Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 231:1996

QUY TRÌNH LẤY MẪU VẬT LIỆU NHỰA DÙNG CHO ĐƯỜNG BỘ SÂN BAY VÀ BẾN BÃI

(Ban hành theo quyết định số 1877/QĐ/KHKT ngày 17/7/1996)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy trình này quy định việc lấy mẫu nhựa đặc, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa để đưa về phòng thí nghiệm phân loại và kiểm tra chất lượng, trước khi quyết định cho phép hay không cho phép sử dụng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.

Mẫu các vật liệu nhựa này được lấy từ các nguồn khác nhau như từ các kho chứa tập trung, từ các kho bãi phân tán, từ các lô hàng nhập ngoại, từ các xe chuyên dùng để vận chuyển và kể cả từ nơi sản xuất và chế tạo.

1.2. Việc lấy mẫu vật liệu nhựa phải đảm bảo được 2 yêu cầu cơ bản sau đây:

- Mẫu phải mang tính đại diện cho cả khối vật liệu nhựa hoặc cho cả lô hàng.

- Mẫu phải thể hiện được đặc tính của vật liệu.

- Mẫu phải có lý lịch rõ ràng

1.3. Quy trình này thay thế cho Quy định cũ về phương pháp lấy mẫu thí nghiệm thể hiện ở Điều 1.5 của “Quy trình thí nghiệm vậ liệu nhựa đường” – 22 TCN 63-84, ngày 21/12/1984.

2. QUY ĐỊNH VỀ KHỐI LƯỢNG MẪU VÀ KÍCH THƯỚC THÙNG ĐỰNG MẪU

2.1. Đối với nhựa đường đặc

Mẫu nhựa đường đặc phải đựng trong hộp sắt tròn, có nắp đậy kín, khối lượng yêu cầu từ 2,5 kg - 3,0 kg, được đựng trong một hộp to hoặc hai hộp nhỏ (xem hình 1) có kích thước quy định như sau:

- Loại hộp to: Φ 165, h = 190, nắp đậy kín chứa được 2,5 Kg – 3,0 Kg mẫu

- Loại hộp nhỏ: Φ 115, h = 150, nắp đậy kín chứa được 1,25 Kg – 1,50 Kg mẫu

Trong trường hợp khó khăn cho phép đựng mẫu trong xô nhựa nhỏ có nắp đậy kín.

Trên thành hộp phải dán nhãn hiệu mẫu theo quy định (xem phụ lục 1) hoặc viết ký hiệu mẫu bằng bút phớt dầu (không dễ xóa) trên thành hộp

Quy định này cũng được áp dụng cho nhựa đường đặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao (120o - 150oC).

2.2. Đối với nhựa đường lỏng

Quy định này áp dụng cho nhựa đường lỏng ở nhiệt độ bình thường.

Mẫu phải đựng trong can sắt, có tay xách và nắp mũ xoáy kín.

Khối lượng yêu cầu 3,0 lít – 4,0 lít, được đựng trong một can sắt loại to hoặc trong 2 can sắt loại nhỏ (xem hình 2) có kích thước như sau:

- Loại can sắt to: 250 x 170 x 105, nút Φ45 dung tích đựng được 4 lít.

- Loại can sắt nhỏ: 160 x 115 x 65, nút Φ35 dung tích đựng được 1,2 lít – 1,5 lít.

Trên thành can sắt phải dán nhãn hiệu mẫu quy định (xem Phụ lục 1)

Hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách.

2.3. Đối với nhũ tượng nhựa

Mẫu nhũ tương nhựa bao gồm loại gốc kiềm (Anioníc) là loại gốc Axít (Cationic) đều phải đựng trong can nhựa có nút xoáy kín, có dung tích tối thiểu là 4 lít.

Kích thước can nhựa thường là 240 x 200 x 90 (xem hình 3).

Trên thành can phải dán ký hiệu theo quy định hoặc ghi ký hiệu bằng bút phớt dầu, hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách.

2.4. Đối với nhựa đường nghiền dạng bột

Mẫu nhựa đường nghiền dạng bột có thể đựng trong can sắt hoặc trong can nhựa với khối lượng yêu cầu từ 2,5kg – 3,0 kg.

Trên thành can phải dán ký hiệu theo quy định hoặc ghi ký hiệu bằng bút phớt dầu, hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách

3. QUI ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN MẪU

3.1. Hộp đựng mẫu phải mới và sạch sẽ (không bị gỉ), không sử dụng loại hộp dùng lại. Hộp đựng mẫu không được tráng bằng bất kỳ dung môi nào hoặc lau hộp bằng giẻ có chất dung môi. Muốn lau hộp phải dùng giẻ khô và sạch.

Ngay sau khi lấy mẫu cho vào hộp, cần đậy nắp kín và niêm phong, dán nhãn hiệu mẫu lên thành hộp, cũng có thể sử dụng bút phớt dầu (không dễ bị xóa) để ký hiệu lên thành hộp và nắp h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 231:1996 về quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa dùng cho đường bộ sân bay và bến bãi

  • Số hiệu: 22TCN231:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 17/07/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản