Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐƯỜNG CỨU NẠN Ô TÔ
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành theo Quyết định số 1412 QĐ/KHKT ngày 31/08/1994)
1.1. Định nghĩa thuật ngữ đường cứu nạn:
Đường cứu nạn là đoạn đường được thiết kế và thi công trên các đoạn đường đèo dốc nhằm cứu các xe khi xuống dốc không điều khiển được do hỏng phanh, không sang được số những lúc thích hợp hoặc do máy quá nóng.
Khi gặp những trường hợp trên, xe có thể rẽ khỏi đường chính vào đường cứu nạn, dừng lại được để sửa chữa.
1.2. Phạm vi áp dụng đường cứu nạn:
1.2.1. Đường cứu nạn được thiết kế và thi công ở những đoạn đèo cao, dốc lớn cua ngoặt.
Trên các đoạn đường đó, phải nghiên cứu nếu thấy cần thiết mới thiết kế và thi công đường cứu nạn, nhất là các đoạn kết hợp giữa độ dốc lớn và cua ngoặt, thường phải phanh và sang số cấp tốc để xảy ra sự cố của xe.
1.2.2. Đường cứu nạn được nghiên cứu áp dụng cả trên đường cũ cải tạo nâng cấp cũng như trên đường mới xây dựng, (vì qua nghiên cứu hàng trăm tai nạn xe, đại đa số (98%) đều do hỏng hóc xe và lái xe chứ không phải do đường không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định) thuộc mạng lưới công cộng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tùy theo địa hình, khi người thiết kế thấy không thể áp dụng được theo tài liệu này, thì có thể áp dụng biện pháp khác và phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
1.3. Tiêu chuẩn này gồm các phần sau đây:
1. Quy định chung như trên
2. Thiết kế đường cứu nạn
2.1. Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế đường cứu nạn.
2.2. Xác định vận tốc thiết kế đường cứu nạn.
2.3. Thiết kế bình đồ đường cứu nạn
2.4. Thiết kế dốc dọc đường cứu nạn.
2.5. Bố trí tường hộ lan và hố cát tiêu năng.
2.6. Trắc ngang và kết cấu áo đường.
2.7. Thoát nước.
2.8. Biển báo hiệu.
3. Thi công đường cứu nạn.
4. Quản lý và khai thác đường cứu nạn.
2.1. Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế đường cứu nạn:
2.1.1. Đường cứu nạn nhằm mục đích cứu các xe đang có nguy cơ xảy ra tai nạn như: hỏng phanh, kẹt số, nóng máy v.v…khi xuống dốc mà không dừng lại được để sửa chữa, phải rẽ vào đường cứu nạn mới dừng lại được để sửa chữa.
2.1.2. Theo nguyên tắc một xe đang chạy xuống dốc phải chịu tác động của các lực sau:
Fa: Lực cản của không khí.
Fi: Lực cản dốc (âm hoặc dương).
Fr: Lực quán tính
Ff: Lực cản lăn
Fd: Lực cản của động cơ và của phanh (âm hoặc dương). (xem hình 1)
Hình 1
Khi tính toán, ta bỏ qua lực cản của động cơ, coi như xe không vào số nữa, không phanh được xe chạy tự do, đồng thời ta bỏ qua lực cản của không khí vì không đáng kể, càng tăng thêm hệ số an toàn.
2.1.3. Các yêu cầu trong quá trình nghiên cứu thiết kế đường cứu nạn:
a) Nghiên cứu tổng thể toàn bộ bình đồ, dốc dọc, dốc ngang của cả đoạn đường đèo để đánh giá đoạn đường nào thường xảy r
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1985 về đường ôtô - tiêu chuẩn thiêt kế do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 217:1994 về gối cầu cao su cốt bản thép - tiêu chuẩn chế tạo, nghiệm thu, lắp đặt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8810:2011 về Đường cứu nạn ô tô - Yêu cầu Thiết kế
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 218:1994 về yêu cầu kỹ thuật đường cứu nạn ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22TCN218:1994
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra