QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA GIỐNG
Ban hành kèm theo quyết định số: 115/ 99/QĐ-BNN-KHCN Ngày 4 tháng 8 năm 1999
- Qui trình sản xuất lúa giống áp dụng cho các giống lúa thường (trừ lúa lai) từ chọn lọc sản xuất hạt lúa giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đến hạt giống xác nhận trong phạm vi cả nước.
- Qui trình này nêu phương pháp cơ bản về kỹ thuật sản xuất lúa giống, là cơ sở cho công tác kiểm định ngoài đồng, kiểm nghiệm trong phòng và cấp chứng chỉ chất lượng các lô hạt giống lúa.
- Quá trình chọn lọc, sản xuất hạt giống lúa phải thực hiện ở các cơ sở sản xuất giống được sự quản lý của Nhà nước, có cơ sở vật chất và cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa giống.
- Cán bộ kỹ thuật sản xuất lúa giống phải am hiểu các tính trạng đặc trưng của giống; nắm chắc qui trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng hạt giống lúa; phải lưu giữ tất cả các số liệu theo dõi theo từng chu kỳ sản xuất giống.
3. Qui trình sản xuất lúa giống:
Qui trình sản xuất lúa giống gồm các phần:
3.1- Qui trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng ( SNC )
3.1.1 Qui trình duy trì và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống gốc.
3.1.2- Qui trình phục tráng và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống chưa thuần.
3.2- Qui trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng
3.3- Qui trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận
3.1- QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA SIÊU NGUYÊN CHỦNG
3.1.1- Qui trình duy trì và sản xuất hạt SNC từ nguồn giống gốc
Vật liệu ban đầu (G0) là hạt giống gốc (gồm giống tác giả hoặc giống SNC ) đảm bảo đúng giống, đạt độ thuần 100%, có chất lượng gieo trồng tốt. Chọn lọc theo sơ đồ 1 với các bước cụ thể như sau:
3.1.1.1- Vụ thứ nhất (G0) : Ruộng vật liệu để chọn dòng
3.1.1.1.1- Ruộng mạ:
- Chọn chân ruộng có độ phì trung bình khá, không có lúa của vụ trước mọc lại, chủ động tưới tiêu, chủ động phòng chống các điều kiện bất thuận:úng, rét, sâu bệnh.
- Diện tích đủ gieo khoảng 1.0 kg hạt giống với mật độ khoảng 30-50 gr/m2
- Chăm sóc cho mạ to gan, đanh dảnh, có ngạnh trê càng tốt, gặp rét cần che phủ nilông để mạ không chết
- Cần khử bỏ cỏ dại suốt thời kỳ mạ.
- Tuổi mạ tuỳ theo giống và mùa vụ: Tuy nhiên không nên cấy mạ quá già, bị dập nát, tốt nhất là xúc mạ để cấy.
3.1.1.1.2- Ruộng cấy
- Chọn chân ruộng có độ phì trung bình khá, không có lúa vụ trước mọc lại, chủ động tưới tiêu, đầy đủ ánh sáng, nơi không thường xảy ra dịch bệnh hại. Bố trí trong vùng sản xuất giống nguyên chủng của cùng giống đó hoặc cách ly với giống khác ít nhất là 20m hoặc trỗ lệch so với giống khác ít nhất là 10 ngày.
- Diện tích khoảng 300-500m2
- Cấy 1 dảnh không tính ngạch trê, cấy nông tay, thẳng hàng, theo băng.
- Mật độ cấy tuỳ theo đất, mùa vụ và giống. Khoảng 45-60 khóm/m2
- Bón phân và chăm sóc theo qui trình phù hợp với từng giống, mùa vụ, đất đai, tạo môi trường bình thường cho lúa sinh trưởng phát triển để dễ chọn các cá thể điển hình
- Suốt thời kỳ sinh trưởng không được khử lẫn.
3.1.1.1.3- Theo dõi ngoài đồng và chọn cá thể:
- Lập sổ định kỳ theo dõi trên đồng ruộng, quan sát thật kỹ các tính trạng đặc trưng về dạng và màu sắc thân, lá, bông, hạt để định số lượng cá thể cần chọn hoặc nếu thấy độ thuần không đảm bảo sẽ chọn lọc theo qui trình phục tráng (xem 3.1.2)
- Khi lúa bắt đầu đẻ, chọn và cắm que khoảng 300-500 khóm (que ca
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 395:1999 về quy trình sản xuất lúa giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN395:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 04/08/1999
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định