Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI -
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soils. Laboratory methods of determination of grain size distribution
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích thành phần hạt của đất trong phòng thí nghiệm, gồm:
1. Phương pháp phân tích bằng sàng (rây): Áp dụng để xác định hàm lượng của các cỡ hạt lớn hơn 0,10mm (hạt thô);
2. Phương pháp phân tích bằng tỷ trọng kế: Áp dụng để xác định hàm lượng của các cỡ hạt nhỏ hơn 0,10mm (hạt mịn).
Ghi chú:
1. Đối với đất có nhiều cả hạt thô và hạt mịn thì phối hợp phương pháp phân tích bằng sàng và phương pháp tỷ trọng kế để xác định hàm lượng của mọi cỡ hạt và vẽ đường cong phân bố các cỡ hạt của đất liên tục từ cỡ thô nhất đến cỡ hạt sét.
2. Đối với đất có hàm lượng các cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm ít hơn 10% thì được phép không phân tích chi tiết các cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm bằng sàng; với đất có hàm lượng các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm ít hơn 10% thì được phép không phân tích chi tiết các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1mm bằng tỷ trọng kế.
1.2. Thành phần hạt của đất, tuỳ thuộc vào nguồn gốc và điều kiện thành tạo đất, có thể bao gồm các hạt rắn đơn lẻ từ cỡ rất nhỏ (hạt sét, hạt keo) đến các hòn cuội, tảng. Phân tích thành phần hạt của đất là xác định hàm lượng của các cỡ hạt tạo đất biểu thị bằng số phần trăm theo khối lượng khô, chính xác đến 0,1%.
Ghi chú : Đất được cho là khô khi đã được sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 ± 50C đối với đất vô cơ, ở nhiệt độ 65 đến 800C đối với đất chứa hữu cơ, than bùn và đất chứa cacbonat; Thời gian sấy khô đất theo quy định ở tiêu chuẩn 14 TCN 125 - 2002: Phương pháp xác định độ ẩm của đất trong phòng thí nghiệm.
1.3. Mỗi mẫu đất lấy một mẫu đại biểu để phân tích thành phần hạt. Mẫu đất đại biểu dùng phân tích thành phần hạt chỉ sử dụng một lần, nếu phải thí nghiệm lại thì phải lấy mẫu khác trong số đất còn lại.
Ghi chú:
1. Đối với các đất chứa hữu cơ và đất nhiễm muối thì phải tiến hành xử lý hữu cơ và xử lý muối cho mẫu đất trước khi phân tích thành phần hạt.
2. Việc làm phân tán đất cục và các vón kết thành các hạt đơn lẻ vốn có: Chỉ được lăn, nghiền đất bằng chày gỗ với đất rải trên tấm cao su; Khuấy nghiền đất trong cối bằng chày đầu bọc cao su hoặc bằng phương pháp khác thích hợp, đảm bảo không làm vỡ vụn các hạt đất đơn lẻ vốn có.
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BẰNG SÀNG
Phương pháp phân tích bằng sàng (rây) là làm phân tán đất thành các hạt đơn lẻ vốn có bằng những biện pháp thích hợp, dùng thiết bị thí nghiệm theo Điều 2.2 để sàng phân loại các cỡ hạt thô của đất; Sau đó cân chính xác khối lượng khô của hạt lưu lại trên mỗi cỡ sàng sử dụng và tính toán hàm lượng của nó so với khối lượng toàn mẫu.
2.2. Thiết bị, dụng cụ, vật tư
1. Bộ sàng thí nghiệm, gồm:
- Sàng lỗ to gồm các sàng có đường kính lỗ: 100, 80, 60, 40, 20, 10, 5 và 2mm;
- Sàng lỗ nhỏ gồm các sàng có đường kính lỗ: 1; 0,5; 0,25 và 0,1mm.
Ghi chú: Cũng được sử dụng các sàng thí nghiệm của các nước khác (như Anh, Mỹ v.v…)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 126:2002 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 127:2002 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng riêng của đất trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 128:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 132:2005 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 134:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng co ngót của đất trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 151:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất tại hiện trường
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 125:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định độ ẩm của đất trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 126:2002 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 127:2002 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng riêng của đất trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 128:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất trong phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 132:2005 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 134:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng co ngót của đất trong phòng thí nghiệm
- 7Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 151:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất tại hiện trường
Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 129:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp phân tích thành phần hạt của đất trong phòng thí nghiệm
- Số hiệu: 14TCN129:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2002
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra