TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 585:2003
Hà nội – 2003
Integrated Stored Insect Management for Bagged Commodities in the South of Vietnam
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng cho việc quản lý tổng hợp côn trùng hại trên hàng nông sản dạng hạt và bột, nguyên liệu thuốc lá, dược liệu và thức ăn gia súc, trong các dạng kho dùng để bảo quản hàng đóng bao trên phạm vi các tỉnh phía Nam từ Ninh thuận trở vào.
Giảm tổn thất nông sản bảo quản trong kho do côn trùng gây ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội.
Trong quy trình này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Quản lý dịch hại tổng hợp là kiểm sóat và duy trì số lượng dịch hại dưới ngưỡng bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp như sinh học, kỹ thuật canh tác, cơ giới, vật lý và hóa học.
3.2. Côn trùng hại kho chủ yếu: là những loài sâu kho, có mật độ và tần suất xuất hiện cao, gây hại có ý nghĩa kinh tế (xem phụ lục 1).
3.3. Côn trùng hại kho thứ yếu: là loại sâu kho gây hại không đáng kể trong điều kiện bảo quản bình thường, thường xuất hiện trên nhiều loại hàng hóa với mật độ thấp hoặc chỉ xuất hiện với mật độ cao trong một giai đoạn nhất định trong năm (xem phụ lục 1).
3.4. Khử trùng xông hơi: là phương pháp diệt trừ các côn trùng gây hại bằng hóa chất độc tồn tại ở dạng hơi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường trong một không gian kín.
3.5. Liều lượng thuốc khử trùng: là lượng thuốc khử trùng tính bằng khối lượng (gam) họat chất, dùng cho 1 đơn vị khối lượng (tấn) hoặc một đơn vị thể tích (m3) vật thể hoặc không gian khử trùng.
3.6. Kiểm tra tổng quát: là hình thức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hàng tuần nhằm đánh giá thực trạng kho, phẩm chất hàng hóa và côn trùng trong kho.
3.7. Kiểm tra chi tiết: là hình thức kiểm tra định kỳ hàng tháng về tình trạng côn trùng hại kho bằng cách lấy mẫu để xác định thành phần, mật độ sâu hại.
4.1. Tập huấn
4.1.1. Đối tượng:
- Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm dịch và bảo vệ thực vật
- Cán bộ quản lý kho
- Công nhân trực tiếp làm công tác bảo quản trong kho.
4.1.2. Nội dung
- Tập huấn tiêu chuẩn và quy trình phòng trừ côn trùng trong kho.
- Sâu hại kho và sự thiệt hại của chúng.
- Lợi ích của việc quản lý phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho.
- Các p
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 281:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật - Trừ côn trùng gây hại trong bảo quản
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 283:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc xông hơi trừ côn trùng gây hại trong kho
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 282:1996 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật vệ sinh kho trừ côn trùng
- 1Quyết định 115/2003/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành Kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:1989 về kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 281:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật - Trừ côn trùng gây hại trong bảo quản
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 283:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc xông hơi trừ côn trùng gây hại trong kho
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 282:1996 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật vệ sinh kho trừ côn trùng
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 585:2003 về quy trình quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao bảo quản trong kho tại các tỉnh miền Nam Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN585:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 15/10/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định