Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN
MỤC LỤC
1. Thiết bị
2. Chuẩn bị các mẫu thử
3. Trình tự thử.
4. Tính toán
5. Báo cáo
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN
GEOTEXTILE
TEST METHOD FOR DETERMINATION OF PERMITTIVITY
Tiêu chuẩn này quy định cách xác định độ thấm xuyên của vải địa kỹ thuật dưới tác dụng của cột nước không đổi, dùng cho cả vải dệt và không dệt.
Yêu cầu những thiết bị sau đây:
a) Thiết bị cấp nước đã khử bọt khí
Ghi chú:
1- Nước dùng cho việc thử phải được khử bọt khí chân không nếu lượng oxy không hòa tan lớn hơn 6 mg/l.
2- Khi không có sẵn nước khử bọt khí phải xác định lượng ôxy không tan trong nước sẽ dùng và ghi lại giá trị đó.
3- Nếu các bọt khí hay các chất cặn đọng lại trên vải độ thấm xuyên có thể giảm đáng kể. Khi không có sẵn nước khử bọt khí có thể thu được các kết quả thử tốt hơn bằng cách lọc nước bằng một lớp vải mịn hơn trước khi cho chảy qua mẫu thử. Sự hình thành và khử các bọt khí và cặn lắng này trên vải có thể quan sát bằng mắt thường.
Nếu xảy ra hiện tượng đó cần phải ghi chép lại.
b) Dụng cụ đo độ thấm có những đặc điểm sau:
i/ Có bộ phận để cung cấp và khống chế lưu lượng nước ổn định, có thể điều chỉnh vận tốc nước từ 0m/s đến 0,035m/s. Bộ phận này có thể là van điều chỉnh vận tốc dòng chảy hay các phương tiện thay đổi chiều cao cột nước,
ii/ Các ống đo áp Pizomet để đo sự hao tổn chiều cao cột nước chảy qua mẫu, phạm vi đo từ 0mm đến 500mm. Khi hao tổn cột nước nhỏ có thể dùng một áp kế rượu cồn.
iii/ Một hệ thống kẹp để giữ mẫu thử chắc chắn không xảy ra vặn vẹo và rò rỉ cả trước và trong khỉ thử.
Ghi chú: Sự vặn vẹo (phình do áp lực) của vải có thể làm giảm hệ số thấm của chúng.
Có thể dùng một lưới đỡ để ngăn ngừa sự văn vẹo quá mức khi vận tốc dòng chảy cao.
iv/ Diện tích A của mẫu khi gắn vào trong ống (hình 1) phải không nhỏ hơn 2.000 mm2.
v/ Sẽ tốt hơn nếu gắn một lưu lượng kế vào hệ đo ở vị trí không nằm giữa các ống đo áp lực. Sơ đồ thí nghiệm điển hình xem trên hình 1.
e) Nếu không có lưu lượng kế như ở mục b(v) dùng thùng chứa, đồng hồ và cân để xác định lưu lượng
d) Nhiệt kế.
2.1. Lấy mẫu. Tối thiểu lấy 5 mẫu thử theo 14 TCN 91-1996. Mỗi mẫu có diện tích tối thiểu 200 m2 cộng với mép để kẹp, sao cho vừa khít với lỗ trong ống của dụng cụ đo thấm nước.
2.2. Điều hòa mẫu: Điều hòa kiểu ướt theo 14TCN 91-1996.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 về vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8220:2009 về vải địa kỹ thuật − phương pháp xác định độ dày danh định
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8221:2009 về vải địa kỹ thuật − Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8487:2010 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ thấm xuyên
- 5Tiêu chuẩn ngành 14TCN91:1996 về Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê
- 6Tiêu chuẩn ngành 14TCN92:1996 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ dày tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 97:1996 về Vải địa kỹ thuật phương pháp xác định độ thấm xuyên
- Số hiệu: 14TCN97:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 14/02/1996
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra