Hệ thống pháp luật

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ CÔNG NGHIỆP

QUY PHẠM TRANG BỊ ĐIỆN

Phần III

TRANG BỊ PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP

11 TCN - 20 - 2006

Hà Nội - 2006

MỤC LỤC

Phần III

Trang bị phân phối vỡ trạm biến áp

Chương III.1Trang bị phân phối điện điện áp đến 1kv

• Phạm vi áp dụng

• Yêu cầu chung

• Lắp đặt trang bị điện

• Thanh cái, dây dẫn và cáp điện

• Kết cấu của trang bị phân phối điện

• Lắp đặt trang bị phân phối điện trong gian điện

• Lắp đặt trang bị phân phối điện trong gian sản xuất

• Lắp đặt trang bị phân phối điện ngoài trời

Chương III.2

Trang bị phân phối vỡ trạm biến áp điện áp trên 1kv

• Phạm vi áp dụng và định nghĩa

• Yêu cầu chung

• Trang bị phân phối và trạm biến áp ngoài trời

• Trang bị phân phối và trạm biến áp trong nhà

• Trạm biến áp phân xưởng

• Trạm biến áp trên cột

• Bảo vệ chống sét

• Bảo vệ chống sét cho máy điện quay

• Bảo vệ chống quá điện áp nội bộ

• Hệ thống khí nén

• Hệ thống dầu

• Lắp đặt máy biến áp lực

Chương III.3

Thiết bị ắcquy

• Phạm vi áp dụng

• Phần điện

• Phần xây dựng

• Phần kỹ thuật vệ sinh

PHẦN III

TRANG BỊ PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP

Chương III.1

TRANG BỊ PHẤN PHỐI ĐIỆN ÁP ĐẾN 1KV

Phạm vi áp dụng

III.1.1. Chương này áp dụng cho trang bị phân phối điện (TBPP) điện áp đến 1kV xoay chiều và đến 1,5kV một chiều đặt trong nhà và ngoài trời bao gồm: tủ bảng phân phối, điều khiển, rơle và các đầu ra từ thanh cái.

Yêu cầu chung

III.1.2. Phải lựa chọn dây dẫn, thanh cái, thiết bị điện, đồng hồ điện và các kết cấu theo điều kiện làm việc bình thường (điện áp và dòng điện làm việc, cấp chính xác v.v.) và khi ngắn mạch (tác động nhiệt và điện, công suất cắt giới hạn v.v.).III.1.3. Tủ bảng phân phối phải ghi rõ nhiệm vụ của từng mạch và từng bảng.Nội dung ghi phải đặt ở mặt trước hoặc mặt trong của tủ bảng điện. Trường hợp vận hành ở cả hai mặt, nội dung phải ghi ở cả mặt sau.III.1.4. Phải bố trí các mạch của thiết bị sao cho có thể phân biệt được rõ ràng mạch xoay chiều, một chiều, mạch có mức điện áp khác nhau v.v.III.1.5. Vị trí tương ứng giữa các pha và các cực trong một hệ thống phân phối phải được bố trí giống nhau. Thanh cái phải sơn đúng màu đã quy định nêu trong Chương I.1 - Phần I. Các TBPP cần có chỗ để có thể lắp nối đất di động.III.1.6. Tất cả các bộ phận kim loại của TBPP phải được sơn, mạ hay phủ lớp chống ăn mòn.III.1.7. Việc nối đất phải được thực hiện theo quy định nêu trong Chương I.7 - Phần I.

Lắp đặt trang bị điện

III.1.8. Trang bị điện phải được bố trí sao cho khi vận hành dù có tia lửa hay hồ quang điện trong thiết bị điện vẫn đảm bảo không gây nguy hiểm cho nhân viên vận hành, làm cháy hoặc hư hỏng thiết bị lân cận, dẫn đến ngắn mạch giữa các pha hoặc giữa pha với đất.III.1.9. Thiết bị đóng cắt điện phải được bố trí sao cho chúng không thể tự đóng mạch do tác dụng của trọng lực. Phần động của thiết bị đóng cắt thông thường không được mang điện áp sau khi ngắt điện.III.1.10. Cầu dao điều khiển trực tiếp bằng tay (không có bộ truyền động) dùng để đóng cắt dòng điện phụ tải và có các tiếp điểm hướng về phía người thao tác phải có vỏ bảo vệ không có lỗ hoặc khe hở và làm bằng vật liệu không cháy.Nếu cầu dao chỉ dùng để cách ly điện thì được phép đặt hở với điều kiện là người không có nhiệm vụ không thể tiếp cận được.III.1.11. Trên bộ truyền động của thiết bị đóng cắt phải có ký hiệu chỉ rõ vị t
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 11TCN 20:2006 về Quy phạm trang bị điện - Phần III: Trang bị phân phối và Trạm biến áp

  • Số hiệu: 11TCN20:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 11/07/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản