Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 90:1988
QUY PHẠM SỬ DỤNG MÁY KÉO LÀM ĐẤT Ở RUỘNG NƯỚC
1. Quy định chung
1.1. Quy phạm này quy định những biện pháp sử dụng máy kéo làm đất ở ruộng nước nhằm mục đích đảm bảo an toàn, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao…
1.2. Quy phạm này áp dụng cho các loại máy kéo bánh lắp các loại trang bị: bánh lốp, bánh phụ, bánh sắt, bánh lồng, tấm trượt thuyền phao… thuộc các đơn vị quốc doanh, tập thể và tư nhân khi làm đất ở ruộng nước.
1.3. Máy kéo lắp các trang bị, các máy công tác, khi làm đất ở ruộng nước phải:
* Làm nội quy chăm sóc kỹ thuật máy theo quy định làm việc ở ruộng nước.
* Có đầy đủ các trang bị an toàn cần thiết.
1.4. Người sử dụng phải nắm vững quy phạm này mới được sử dụng máy. Học sinh thực tập phải được xe trưởng trực tiếp hướng dẫn và xe trưởng phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn.
2. Nội dung kỹ thuật sử dụng máy kéo làm đất ở ruộng nước
2.1. Địa bàn hoạt động của liên hợp máy:
2.1.1. Địa bàn phải được chuẩn bị tốt về các mặt: đồng ruộng, đường sá, cầu cống, thuỷ lợi v.v…, người lái phải nắm vững địa bàn hoạt động của mình, phải trực tiếp đi kiểm tra và chỉ khi nào đạt yêu cầu mới được cho liên hợp máy hoạt động.
2.1.2. Ruộng cho liên hợp máy hoạt động phải có kích thước tối thiểu: cho máy kéo lớn rộng 25 m dài 150 m; cho máy kéo nhỏ hai bánh rộng 15 m dài 40 m.
Khi cần làm liền thửa, cấm không cho liên hợp máy vượt bờ mà phải san thấp hai đầu bờ ngăn cách đủ cho máy qua lại an toàn. Đánh dấu báo nguy hiểm những nơi lầy thụt, ao chuôm có khả năng sa lầy hoặc đổ máy.
2.1.3. Đường cho liên hợp máy đi lại phải theo yêu cầu: bề rộng mặt đường phải lớn hơn khoảng cách hai bánh máy kéo ít nhất là 0,50 m, mặt đường bằng phẳng, không lầy lội, sụt lở. Đường vòng phải có bán kính vòng đủ rộng cho liên hợp máy chạy an toàn.
* Cầu cống trên đường phải có chiều rộng như mặt đường và chịu được trọng lượng liên hợp máy.
* Lối lên xuống ruộng của liên hợp máy phải san dốc thoải tới mặt ruộng (độ dốc <150) rộng như mặt đường và thẳng góc với bờ ruộng.
2.1.4. Khi các liên hợp máy kéo làm việc, mức nước trong ruộng phải đảm bảo như sau:
* Khi cày, phay 10 - 20 cm
* Khi bừa ngập luống đất cày;
* Khi làm đất bằng bánh lồng:
Lắp bánh lồng 15 - 30 cm.
Lắp thêm tấm trượt, thuyền phao > 30 cm.
2.2. Điều kiện sử dụng các liên hợp máy:
2.2.1. Sử dụng các liên hợp máy phù hợp với từng loại đất, mức bùn và mức nước khác nhau theo các quy trình làm đất đã ban hành.
2.2.2. Trường hợp chưa có các quy trình làm đất, cần phải khảo sát và thử nghiệm cẩn thận, xây dựng quy trình mới được cho liên hợp máy làm việc để bảo đảm và đạt chất lượng, hiệu quả cao.
2.2.3. Ruộng nền yếu, lầy thụt nặng, bùn sâu > 25 cm dùng liên hợp máy kéo làm đất phải có tấm trượt hoặc thuyền phao.
2.2.4. Địa bàn làm đất ruộng nước đặc biệt những ruộng đã có hiện tượng bị phá nền, phải thực hiện chế độ làm đất một vụ dầm, một vụ ải và sử dụng bánh mấu thích hợp cho máy kéo.
2.3. Tháo lắp liên hợp máy:
2.3.1. Tháo lắp liên hợp máy phải:
* Có dụng cụ kê kích bảo đảm an
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4065:1985 về máy kéo và máy nông nghiệp - cơ cấu treo ba điểm, cỡ kích thước và thông số động học
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991 về máy kéo và máy nông nghiệp - Yêu cầu an toàn chung đối với kết cấu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001 (ISO 4254-1: 1989) về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8411-1:2010 về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 1: Ký hiệu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8411-3:2010 về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 3: Ký hiệu cho thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 95:1988 về quy phạm sử dụng công cụ nửa cơ khí và máy cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4065:1985 về máy kéo và máy nông nghiệp - cơ cấu treo ba điểm, cỡ kích thước và thông số động học
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991 về máy kéo và máy nông nghiệp - Yêu cầu an toàn chung đối với kết cấu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001 (ISO 4254-1: 1989) về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8411-1:2010 về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 1: Ký hiệu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8411-3:2010 về máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 3: Ký hiệu cho thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 95:1988 về quy phạm sử dụng công cụ nửa cơ khí và máy cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 90:1988 về quy phạm sử dụng máy kéo làm đất ở ruộng nước
- Số hiệu: 10TCN90:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra