công bấc thấm không tách rời nhau.
1.5. Gia tải trước là biện pháp tăng áp lực lên đất nền để tăng nhanh tốc độ cố kết của đất yếu, đây là một bước thi công cần thiết trong xử lý bằng bấc thấm.
1.6. Ngoài việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các đơn vị thi công và Tư vấn giám sát phải tuân thủ các quy định hiện hành trong thi công và nghiệm thu nền đường.
YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
2.1. Yêu cầu về bấc thấm.
2.1.1. Vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt phải vừa có hệ số thấm cao hơn hệ số thấm của đất kề nó 3 ¸ 10 lần, nhưng vẫn ngăn được các hạt nhỏ chui qua.
kvỏ lọc ≥ 1,4 x 10-4 m/s
2.1.2. Đường kính lỗ của vỏ lọc không quá 0,08 mm.
2.1.3. Vỏ và lõi của bấc thấm phải đảm bảo không bị vỡ khi chịu ứng suất trong quá trình vận chuyển và đặt thiết bị.
2.1.4. Bấc thấm phải có các chỉ tiêu cơ lý như dưới đây:
- Cường độ chịu kéo (cặp hết chiều rộng bấc thấm) không dưới 1,6 kN (ASTM-D4632)
- Độ giãn dài (cặp hết chiều rộng bấc): > 20%. (ASTM-D4632).
- Độ giãn dài với lực 0.5 kN < 10%. (ASTM-D4632).
- Khả năng thoát nước với áp lực 10 kN/m2 với gradien thủy lực I = 0,5:
là (80 ¸ 140) . 10-6 m3/sec (ASTM-D4716).
- Khả năng thoát nước với áp lực 300 kN/m2 với gradien thủy lực I = 0,5:
là: (60 ¸ 80) . 10-6 m3/sec (ASTM-D4716).
2.1.5. Bấc thấm phải được bảo quản cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím nhiều ngày.
2.2. Yêu cầu vật liệu của tầng đệm cát.
2.2.1. Cát đắp tầng đệm phải là cát hạt trung, có các yêu cầu sau:
- Tỷ lệ cỡ hạt lớn hơn 0,5 mm phải chiếm trên 50%.
- Tỷ lệ cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm không quá 10%.
- Hệ số thấm của cát không nhỏ hơn 10-4 m/s.
- Hàm lượng hữu cơ không được quá 5%.
Đương nhiên có thể dùng cát hạt lớn, cát lẫn sỏi nhưng không chứa dăm sạn.
2.2.2. Vải địa kỹ thuật sử dụng trong kết cấu tầng đệm cát (nếu có trong đồ án thiết kế) phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ chịu kéo không dưới 1.0 kN (ASTM-D4632).
- Độ giãn dài: ≤ 65% (ASTM-D4632).
- Khả năng chống xuyên thủng (CBR): 1500 ¸ 5000 N (BS 6906-4).
- Kích thước lỗ vải 090 ≤ 0,15 mm (ASTM-D4751).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 236:1997 về quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu
- Số hiệu: 22TCN236:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 17/05/1997
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định