Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 115/1999/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 395-99 VÀ 10 TCN 396-99

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 : Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau :

10 TCN 395 - 99 : Quy trình sản xuất lúa giống

10 TCN 396 - 99 : Ruộng lúa giống

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3 : Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Lãnh đạo các tổ chức , cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này .

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thế Dân

 

QUY TRÌNH

SẢN XUẤT LÚA GIỐNG 10TCN 395 – 99
Ban hành kèm theo quyết định số: 115/ 99/QĐ-BNN-KHCN Ngày 4 tháng 8 năm 1999

1. Phạm vi áp dụng:

- Qui trình sản xuất lúa giống áp dụng cho các giống lúa thường (trừ lúa lai) từ chọn lọc sản xuất hạt lúa giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đến hạt giống xác nhận trong phạm vi cả nước.

- Qui trình này nêu phương pháp cơ bản về kỹ thuật sản xuất lúa giống, là cơ sở cho công tác kiểm định ngoài đồng, kiểm nghiệm trong phòng và cấp chứng chỉ chất lượng các lô hạt giống lúa.

2. Yêu cầu chung:

- Quá trình chọn lọc, sản xuất hạt giống lúa phải thực hiện ở các cơ sở sản xuất giống được sự quản lý của Nhà nước, có cơ sở vật chất và cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa giống.

- Cán bộ kỹ thuật sản xuất lúa giống phải am hiểu các tính trạng đặc trưng của giống; nắm chắc qui trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng hạt giống lúa; phải lưu giữ tất cả các số liệu theo dõi theo từng chu kỳ sản xuất giống.

3. Qui trình sản xuất lúa giống:

Qui trình sản xuất lúa giống gồm các phần:

3.1- Qui trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng ( SNC )

3.1.1 Qui trình duy trì và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống gốc.

3.1.2- Qui trình phục tráng và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống chưa thuần.

3.2- Qui trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

3.3- Qui trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận

3.1- QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA SIÊU NGUYÊN CHỦNG

3.1.1-    Qui trình duy trì và sản xuất hạt SNC từ nguồn giống gốc

Vật liệu ban đầu (G0) là hạt giống gốc (gồm giống tác giả hoặc giống SNC ) đảm bảo đúng giống, đạt độ thuần 100%, có chất lượng gieo trồng tốt. Chọn lọc theo sơ đồ 1 với các bước cụ thể như sau:

3.1.1.1- Vụ thứ nhất (G0) : Ruộng vật liệu để chọn dòng

3.1.1.1.1- Ruộng mạ:

- Chọn chân ruộng có độ phì trung bình khá, không có lúa của vụ trước mọc lại, chủ động tưới tiêu, chủ động phòng chống các điều kiện bất thuận:úng, rét, sâu bệnh.

- Diện tích đủ gieo khoảng 1.0 kg hạt giống với mật độ khoảng 30-50 gr/m2

- Chăm sóc cho mạ to gan, đanh dảnh, có ngạnh trê càng tốt, gặp rét cần che phủ nilông để mạ không chết

- Cần khử bỏ cỏ dại suốt thời kỳ mạ.

- Tuổi mạ tuỳ theo giống và mùa vụ: Tuy nhiên không nên cấy mạ quá già, bị dập nát, tốt nhất là xúc mạ để cấy.

3.1.1.1.2- Ruộng cấy

- Chọn chân ruộng có độ phì trung bình khá, không có lúa vụ trước mọc lại, chủ động tưới tiêu, đầy đủ ánh sáng, nơi không thường xảy ra dịch bệnh hại. Bố trí trong vùng sản xuất giống nguyên chủng của cùng giống đó hoặc cách ly với giống khác ít nhất là 20m hoặc trỗ lệch so với giống khác ít nhất là 10 ngày.

- Diện tích khoảng 300-500m2

- Cấy 1 dảnh không tính ngạch trê, cấy nông tay, thẳng hàng, theo băng.

- Mật độ cấy tuỳ theo đất, mùa vụ và giống. Khoảng 45-60 khóm/m2

- Bón phân và chăm sóc theo qui trình phù hợp với từng giống, mùa vụ, đất đai, tạo môi trường bình thường cho lúa sinh trưởng phát triển để dễ chọn các cá thể điển hình

- Suốt thời kỳ sinh trưởng không được khử lẫn.

3.1.1.1.3- Theo dõi ngoài đồng và chọn cá thể:

- Lập sổ định kỳ theo dõi trên đồng ruộng, quan sát thật kỹ các tính trạng đặc trưng về dạng và màu sắc thân, lá, bông, hạt để định số lượng cá thể cần chọn hoặc nếu thấy độ thuần không đảm bảo sẽ chọn lọc theo qui trình phục tráng (xem 3.1.2)

- Khi lúa bắt đầu đẻ, chọn và cắm que khoảng 300-500 khóm (que cao hơn thân cây lúa 20-30cm): Số lượng chọn có thể nhiều hơn tuỳ theo lượng giống SNC sản xuất yêu cầu và độ thuần của giống. Những giống lúa cứng cây, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, có thể chọn cá thể trước lúc gặt, không cần cắm que chọn trước.

- Mỗi tuần theo dõi nhận xét 1 lần để loại bỏ (nhổ cọc) các khóm có biểu hiện khác với tính trạng đặc trưng của giống về thời gian sinh trưởng, thân lá, bông, hạt v.v...

- Trước thu hoạch 1-2 ngày quan sát lần cuối, nhổ (cắt) các khóm (cá thể) đúng giống, có thời gian sinh trưởng như nhau, có > 4 bông/khóm (giống cây cao, đẻ kém chon > 3 bông/khóm), các bông trong khóm tương tự nhau về tiời gian chín, độ cao.

3.1.1.1.4- Đo đếm, đánh giá chọn cá thể làm dòng G1

- Đặt các khóm được chọn thành hàng ngay ngắn, kiểm tra lại lần cuối về số dảnh cấy ban đầu, cây khác dạng... rồi đánh thứ tự tạm thời bằng phấn, bút dạ v.v...

- Lập sổ thô để ghi số liệu đo đếm các chỉ tiêu như chiều cao cây, chiều dài bông, tổng số hạt/bông, số hạt chắc (hoặc số hạt lép) để tính tỷ lệ (%) chắc (hoặc lép) của từng khóm. Cộng và tính trung bình của các chỉ tiêu nêu trên của tất cả các khóm đã đo đếm rồi ghi vào bảng 1.

- Các khóm được chọn để làm G1 phải đảm bảo:

a- Có chiều cao cây bằng chiều cao trung bình + 1cm

b- Có thời gian sinh trưởng như nhau.

c- Có chiều dài bông, tổng số hạt, tỷ lệ hạt chắc bằng và lớn hơn số liệu trung bình

d- Không có hạt bị nghi gạo đỏ( Trừ các giống có tính trạng gạo đỏ như Nếp cẩm)

- Các khóm được chọn phải đánh lại số thứ tự cho thống nhất

Ví dụ:   CR203-1 M98 tức giống CR203 dòng số 1 ở vụ mùa 1998

C70-5 X98 tức giống C70 dòng số 5, ở vụ xuân 1998

3.1.1.1.5- Phơi và bảo quản:

Cắt bông của các khóm được chọn, cách cổ bông khoảng 10cm buộc gọn cho vào túi xi-măng (dài 30-40cm, rộng 20-25cm, máy bằng chỉ nilông) bên ngoài ghi rõ số thứ tự của khóm. Phơi cả túi đến khô và bảo quản vào chum, vại hay phòng lạnh v.v...

3.1.1.2- Vụ thứ 2 (G1) : So sánh, đánh giá các dòng (khóm) đã chọn

Chọn đất, làm đất, cách ly, kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc tương tự như ở vụ thứ nhất.

3.1.1.2.1-Ruộng mạ:

- Diện tích: tuỳ số dòng, mỗi dòng cần diện tích khoảng 0,4-0,5m2

- Chú ý tránh lẫn trong quá trình ngâm, ủ, gieo cũng như khi tưới nước, gặp mưa hay do các nguyên nhân khác

3.1.1.2.2-Ruộng cấy:

- Diện tích: mỗi dòng cần 5-10m2 tuỳ vụ và tuỳ số lượng hạt giống có được của mỗi dòng. Căn cứ số dòng nhiều ít mà chuẩn bị đủ diện tích gieo cấy G1.

- Cấy lúc mạ 5-6 lá (tuỳ giống), mỗi khóm 1 dảnh (tính theo nhánh mạ); mỗi dòng cấy 4 hàng, cấy nông tay; cấy theo thứ tự hết dòng nọ đến dòng kia. Dòng thiếu mạ vẫn cấy đủ 4 hàng; thừa đất do thiếu mạ thì chừa ở cuối ô. Tất cả các dòng nên cấy xong trong cùng 1 ngày.

- Cấy xong cần vẽ sơ đồ, cắm thẻ đánh dấu từng dòng tránh nhầm lẫn và dễ theo dõi.

3.1.1.2.3-Theo dõi ngoài đồng và thu hoạch:

- Định kỳ theo dõi từ lúc cấy đến lúc thu hoạch, ở bất kỳ dòng nào có cây khác dạng xuất hiện đều phải loại bỏ cả dòng. Nếu nghi cây khác dạng do lẫn cơ giới phải được xác minh cụ thể mới được khử bỏ và phải khử trước khi cây khác dạng đó tung phấn. Trong quá trình theo dõi cũng cần loại bỏ những dòng có khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu với ngoại cảnh, sâu bệnh kém.

- Khi có khoảng 85% trở lên số dòng được chọn đủ tiêu chuẩn, chín cùng lúc thì trước thu hoạch 1-2 ngày mỗi dòng nhổ (hoặc cắt sát gốc) 10 khóm điển hình (lấy ở 2 điểm, mỗi điểm 5 khóm ở hàng thứ 2 và 3) đem về phòng đo đếm các chỉ tiêu.

- Sau đó thu hoạch, tuốt hạt, phơi, làm sạch, cân và tính năng suất (kg/m2) riêng từng dòng, loại bỏ các dòng chín sớm hoặc muộn hơn.

- Lấy ngẫu nhiên mỗi dòng 100 gr, xát vỏ trấu, nếu thấy gạo đỏ thì bỏ cả dòng đó.

3.1.1.2.4-Đo đếm, chọn dòng, hỗn dòng thành hạt siêu nguyên chủng và bảo quản.

- Đo đếm 10 khóm điển hình của từng dòng về chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc hoặc số hạt lép/bông cùng với kết quả về năng suất, tình trạng gạo đỏ, khối lượng 1000 hạt của từng dòng, tính trung bình và ghi vào bảng 2.

Các dòng đạt yêu cầu được chọn để hỗn thành hạt SNC là:

a/ Có chiều cao cây bằng chiều cao trung bình + 1cm

b/ Có thời gian sinh trưởng như nhau

c/ Có chiều dài bông, tổng số hạt/bông, tỷ lệ % hạt chắc, khối lượng 1000 hạt, năng suất bằng và lớn hơn số liệu trung bình của các dòng.

d/ Không có hạt bị nghi gạo đỏ ( trừ các giống có tính trạng gạo đỏ)

- Sau khi hỗn, đóng bao, trong và ngoài bao ghi rõ tên giống (không ghi tên dòng), cấp giống SNC, nơi sản xuất, trọng lượng rồi bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt nguyên chủng cho các vụ sau. Nếu cần số lượng hạt SNC nhiều hơn thì phải chọn số cá thể ở G0 nhiều hơn và tăng số dòng được giữ lại ở G1. Không được duy trì hạt SNC bằng cách nhân trực tiếp ở vụ sau.

Lưu ý:

(1) Nếu số dòng G1 đạt tiêu chuẩn không đủ 85% trở lên so với tổng số dòng được chọn ở G0, chứng tỏ nguồn giống làm vật liệu ban đầu ở G0 không phải là giống thuần, thì các dòng được chọn ở G1 không được hỗn với nhau mà để riêng tiếp tục chọn ở G2 theo Qui trình phục tráng và sản xuất hạt giống SNC đối với các giống chưa thuần (3.1.2).

(2) Để tiếp tục chu kỳ 2, từ ruộng G1 chọn khoảng 300-500 cá thể (khóm), hoặc nhiều hơn trên các dòng tiêu biểu nhất để làm G1 cho chu kỳ 2 (xem sơ đồ1) hoặc từ trên ruộng SNC (coi như ruộng G0) chọn đủ số khóm điển hình để làm G1 cho vụ sau.

3.1.2- Qui trình phục tráng, sản xuất hạt SNC đối với các giống chưa thuần.

Qui trình này áp dụng cho các giống chưa có giống gốc đã thuần, các giống địa phương, giống tiến bộ kỹ thuật, giống mới có triển vọng. Thời gian chọn lọc phục tráng là 3 vụ gồm các bước như sơ đồ 2.

Về cơ bản qui trình kỹ thuật làm mạ, gieo cấy, chăm sóc cũng như các bước chọn cá thể và đánh giá cá thể đã chọn tiến hành giống như phần 3.1.1. Cần lưu ý một số điểm khác sau:

3.1.2.1- Vụ thứ 1 (G0) : Ruộng vật liệu để chọn dòng

- Hạt giống dùng gieo cấy vụ G0 có thể lấy trên ruộng sản xuất đại trà, cũng có thể chọn ngay trên ruộng cấy 1 dảnh sản xuất giống nguyên chủng, xác nhận hay sản xuất đại trà, coi các ruộng này là ruộng G0 trong quá trình phục tráng.

- Số cá thể được chọn ở ruộng G0 cần khoảng 100-150 khóm

- Số cá thể được chọn sau khi đo đếm trong phòng nhiều hay ít là tuỳ thuộc độ thuần của giống và sự am hiểu các tính trạng đặc trưng của giống và trình độ của các cán bộ kỹ thuật.

3.1.2.2- Vụ thứ 2 (G1): So sánh, đánh giá dòng

- Trước thu hoạch 1-2 ngày cần chọn đủ số khóm trên các dòng tiêu biểu để làm G1 cho chu kỳ 2.

- Tất cả các dòng được chọn giữ lại đều phơi, bảo quản riêng từng dòng để gieo cấy vụ sau (G2).

3.1.2.3- Vụ thứ 3 (G2) : So sánh, đánh giá và nhân dòng, hỗn dòng thành hạt SNC

3.1.2.3.1- Ruộng mạ:

- Diện tích: Những dòng được chọn ở G1 thường có từ 2-6 kg hạt giống, nên giữ lại 1/3 hay 1/4 để làm giống dự phòng số còn lại gieo với mật độ 45-100 gr/m2 (tuỳ giống và tuỳ vụ); diện tích mạ của mỗi dòng cần khoảng 30-100m2. Tuỳ số dòng nhiều ít mà chuẩn bị đủ diện tích để gieo mạ và đảm bảo cách ly tốt, tránh nhầm lẫn.

3.1.2.3.2-Ruộng cấy:

Có 2 loại ruộng:

a- Ruộng so sánh: để đánh giá dòng gọi tắt là ruộng so sánh, mỗi dòng cấy 1 ô, mỗi ô cần diện tích 20 đến 50m2.

b- Ruộng nhân dòng: là ruộng để cấy số mạ còn dư lại sau khi cấy ô so sánh

- Nhất thiết phải cấy 1 dảnh, nông tay, cấy theo băng, mật độ giống nhau, khoảng cách giữa các dòng 30-35cm. Cấy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn của các dòng. Cấy xong cần vẽ sơ đồ riêng cho cả 2 loại ruộng trên.

3.1.2.3.3-Theo dõi ngoài đồng và thu hoạch:

- Định kỳ theo dõi trong suốt thời gian sinh trưởng. Chú ý quan sát kỹ các tính trạng đặc trưng: dạng hình và màu sắc của thân, lá, bông, hạt

- Không được khử lẫn, nếu phát hiện có cây khác dạng ở ô so sánh hoặc ở ô nhân đều phải loại bỏ cả dòng. Nếu nghi là lẫn cơ giới phải xác minh cẩn thận, chắc chắn mới được xử lý khử bỏ, trước khi cây đó tung phấn.

 - Căn cứ vào thực tế trên đồng ruộng để chọn các dòng điển hình, có độ thuần cao, chín cùng lúc. Trước thu hoạch 1-2 ngày mỗi dòng định chọn thu 10 khóm điển hình để đo đếm các chỉ tiêu và ghi ở bảng 2.

- Sau đó thu hoạch, tuốt hạt, phơi khô, làm sạch, cân và bảo quản riêng từng dòng của ô so sánh và ô nhân, tính năng suất (kg/ha) ghi vào cột kg/m2 ở bảng 2. Chờ kết quả đo đếm trong phòng mới được hỗn hạt giống của ô so sánh và ô nhân của cùng dòng.

3.1.2.3.4-Đo đếm, đánh giá chọn dòng để hỗn thành hạt SNC:

- Đo đếm các chỉ tiêu và ghi vào bảng 2.

- Các dòng đạt yêu cầu được chọn phải có cùng thời gian chín; chiều cao cây bằng chiều cao trung bình của các dòng + 1 cm; năng suất , chiều dài bông, số hạt và số hạt chắc/bông; khối lượng 1000 hạt bằng và lớn hơn trung bình; gạo trắng. Bảo quản riêng, sau khi có kết quả kiểm nghiệm chất lượng gieo trồng của từng dòng mới được hỗn với nhau thành hạt SNC.

- Hạt SNC được đóng bao thống nhất ngoài và trong bao có nhãn thẻ ghi rõ tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, mã số phiếu kiểm tra chất lượng, khối lượng giống.

Lưu ý:

(1) Đồng thời với chọn các dòng G1 điển hình làm G2 của chu kỳ I, cần chú ý chọn những khóm (cá thể) của những dòng điển hình để làm G1 của chu kỳ II (xem sơ đồ 2)

(2) Cũng có thể lấy hạt SNC làm vật liệu ban đầu và chọn các cá thể (khóm) theo qui trình 3 vụ như trên (3.1.2) hoặc qui trình 2 vụ (3.1.1) tuỳ điều kiện cụ thể của cơ sở.

3.2-QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA NGUYÊN CHỦNG

Hạt giống nguyên chủng phải được sản xuất từ hạt SNC và phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. Hạt nguyên chủng là nguồn cung cấp để sản xuất ra hạt giống xác nhận.

3.2.1-Ruộng mạ

- Ruộng mạ cần chọn chân có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và phòng chống được các điều kiện bất thuận, tốt nhất là chân đất làm màu, vụ trước không cấy lúa.

- Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy, lượng giống gieo đủ cấy cho 1 ha lúa nguyên chủng khoảng 22-30 kg tuỳ giống và tuỳ thời vụ.

- Cần thường xuyên kiểm tra ruộng mạ để khử các cây khác dạng, chủ yếu là quan sát màu sắc gốc cây mạ.

- Các biện pháp kỹ thuật khác như: thời vụ gieo, xử lý hạt giống, làm đất, phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh v.v... áp dụng như đối với giống đó trong sản xuất đại trà của từng địa phương.

3.2.2-Ruộng cấy:

- Chọn khu ruộng có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và phòng chống các điều kiện bất thuận, vùng đất có thể dễ dàng chia lô và cách ly (cách ly với giống khác ít nhất là 3m hoặc trỗ lệch ít nhất là 10 ngày)

- Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, cấy thành băng, mật độ cấy: 50-60 khóm/m2 tuỳ giống; tốt nhất là xúc mạ để cấy, không để mạ bị dập nát, rễ mạ bị ảnh hưởng vì nắng nóng hoặc khô rét.

- Thường xuyên quan sát về hình dạng và màu sắc của thân lá, thìa lìa, bông và hạt để khử bỏ các cây khác dạng.

- Sau khử lẫn lần cuối, trước thu hoạch cần báo cáo cho bộ phận kiểm định để kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa giống.

- Các biện pháp kỹ thuật khác như lượng phân bón và cách bón phân, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh v.v... áp dụng như đối với giống đó trong sản xuất đại trà ở từng vùng. Tuy nhiên cần lưu ý nên bón N nhiều hơn, sớm hơn ở giai đoạn từ cấy đến lúa hồi xanh. Khi lúa bắt đầu đẻ đến trước phân hoá đòng nơi có điều kiện nên rút nước phơi ruộng 2-3 lần để cho lúa đẻ sớm, đẻ khoẻ, tập trung và rễ ăn sâu, bền lá.

3.2.3-Thu hoạch và bảo quản:

- Trước thu hoạch cần kiểm tra cụ thể trên đồng ruộng nhằm tiện việc phân lô, bố trí lao động, thời gian để gặt; bố trí sân phơi, nhà kho để không ảnh hưởng chất lượng giống.

- Sau khi phơi xong, quạt sạch, đóng tịnh bao xếp vào kho theo lô, có lối đi, thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra. Trong và ngoài bao giống phải có nhãn thẻ gho rõ: tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng (kg).

- Báo cho phòng kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm tra chất lượng . Qua kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống được công nhận là giống đạt cấp Nguyên chủng.

- Định kỳ 1-2 tháng kiểm tra tình hình nảy mầm và sâu mọt, 1 tháng trước khi xuất kho cung cấp cho sản xuất phải kiểm tra chất lượng lô giống lần cuối.

Bảng 1: Một số tính trạng đặc trưng của các cá thể ở G0

Đơn vị sản xuất :                                                                                   Ngày gieo:

Tên giống:                                Vụ sản xuất: năm                      Ngày chín:

Thời gian sinh trưởng:

TT

Chiều cao

Chiều dài

Hạt/bông

Ghi chú các tính

 

cây (cm)

bông (cm)

Tổng số

Hạt

chắc

Tỷ lệ chắc

(%)

trạng cần lưu ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TB

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2: Một số tính trạng đặc trưng của các dòng ở G1 và G2

Đơn vị sản xuất :                                                                                   Ngày gieo:

Tên giống:                                Vụ sản xuất: năm                      Ngày chín:

Thời gian sinh trưởng:

Dòng

Chiều

Chiều

Số hạt/bông

KL.1000

Năng

Ghi chú các

số

cao cây (cm)

dài bông (cm)

Tổng số

Hạt

chắc

Tỷ lệ chắc

(%)

hạt

(g)

suất

(kg/m2)

tính trạng cần lưu ý (gạo đỏ...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 - Chiều cao cây: Đo từ gốc sát mặt đất đến chóp bông ( cm), lấy 1 số lẻ

 - Chiều dài bông: Tính từ cổ bông đến chóp bông không kể râu hạt (cm), lấy 1 số lẻ.

 - Tổng số hạt : Gồm tất cả hạt chắc, lép và lửng trên bông

3- Qui trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận

Về phương pháp và các biện pháp kỹ thuật từ gieo mạ đến thu hoạch, bảo quản giống như sản xuất hạt giống nguyên chủng. Cần lưu ý các vấn đề sau:

(1)- Hạt giống dùng để gieo mạ phải là hạt giống nguyên chủng.

(2)- Số dảnh cấy có thể từ 1 đến 3 dảnh/khóm, nếu cấy 1 dảnh càng tốt; mạ cần gieo thưa để có ngạnh trê, sau cấy cần bón sớm, bón tập trung để lúa đẻ khoẻ, dễ khử lẫn, tiết kiệm lượng giống gieo.

(3)- Ruộng giống phải được kiểm định và lô giống phải được kiểm nghiệm về chất lượng giống để xác định đúng cấp giống.

 


Sơ đồ 1: Duy trì và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống gốc

CHU KỲ 1

CHU KỲ 2

 


Vụ thứ 1 (G0) Ruộng vật liệu

 ban đầu

 

 

 

 


 1 2 3 4 5 6 7 n-1 n

Vụ thứ 2 (G1)

 

 

 

 

 


  1 2 3 4 5 n-1 n

 Hạt hỗn SNC  G1

 

 

 

 


Vụ thứ 3 (G2) Nguyên chủng

  Hạt hỗn SNC

 

 

 


G2 Nguyên chủng

 

 

 


Sơ đồ 2: Phục tráng và sản xuất hạt giống SNC từ nguồn giống chưa thuần

CHU KỲ 1

CHU KỲ 2

 


Vụ thứ 1 (G0) Ruộng vật liệu

 ban đầu

 

 

 

 


 1 2 3 4 5 6 7 8 n-1 n

Vụ thứ 2 (G1)

 

 

 

 

 


  1 2 3 4 5 n-1 n

 Vụ thứ 3 (G2) 1 2 3 n G1

 

 

 

 

 


  1 2 3 n

 Hạt hỗn SNC G2

 

 

 


Vụ thứ 4 (G3) Nguyên chủng G3


RUỘNG LÚA GIỐNG
Yêu cầu kỹ thuật
10TCN 396 – 99
Thay thế 10 TCN 69 – 85
Ban hành kèm theo quyết định số : 115/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999

1. Phạm vi áp dụng;

- Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các ruộng sản xuất lúa giống (trừ lúa lai) trên phạm vi cả nước.

- Tiêu chuẩn này thay thế cho 10 TCN 69-85.

- Phương pháp kiểm định ruộng lúa giống áp dụng theo 10TCN 342-98, tiêu chuẩn chất lượng hạt giống lúa theo TCVN 1776-1995.

2. Yêu cầu kỹ thuật :

2.1- Yêu cầu về đất:

Ruộng sản xuất lúa giống phải bố trí trên các chân đất phù hợp, thuận tiện tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không còn sót lúa của vụ trước (lúa chét hay lúa mọc từ hạt rụng).

2.2- Kiểm định ruộng giống:

2.2.1- Số lần kiểm định:

Ruộng lúa giống phải được kiểm định ít nhất 2 lần:

- Lúa trỗ( khoảng 50%).

- Lúa chín (trước thu hoạch).

Trong đó lần thứ 2 do cơ quan có thẩm quyền tiến hành và lập biên bản,làm cơ sở để cấp chứng chỉ chất lượng lô giống.

2.2.2- Tiêu chuẩn ruộng giống:

2.2.2.1- Cách ly: Có thể cách ly không gian hoặc thời gian

 Cách ly không gian: Ruộng lúa giống phải cách các ruộng trồng giống lúa khác ít nhất là 3m đối với cấp nguyên chủng và xác nhận, 20m đối với cấp giống gốc (tác giả & siêu nguyên chủng). Có thể bố trí ruộng sản xuất giống gốc nằm giữa khu vực sản xuất nguyên chủng hay xác nhận của cùng giống đó.

- Cách ly thời gian: Ruộng lúa giống phải có thời gian trỗ lệch so với các giống khác ít nhất là 10 ngày.

2.2.2.2- Tỷ lệ cây khác dạng và cỏ dại:

Ruộng sản xuất lúa giống các cấp ở mỗi lần kiểm định không vượt quá tiêu chuẩn ghi ở bảng 1:

Bảng 1

 Chỉ tiêu

Giống nguyên chủng

Giống xác nhận

1. Cây khác dạng(% số cây hoặc khóm)

0,050

0,25

2. Cỏ dại nguy hại lẫn theo hạt giống(% số cây)*

0,01

0,05

 

* Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa Colona); Cỏ lồng vực nước ( E. crusgalli); Cỏ lồng vực tím (E. glabrescens); Cỏ đuôi phượng (Leplochloa Chinénis); Lúa cỏ (Weedy rice).

3. Phụ lục: Bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của cây lúa

 

 

 

 

PHỤ LỤC

BẢNG MÔ TẢ CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÂY LÚA
( Oriza Sativa L. )

I. PHẠM VI ÁP DỤNG:

 Bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của cây lúa được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu của IRRI, INGER, UPOV (Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế , Màng lưới quốc tế nguồn gen cây Lúa, Hiệp hội Quốc tế Bảo hộ Giống Cây trồng mới), để áp dụng trong việc khảo nghiệm các giống lúa mới, trong kiểm định ruộng lúa giống và kiểm tra trong phòng về hạt khác giống.

II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA:

GIAI ĐOẠN

MÃ SỐ

Nảy mầm

1

Mạ

2

Đẻ nhánh

3

Vươn lóng

4

Làm đòng

5

Trỗ bông

6

Chín sữa

7

Vào chắc

8

Chín

9

 

III BẢNG MÔ TẢ CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG:

TT

Tính trạng

Giai đoạn

Mức độ biểu hiện

Điểm

1.

Lá:

Chiều dài của lá sát dưới lá đòng

4-5

 

Tính bằng cm

 

2

Lá:

Chiều rộng của lá sát dưới lá đòng

4-5

 

Đo chỗ rộng nhất của lá

 

3

Lá:

Màu sắc phiến lá

4-5

Xanh nhạt

xanh

Xanh đậm

3

5

7

4

Lá:

 Sự phân bố của các sắc tố khác

4-5

Không có

ở đỉnh

ở viền lá

có vệt

Toàn bộ lá

1

2

3

4

5

5

Tai lá:

Màu sắc

4-5

Xanh nhạt

Tím

1

2

6

Góc nhánh

(đo góc giữa nhánh mẹ và nhánh con)

Hình vẽ 1

4-5

Thẳng:<300

Trung bình » 450

Mở rộng » 600

Nằm ngang>600

Nằm rạp

1

2

3

4

5

7

Bẹ lá:

Màu sắc gốc bẹ lá

4-5

xanh

Có sọc tím

tím nhạt

tím

 1

2

3

4

8

Lá:

Độ phủ lông của lá sát dưới lá đòng ( dùng tay vuốt ngược lá, đánh giá sự có mặt của lông)

5-6

Không có lông

Trung bình

Nhiều

1

2

3

9

Lá:

Góc độ lá( đo góc giữa lá sát lá đòng và thân chính)

5-6

Đứng

Ngang

Rũ xuống

1

5

9

10

Gốc lá:

 Màu sắc

5-6

Xanh nhạt

Xanh

Tím

1

2

3

11

Thìa lìa:

Độ dài của thìa lìa

5-6

(tính bằng cm từ cổ lá đến đỉnh thìa lìa)

 

12

Thìa lìa:

Màu sắc

5-6

Trắng

Sọctím

Tím

1

2

3

13

Thìa lìa:

Hình dạng ( hình vẽ 2)

5-6

Nhọn đến hơi nhọn

Xẻ đôi

Chóp cụt

1

2

3

14

Thời kỳ làm đòng

(Khi có 50% số cây có đòng)

5-6

Rất sớm

Sớm

Trung bình

Muộn

Rất muộn

1

3

5

7

9

15

Lá đòng:

Góc độ lá đòng( đo góc giữa trục bông và gốc lá đòng)

Hình vẽ 3

5-6

Đứng

Trung bình

Ngang

Rũ xuống

1

3

5

7

16

Khả năng thoát cổ bông:

( hình vẽ 4)

6

Thoát tốt: gốc bông hiện rõ1 đoạn phía trên gối lá đòng

Thoát TB: gốc bông ở phía trên cổ lá đòng.

Thoát không hoàn toàn: Gốc bông thấp hơn cổ lá đòng

Bị ấp bẹ: bông bị ấp một phần hay toàn bộ trong bẹ lá đòng

1

 

 

2

 

3

 

4

17

Số nhánh:

6-7

(Đếm tổng số nhánh hữu hiệu và vô hiệu)

 

18

Chiều cao cây:

(tính bằng cm, đo từ mặt đất đến chóp bông, không kể râu hạt)

7-8

+Lùn:

-vùng trũng< 110cm

-vùng cao < 90cm

+Trung bình:

-Vùngtrũng<110-130cm

- Vùng cao<90-125cm

+Cao:

- Vùng trũng>130cm

-Vùng cao>125cm

 

1

 

 

5

 

 

9

19

Gốc thân:

Màu sắc

7-9

Xanh

Vàng nhạt

Sọc tím

Tím

1

2

3

4

20

Gốc thân:

 Đường kính lóng gốc

7-9

Mảnh

Trung bình

To

1

3

5

21

Bông:

Chiều dài bông

8

 Đo từ cổ bông đến đỉnh bông tính bằng cm

 

22

Bông: Hình vẽ 5

Dạng bông ( Căn cứ vào cách phân gié, góc độ gié với trục chính , mức độ đóng hạt để nhận xét)

8

 

Chụm

Trung bình

Xoè

 

1

5

9

23

Bông:

Độ cong trục bông

7-9

Thẳng đứng

Cong nhiều

1

2

24

Hạt thóc:

Tình trạng có râu đầu hạt

7-9

Không có râu

1 phần hạt có râu ngắn

Toàn bộ hạt có râu ngắn

1 phần hạt có râu dài

Toàn bộ hạt có râu dài

 

0

1

5

7

9

25

Vỏ trấu:

Độ phủ lông trên vỏ

7-9

Nhẵn

 Lông trên sống vỏ trấu

Lông trên đỉnh hạt

Lông ngắn

Lông dài

1

2

3

4

5

26

Gié cấp 2:

Hình vẽ 6

8-9

Không có

Ít

Nhiều

0

1

 

2

 

27

 

Thời gian sinh trưởng

(Khi 80% số hạt trên bông chín)

 

9

Rất sớm

Sớm

Trung bình

Muộn

Rất muộn

 

1

3

5

7

9

28

Bông:

Độ rụng hạt

9

Khó: < 1% hạt rụng

Khó vừa: 1-5%

Trung bình: 6-25%

Dễ rụng hạt: 26-50%

Rất dễ rụng hạt: >505

1

2

3

4

5

29

Vỏ trấu:

 Màu sắc vỏ trấu

9

Trắng

Vàng nhạt

Vàng

Nâu

Đỏ

Tím

Đen

1

2

3

4

5

6

7

30

Mày trên:

Màu sắc

9

Vàng rơm

Vàng

Đỏ

Tím

1

2

3

4

31

Mày trên:

 Chiều dài

9

Không có

Ngắn: <1,5mm

Trung bình: 1,6-2,5mm

Dài: >2,5mm< vỏ trấu

Quá dài: > vỏ trấu

Không cân xứng

0

1

3

5

7

9

32

Dạng hạt thóc:

 Hình vẽ 7

 9

Tròn

Bầu (bán tròn)

Trung bình (bán thoi)

Thon dài (hình thoi)

1

3

5

7

33

Gạo xay:

Chiều dài hạt

9

Ngắn:<5,5mm

Trung bình: 5,51-6,6

Dài: 6,61-7,5mm

Rất dài: >7,5mm

1

3

5

7

34

 

Gạo xay:

màu sắc

9

 

 

 

 

Trắng

Nâu nhạt

Nâu đậm

Đỏ

Tím

1

3

5

7

9

 

35

 

 

Gạo xay:

Dạng hạt (Tỷ lệ D/R)

 

9

 

Tròn:<1

Bầu: 1-2

Trung bình:2,1-3

Thon dài: >3

 

1

3

5

7

36

Gạo xay:

Đ ộ bạc bụng

9

Không

ít (< 10% diện tích hạt)

TB:(11-20% DT hạt)

Nhiều (>20%)

0

1

5

9

 

37

 

Dạng nội nhũ:

 phản ứng với KI-I 1%, gạo cứng có màu nâu, gạo dẻo có màu xanh đen

9

Không dẻo

Dẻo

Trung bình

1

2

3

38

Khối lượng 1000 hạt

(cân hạt ở độ ẩm 13%)

9

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

1

3

5

7

9

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 115/1999/QĐ-BNN-KHCN ban hành tiêu chuẩn ngành về lúa giống 10 TCN 395-99 và 10 TCN 396-99 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 115/1999/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/08/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Ngô Thế Dân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/08/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
File đang được cập nhật