BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2003/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH KIỂM DỊCH THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 8 tháng 8 năm 2002 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-BNN-KHCN, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 1/10/1999 về việc ban hành Quy chế lập, xét duyệt và ban hành Tiêu chuẩn ngành;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Tiêu chuẩn ngành:
10 TCN 582-2003 “Quy trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam”.
10 TCN 583-2003 “Quy trình giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng Kiểm dịch thực vật Việt Nam”.
10 TCN 584-2003 “Quy trình Kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu”.
10 TCN 585-2003 “Quy trình quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao, bảo quản trong kho, tại các tỉnh phía Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 TCN 582- 2003
Qui trình giám định rệp sáp vảy là đối
tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam
Hà Nội – 2003
Qui trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam The procedure of identification for armoured scale insects - Plant Quarantine Pests of Vietnam |
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 . Phạm vi Qui trình này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc
1.2 . Đối tượng
Qui trình này áp dụng cho việc giám định rệp sáp vảy thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 20/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1. Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3937 - 2000 “Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và Định nghĩa”, 1999.
2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731 – 89 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu”, 1989.
3. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 336 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
4. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 337 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
5. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 338 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
Trong Tiêu chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Đối tượng kiểm dịch thực vật là loài sinh vật có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.
3.2 Thực vật là cây và những bộ phận của cây còn sống bao gồm cả hạt giống
3.3 Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.
3.4 Dịch hại thực vật là loài, dòng, dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc tác nhân gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.
3.5 Lô vật thể là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch.
3.6 Mẫu là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.
3.7 Mẫu ban đầu là khối lượng mẫu thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra từ một vị trí trong lô vật thể.
3.8 Mẫu chung là mẫu gộp các mẫu ban đầu.
3.9 Mẫu trung bình là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy từ mẫu chung theo một qui tắc nhất định, dùng để làm mẫu lưu và mẫu phân tích.
3.10 Mẫu phân tích là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được dùng để phân tích rệp sáp vảy trong phòng thí nghiệm.
3.11 Tiêu bản là mẫu vật điển hình tiêu biểu của rệp sáp vảy được dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và bảo tàng.
3.12 Rệp sáp vảy là côn trùng thuộc Họ rệp sáp vảy (Diaspididae), Bộ cánh đều (Homoptera).
3.13 Phần cuối bụng (Pygidium) là những đốt cuối thân của con cái liên kết với nhau hoá cứng tạo thành.
4. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu
4.1. Thu thập mẫu
- Đối với hàng xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731 - 89.
- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo phương pháp của Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224 – 2003.
4.2. Bảo quản mẫu
- Bảo quản khô cắt phần thực vật bị hại có mang theo rệp sáp vảy để trên bông trong phong bì giấy ở điều kiện độ ẩm tương đối không khí nhỏ hơn 70%.
- Bảo quản ướt ngâm bộ phận thực vật bị hại có mang theo rệp sáp vảy trong cồn 70%.
5. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định
Chỉ làm tiêu bản cố định đối với rệp sáp vảy cái trưởng thành. Có hai phương pháp làm tiêu bản cố định đối với rệp sáp vảy:
5.1. Phương pháp 1
- Tách rệp ra khỏi vảy, cho vào dung dịch KOH 10%, đun nóng ở nhiệt độ 90 - 95oC (không sôi) trong 10 phút sau đó vớt ra.
- Chuyển tiêu bản vào nước cất, rửa sạch sáp; nếu còn sáp thì rửa bằng cồn 96%.
- Ngâm tiêu bản vào dung dịch Carbolxylen (gồm 3 phần Xylen 1 phần Carbolic tinh thể).
- Ngâm tiêu bản vào hỗn hợp gồm 20% Axít Acetic 80% cồn 50%, sau đó vớt ra để 3 -5 phút.
- Nhuộm màu tiêu bản trong hỗn hợp 0,5gam Axít Fuchsine 25ml HCl 10% 300ml nước cất trong 1 giờ.
- Vớt tiêu bản ra, rửa thuốc nhuộm bằng cồn 96% trong 2 - 3 phút, sau đó rửa bằng cồn tuyệt đối.
- Chuyển tiêu bản vào dầu đinh hương(Clove oil) trong 20 phút.
- Cố định tiêu bản bằng keo Canada.
5.2. Phương pháp 2
- Tách rệp ra khỏi vảy.
Đối với mẫu sống dùng kim cắm côn trùng làm thủng một lỗ ở phía đầu cơ thể, ngâm mẫu rệp trong cồn 70% trong 10 - 15 phút.
Đối với mẫu khô ngâm mẫu rệp trong dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH 10%) trong 24 giờ hoặc đun cách thuỷ trong 30 phút.
- Rửa sạch mẫu trong dung dịch kiềm nóng trên.
- Rửa lại mẫu bằng nước cất.
- Ngâm mẫu trong cồn 70% trong 10 - 15 phút.
- Nhuộm mẫu bằng Axit Fuchsine (bão hoà trong cồn 96o) trong 2 giờ.
- Vớt mẫu ra và chuyển mẫu vào ngâm trong cồn 96% trong 10 - 15 phút.
- Vớt mẫu ra và đặt vào giọt dầu đinh hương trên lam kính, để 30 phút.
- Hút dầu ra bằng giấy lọc.
- Cố định tiêu bản bằng keo Canada.
6.1. Mẫu rệp trưởng thành chưa làm tiêu bản:
- Quan sát trên kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 40 - 70 lần các chỉ tiêu sau.
- Hình dạng và đo kích thước của rệp đực và cái.
- Hình dạng vảy, số đốt bàn chân, đốt râu và hình dạng râu của rệp đực và cái.
- Phần phụ miệng, bụng và vùng hậu môn.
6.2. Mẫu tiêu bản cố định: Quan sát trên kính hiển vi các chỉ tiêu sau.
- Lỗ thở ở bụng, lỗ hậu môn phía cuối bụng (ở mặt lưng), lỗ sinh dục ở cuối bụng (mặt bụng).
- Các mấu lồi “L”, các khe, gai và các tuyến hình trụ, hình đĩa của phần cuối bụng (pygidium).
Rệp sáp dâu Pseudaulacaspis pentagona Targioni và rệp sáp vảy ốc đen Quadraspidiotus perniciosus Comstock được trình bày ở phụ lục 1.
8. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo
Sau khi khẳng định kết quả giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đơn vị giám định phải báo cáo Cục Bảo vệ thực vật (kèm phiếu kết quả giám định), đồng thời gửi tiêu bản hoặc mẫu rệp về Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm KDTV để phúc tra.
Đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được rệp sáp vảy là đối tượng KDTV của Việt Nam phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm KDTV để thẩm định trước khi ra quyết định công bố dịch và xử lý.
Đơn vị giám định phải lưu mẫu trong thời hạn ít nhất là 3 tháng để giải quyết khiếu nại kết quả giám định (nếu có).
Mẫu phiếu kết quả giám định như phụ lục 2 kèm theo.
KT. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng : Đã ký
1. Đặc điểm nhận dạng rệp sáp dâu Pseudaulacaspis pentagona Targioni - đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm II của Việt Nam.
1.1. Vảy rệp cái: Dài 2 mm - 2,5 mm, hình tròn, hơi lồi, màu trắng xám giống vỏ cây. Xác tuổi 1 nằm phía trước và hơi lệch sang một bên.
1.2. Rệp cái:
- Màu vàng da cam hoặc hơi đỏ, thân dài gần 1 mm, hình quả lê dẹt, ngực rộng, bụng chia đốt, bên cạnh lồi ra như múi.
- Cơ thể không chia thành đầu, ngực, bụng rõ ràng.
- Râu đầu thoái hoá chỉ còn mấu lồi, không có cánh, không mắt, vòi rất dài và không có chân. Cơ thể được bao phủ bằng vảy cứng dễ tách khỏi cơ thể. Xung quanh lỗ thở trước ở mặt bụng của đốt ngực thứ nhất có 18 tuyến đĩa.
- Phần cuối bụng “Pygidium” rộng, thuỳ giữa (L1) rất phát triển, đỉnh lượn tròn, rìa có răng cưa. Gờ phía trên của tuyến gai ở mặt bụng rất phát triển. Thuỳ bên (L2) nhỏ hơn (L1), đỉnh nhọn hoặc tròn chia làm hai múi. Thuỳ (L3) chia hai múi bằng nhau.
- Các tuyến gai bên ở đốt thứ 5 nằm tách biệt nhau. Đỉnh của những tuyến gai này phân thành 2 hoặc 3 gai nhỏ. Từ mép ngoài vào trong của pygidium, các tuyến hình trụ lớn và rõ hơn ở đốt thứ 5 và giảm dần đến đốt thứ 2. ở đốt ngực trước và đốt ngực cuối có một vài tuyến gai và tuyến ống.
- Lỗ hậu môn nằm ở mặt lưng và giữa của pygidium, phần cuối của pygidium hoá cứng. Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng và cuối của pygidium, xung quanh có 5 nhóm tuyến hình đĩa.
|
L3 L2 L1 L3 L2 L1
Hình 1. Phần cuối bụng (Pygidium) của rệp sáp dâu Pseudaulacaspis pentagona Targioni
1.3. Vảy rệp đực: Dài 0,8 - 1 mm, hai bờ bên song song, trên vảy có 3 rãnh dọc khá rõ, màu trắng xám, xác tuổi 1 ở phía đỉnh màu vàng da cam.
1.4. Rệp đực:
- Hình thoi, dài 0,6 - 0,7 mm, màu đỏ da cam, mắt kép màu đen.
- Râu đầu hình sợi chỉ có 10 đốt, dài bằng thân. Bàn chân một đốt và có một móng đơn.
- Một đôi cánh rộng, màu trắng xám, dài hơn thân.
- Bụng dài, gai sinh dục dài bằng 1/3 thân.
1.5. ấu trùng: Màu vàng đến đỏ da cam, thân dẹt, tuổi 1 có chân phát triển. Tuổi 2 có hình dáng giống rệp cái, không có mắt, chân và râu.
2. Đặc điểm nhận dạng của rệp sáp vảy ốc đen Quadraspidiotus perniciosus Comstock - đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.
2.1. Vảy rệp cái: Đường kính 1,5 – 2 mm, hình tròn, màu xám, phía giữa vảy màu xám hơn. Màu sắc, hình dạng và kích thước vảy thay đổi theo ký chủ.
2.2. Rệp cái:
- Cơ thể được bao phủ bằng vảy cứng dễ tách khỏi cơ thể.
- Hình tròn, màu vàng chanh, không mắt, không râu, không cánh và không chân.
- Cơ thể không chia thành đầu, ngực, bụng rõ ràng.
- Vòi dài gấp 3 chiều dài thân.
- Hai đôi lỗ thở ở ngực trước và sau. Bên cạnh lỗ thở có một số tuyến.
- Lỗ hậu môn ở phía cuối bụng trên mặt lưng và 1/3 của pygidium tính từ trên xuống.
- Lỗ sinh dục phía cuối bụng trên mặt bụng xung quanh không có các tuyến.
- Phần cuối bụng “Pygidium” có 02 thuỳ (L1 và L2) rất phát triển, L1 lớn hơn L2, đỉnh của thuỳ lượn tròn. Mặt lưng của thuỳ L1 có 2 chấm lõm. Mặt bụng của thuỳ L2 có chấm lõm rất rõ. Thuỳ L3 không rõ ràng, gồm 3 gai nhỏ giống hình răng lược.
- Các tuyến gai bên ở đốt bụng thứ 5 chia thành các mấu gai nhỏ hơn hình răng lược. Hai tuyến gai phía trên chia thành 02 gai nhỏ, tuyến phía dưới chia thành 06 gai nhỏ. Đỉnh của pygidium có gờ cụt. Các răng lược phía ngoài to hơn phía trong.
|
|
|
|
Hình 2. Phần cuối bụng (Pygidium) của rệp sáp vảy ốc đen Quadraspidiotus perniciosus Comstock
2.3. Vảy rệp đực
- Hình ô van, kích thước 1 x 0,6 mm, màu sắc gần giống vảy rệp cái.
2.4. Rệp đực
- Cơ thể chia 3 phần đầu, ngực, bụng rõ ràng.
- Hình thoi, dài 0,5 – 1 mm, màu da cam.
- Râu đầu 10 đốt, 3 đôi chân, bàn chân 1 đốt có một móng đơn, cánh phát triển, vòi thoái hoá.
Lưu ý:
Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện được một cá thể rệp cái có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Pseudaulacaspis pentagona Targioni hoặc Quadraspidiotus perniciosus Comstock (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được rệp sáp vảy Pseudaulacaspis pentagona hoặc Quadraspidiotus perniciosus Comstock).
Phụ lục 2
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................., ngày... tháng ... năm 200...
rệp sáp vảy là đối tượng KDTV của Việt Nam
1. Tên lô hàng hoặc cây trồng:
2. Nước xuất khẩu hoặc địa điểm gieo trồng trong nước:
3. Nước xuất xứ:
4. Phương tiện vận chuyển: Khối lượng:
5. Địa điểm lấy mẫu:
6. Ngày lấy mẫu:
7. Người lấy mẫu:
8. Tình trạng mẫu hoặc cây trồng bị hại:
9. Ký hiệu mẫu:
10. Số mẫu lưu:
11. Người giám định:
12. Phương pháp giám định: Theo Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 582 - 2003 “Qui trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam”
13. Kết quả giám định:
Tên khoa học:
Họ: Diaspididae
Bộ: Homoptera
Là đối tượng KDTV nhóm .... thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
thủ trưởng Đơn vị Trưởng phòng kỹ thuật
(Ký tên đóng dấu) (hoặc người giám định)
1. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nước số 11/2001/LCTN ngày 08 tháng 08 năm 2001.
2. Điều lệ về kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 06 năm 2002.
Đường Hồng Dật - Chủ biên (1996)
3. Từ điển bách khoa Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Viện Bảo vệ thực vật (1997)
Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. Hill, D. S. (1983)
Agricultural Insects of the Tropical and their Control, Cambridge University.
6. Smith, I. M. (EPPD); McNamara, D. G. (EPPD); Scott, P. R. (CABI); Holderness, M. (CABI) (1997)
Quarantine Pest for Europe, CAB International, Cambridge University.
7. Williams, D. J. and Watson, G. W. (1998)
The Scale insects of the Tropical South Pacific Region, part 1, The Armoured scales (Diaspididae), C.A.B International, Cambrian New Ltd, Aberystwyth - UK.
8. European and Mediterranean Plant Protection Organization (1979)
Data Sheet on Quarantine Organisms, Paris 1, rue Le Nôtre.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 TCN 583-2003
Qui trình giám định tuyến trùng bào nang
là đối tượng Kiểm dịch thực vật
Hà Nội – 2003
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 583 - 2003
Qui trình giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam The procedure of identification for cyst Nematodes - Plant Quarantine Pests of Vietnam
|
1. 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 Phạm vi
Quy trình này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
1.2 Đối tượng
Quy trình này áp dụng cho việc giám định tuyến trùng bào nang thuộc danh mục đối tượng KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 20/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731 - 89 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu”, 1989.
2. Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3937 - 2000 “Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và Định nghĩa”, 1999.
3. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 336 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
4. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 336 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
5. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 336 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.
Trong tiêu chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Đối tượng kiểm dịch thực vật là loài sinh vật có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.
3.2 Thực vật là cây và những bộ phận của cây còn sống bao gồm cả hạt giống.
3.3 Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.
3.4 Dịch hại thực vật là loài, dòng, dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc tác nhân gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.
3.5 Lô vật thể là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch.
3.6 Mẫu là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.
3.7 Mẫu ban đầu là khối lượng mẫu thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra từ một vị trí trong lô vật thể.
3.8 Mẫu chung là mẫu gộp các mẫu ban đầu.
3.9 Mẫu trung bình là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy từ mẫu chung theo một qui tắc nhất định, dùng để làm mẫu lưu và mẫu phân tích.
3.10 Mẫu phân tích là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được dùng để phân tích tuyến trùng trong phòng thí nghiệm.
3.11 Tiêu bản là mẫu vật điển hình tiêu biểu của tuyến trùng bào nang được dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và bảo tàng.
3.12 Tuyến trùng bào nang là loài tuyến trùng ký sinh thuộc Họ phụ Heteroderinae, Họ Heteroderidae, Bộ Tylenchida. Trong quá trình phát triển, tuyến trùng cái phình to dần thành hình cầu, hình quả lê hoặc hình hạt chanh. Đẻ trứng ngay trong cơ thể, đến thời điểm nhất định, tuyến trùng cái chết trở thành bào nang bảo vệ trứng trước tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh.
4. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu
4.1 Thu thập mẫu
- Đối với thực vật, sản phẩm thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731 - 89: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu.
- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo Phương pháp của Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 224 - 2003.
4.2 Bảo quản mẫu
- Mẫu rễ và củ thu được để trong các túi polyethylen bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5 - 10oC hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Mẫu đất thu được để khô tự nhiên ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc sấy ở nhiệt độ 35 - 40oC cho đến khi đất khô để bào nang dễ dàng tách rời khỏi đất.
5. Phương pháp tách lọc tuyến trùng và làm tiêu bản giám định
5.1. Tách tuyến trùng bào nang ra khỏi đất và rễ
5.1.1. Tách tuyến trùng bào nang ra khỏi đất: Có ba phương pháp tách lọc tuyến trùng ra khỏi đất.
5.1.1.1. Lọc qua giấy Buhr: khối lượng mẫu đất từ 5 - 100gam.
- Cho đất vào cốc chứa 0,5 lít nước, cho thêm vào 3 - 5 giọt dung dịch kiềm bão hoà (NaOH hoặc KOH), khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp dịch qua rây có đường kính mắt lỗ 2mm để lọc đá, rác.
- Lấy giấy lọc cuốn xung quanh mặt trong của cốc thuỷ tinh sao cho hai mép giấy chồng lên nhau 1 cm, đổ dịch lọc vào rồi khuấy đều theo một chiều trong 3 phút sau đó dừng lại cho bào nang bám vào mép trên giấy lọc.
- Lấy giấy lọc ra và quan sát trực tiếp bào nang hoặc rửa giấy lọc vào một cốc nước sạch rồi đổ nước đó lên rây có đường kính mắt lỗ 0,05 - 0,1 mm, quan sát bằng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 10 lần (10 X).
5.1.1.2. Dùng dung dịch NaCl: khối lượng mẫu đất từ 10 - 100gam.
- Pha dung dịch NaCl ở nồng độ 10%.
- Cho đất vào dung dịch NaCl trên, khuấy đều cho bào nang nổi lên.
- Đổ hỗn hợp dịch nói trên qua rây có đường kính mắt lỗ 2mm để lọc đá, rác.
- Đổ hỗn hợp dịch trên qua rây có đường kính mắt lỗ 0,05 - 0,1 mm để giữ lại bào nang.
- Quan sát bào nang thu được bằng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 10 lần (10X).
5.1.1.3. Dùng bình lọc Fenwick (hình 1): khối lượng mẫu đất từ 100 - 250 gam.
- Đổ đất vào rây có đường kính mắt lỗ 2mm, xối nước trực tiếp vào đất để đất tan vào bình cho đến khi lượng nước gần đầy bình, loại bỏ phần cặn trên rây.
- Mở vòi bình lọc với tốc độ chảy vừa phải sao cho các hạt đất tiếp tục chìm xuống còn bào nang nổi lên trên mặt nước và tràn qua miệng bình theo một máng dẫn xuống rây thu bào nang có đường kính mắt lỗ 0,05 - 0,1 mm phía dưới.
- Hong khô rây thu bào nang rồi quan sát và đếm.
Hình 1. Bình Fenwick để tách bào nang trong đất
Ghi chú: 1. Mẫu đất giám định 6. Máng thu bào nang
2. Phễu lọc 7. Đường ra của máng thu bào nang
3. Bình lọc 8. Rây thu bào nang
4. Đáy phễu lọc 9. Đáy bình lọc
5. Vòi nước 10. Vòi bình
5.1.2. Tách tuyến trùng bào nang ra khỏi rễ:
- Rửa rễ dưới vòi nước, thu phần nước rửa và lọc qua rây có đường kính mắt lỗ 0.05 - 0,1 mm. Hong khô rây và đưa lên kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 40 - 70 lần để quan sát và đếm bào nang.
- Cắt rễ đã rửa, ngâm trong đĩa petri có chứa nước. Sau 24giờ, đưa đĩa petri lên kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 40 - 70 lần để quan sát bào nang tuyến trùng.
5.2. Làm tiêu bản lỗ hậu môn của tuyến trùng:
- Ngâm tuyến trùng bào nang đã tách lọc trong nước 24giờ.
- Vớt ra, quan sát dưới kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 40 - 70 lần và dùng dao lam cắt lấy phần thân có hậu môn (xem hình 2).
|
|
Hình 2. Cách cắt tiêu bản phần thân có hậu môn
- Đặt phần thân có hậu môn lên lam kính, nhỏ vài giọt glyxerin để quan sát dưới kính hiển vi.
Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi các chỉ tiêu sau
- Hình dạng và đo chiều dài kim hút, đếm số vòng ở vùng môi, quan sát gai giao hợp và đuôi của tuyến trùng đực.
- Hình dạng và đo kích thước của tuyến trùng cái.
- Hình dạng và đo kích thước trứng.
- Màu sắc, nếp nhăn hoặc các đường vân, vị trí lỗ sinh dục của bào nang.
- Đặc điểm lỗ hậu môn.
7. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của tuyến trùng bào nang ánh vàng khoai tây Heterodera rostochiensis Wollenweber và tuyến trùng bào nang khoai tây Heterodera pallida Stone được trình bày ở phụ lục 1.
8. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo
Sau khi khẳng định kết quả giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đơn vị giám định phải báo cáo Cục Bảo vệ thực vật (kèm phiếu kết quả giám định), đồng thời gửi tiêu bản hoặc mẫu tuyến trùng bào nang về Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm KDTV để phúc tra .
Đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được tuyến trùng bào nang là đối tượng KDTV của Việt Nam phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm KDTV để thẩm định trước khi ra quyết định công bố dịch và xử lý.
Đơn vị giám định phải lưu mẫu trong thời hạn ít nhất là 3 tháng để giải quyết khiếu nại kết quả giám định (nếu có).
Mẫu phiếu kết quả giám định như phụ lục 2.
KT. Bộ TRƯởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký
1. Đặc điểm nhận dạng tuyến trùng bào nang ánh vàng khoai tây Heterodera rostochiensis Wollenweber - Đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.
- Con cái: Hình cầu, đường kính 0,5 - 0,8 mm
- Trứng: Hình bầu dục dài, kích thước 102 x 42 m
- Bào nang: Hình cầu, màu nâu đỏ, nhỏ như đầu đinh ghim, trên bề mặt có những đường vân do những chấm con hợp lại. Lỗ sinh dục và lỗ hậu môn bé. Lỗ sinh dục nằm trên một giao điểm của các đường vân tạo thành hình chữ V (nhìn như mảnh vòng cung).
- Con đực: Hình giun, dài 1mm, kim hút khỏe, dài 27 - 28 m. Gốc chân kim hút nhỏ và tròn (hình 3). Đầu tuyến trùng thuôn múp, vùng môi có 6 - 8 vòng, có gai giao hợp, đuôi tròn ngắn.
2. Đặc điểm nhận dạng tuyến trùng bào nang khoai tây Heterodera pallida Stone - Đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.
- Con cái hình cầu, đường kính 0,5 - 0,8 mm
- Trứng hình bầu dục dài, kích thước 102 x 42 m
- Bào nang hình cầu, màu nâu, nhỏ như đầu đinh ghim, trên bề mặt có những đường vân do những chấm con hợp lại. Lỗ sinh dục và lỗ hậu môn bé. Lỗ sinh dục nằm trên một giao điểm của các đường vân không tạo thành hình chữ V.
- Con đực hình giun, dài 1mm, kim hút khỏe, dài 27 - 28 m. Gốc chân kim hút to, thô và nhô về phía trước (hình 3). Đầu tuyến trùng thuôn múp, vùng môi có 6 – 8 vòng, có gai giao hợp, đuôi tròn ngắn.
|
|
|
Heterodera pallida Stone Heterodera rostochiensis Wollenweber
Hình 3: Hình dạng kim hút của tuyến trùng bào nang
Heterodera rostochiensis Wollenweber và Heterodera pallida Stone
Lưu ý: Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n = 30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện được một cá thể tuyến
trùng cái có các đặc điểm nhận dạng như trên cho phép kết luận là loài Heterodera rostochiensis Wollenweber hoặc Heterodera pallida Stone (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được tuyến trùng Heterodera rostochiensis Wollenweber hoặc Heterodera pallida Stone).
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 2
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
................., ngày... tháng ... năm 200...
tuyến trùng bào nang là đối tượng KDTV của Việt Nam
1. Tên lô hàng hoặc cây trồng:
2. Nước xuất khẩu hoặc địa điểm gieo trồng trong nước:
3. Nước xuất xứ:
4. Phương tiện vận chuyển: Khối lượng:
5. Địa điểm lấy mẫu:
6. Ngày lấy mẫu:
7. Người lấy mẫu:
8. Tình trạng mẫu hoặc cây trồng bị hại:
9. Ký hiệu mẫu:
10. Số mẫu lưu:
11. Người giám định:
12. Phương pháp giám định: Theo tiêu chuẩn ngành số 10 TCN - 2003 “Quy trình giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam”
13. Kết quả giám định:
Tên khoa học:
Họ: Heteroderidae
Bộ: Tylenchida
Là đối tượng KDTV nhóm .... thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
thủ trưởng Đơn vị Trưởng phòng kỹ thuật
(Ký tên đóng dấu) (hoặc người giám định)
1. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nước số 11/2001/LCTN ngày 08 tháng 08 năm 2001.
2. Điều lệ về kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 06 năm 2002.
3. Đường Hồng Dật - Chủ biên (1996)
Từ điển bách khoa Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Viện Bảo vệ thực vật (1997)
Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. Gooch , P.S; Siddiqui, M.R., Sheila, W., Mary Franklin (1973)
C.I.H. Desriptions of Plant – parasitic Nematodes, Commonwealth Institute of Helminthology st. Albans herts, England.
6. William, R. N. (1991)
Manual of Agricultural Nematology, E., Marcel Deker, Inc., New York.
7. Decker, H.H. (1969)
Phytonematologie - Biologie und Bekọmpfung Planzenparasitọrer Nematoden,Deutschcr Landwirtschaftsverlag - Berlin.
TIÊU CHUẩN NGàNH 10TCN 584 - 2003
Kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩuThe quarantine procedure for imported natural enemy insects |
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 Phạm vi
Qui trình này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
1.2 Đối tượng
Qui trình này áp dụng cho việc kiểm tra côn trùng thiên địch nhập khẩu vào Việt Nam.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937: 2000” Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa”, 1999.
Trong tiêu chuẩn nàymột số định nghĩa và thuật ngữ được hiểu như sau:
3.1. Côn trùng thiên địch là côn trùng có tác dụng hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.
3.2. Côn trùng bắt mồi là một loài côn trùng săn bắt và ăn thịt các côn trùng khác (con mồi).
3.3. Côn trùng ký sinh là côn trùng sống bên trên hoặc bên trong một loài côn trùng khác lớn hơn, thông thường vật ký sinh sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành các pha phát dục.
3.4. Giấy phép nhập khẩu côn trùng thiên địch là văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu côn trùng thiên địch theo quy định.
3.5. Kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu là việc giữ lại các côn trùng thiên địch nhập khẩu để theo dõi hoặc kiểm tra kỹ hơn theo quy định về Kiểm dịch thực vật.
3.6. Ký sinh là sinh vật sống bên trên hoặc bên trong cơ thể của một sinh vật khác (ký chủ), lấy dinh dưỡng của ký chủ làm thức ăn và làm cho ký chủ bị suy yếu hoặc bị chết.
3.7. Ký chủ là sinh vật bị các sinh vật khác ký sinh.
3.8. Ký sinh bậc hai là sinh vật ký sinh mà ký chủ của nó là một sinh vật ký sinh khác.
3.9. Côn trùng ngoại lai là côn trùng có xuất xứ ở ngoài một quốc gia hay ngoài một vùng sinh thái.
3.10. Nhập khẩu côn trùng thiên địch là du nhập loài côn trùng vào trong nước để thực hiện biện pháp sinh học.
3.11. Tác nhân gây bệnh là vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho côn trùng.
3.12. Thả côn trùng thiên địch là việc giải phóng có chủ định một côn trùng thiên địch vào môi trường.
3.13. Khả năng chuyên tính là thuật ngữ xác định phổ ký chủ của tác nhân phòng trừ sinh học.
3.14. Chuyên tính là một loài côn trùng thiên địch chỉ phát triển trên một loài hoặc một dòng ký chủ (đơn thực)
3.15. Không chuyên tính là một loài côn trùng thiên địch có thể phát triển trên nhiều loại ký chủ hoặc trên một nhóm nhiều loài ký chủ khác nhau (đa thực).
4.1. Yêu cầu về hồ sơ giấy tờ
Côn trùng thiên địch nhập khẩu phải có:
Giấy phép nhập khẩu;
Giấy chứng nhận Kiểm dịch do cơ quan Kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
Giấy đăng ký KDTV(theo mẫu tại Quyết định số 82/2002/QĐ-BNN )
Một bộ hồ sơ giấy tờ kèm theo trong đó có các thông tin: Tên khoa học của côn trùng nhập khẩu, xuất xứ, phân bố địa lý, khả năng chuyên tính, sinh thái học, phạm vi ký chủ, đặc điểm sinh vật học, phương pháp được sử dụng để định loại côn trùng thiên địch, mối quan hệ giữa côn trùng thiên địch và loại sinh vật gây hại định phòng trừ (ví dụ: đó là ký sinh, bắt mồi hay là côn trùng ăn cỏ dại...), đánh giá tác động đến môi trường, các loại ký sinh, và tác nhân gây bệnh cho côn trùng thiên địch nhập khẩu cũng như phương pháp phát hiện, giám định và phương pháp loại bỏ chúng.
4.2. Yêu cầu về điều kiện cách ly
4.2.1. đảm bảo không để côn trùng thiên địch lọt ra khỏi nơi lưu giữ để nuôi và kiểm tra. Yêu cầu cách ly phụ thuộc vào đặc điểm của côn trùng thiên địch.
4.2.2. Phòng nuôi, giữ côn trùng cần lắp đặt hệ thống cửa đôi màu đen và bố trí các bẫy ánh sáng phù hợp ở giữa ngăn cửa đôi. Cánh cửa, cửa sổ hệ thống thông gió và hệ thống thoát nước phải được thiết kế chống côn trùng thoát ra.
4.3. Yêu cầu về thời gian kiểm tra ít nhất là qua một thế hệ.
4.4. Yêu cầu về độ thuần
Côn trùng thiên địch nhập khẩu phải đảm bảo thuần khiết không bị lẫn tạp, không có ký sinh bậc hai, không mang tác nhân gây bệnh.
5.1. Kiểm tra tại cửa khẩu
5.1.1. Khi lô hàng đến cửa khẩu đầu tiên, chủ hàng phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ đã nêu ở mục 3.1.
5.1.2. Cán bộ kiểm dịch kiểm tra hồ sơ giấy tờ và tình trạng bên ngoài lô hàng.
5.1.3. Khi lô hàng đáp ứng các quy định pháp luật trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, lô hàng được phép chuyển về cơ sở cách li đã được ghi rõ trong giấy phép nhập khẩu để thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.
5.2. Kiểm tra côn trùng thiên địch nhập khẩu tại cơ sở cách ly
5.2.1. Kiểm tra độ thuần
5.2.1.1. Kiểm tra tất cả các côn trùng thiên địch nhập khẩu và loại bỏ các cá thể khác loại lẫn vào.
5.2.1.2. Kiểm tra thường xuyên các lồng nuôi, khi phát hiện côn trùng bị chết hoặc có hiện tượng bất thường thì tiến hành các phương pháp kiểm tra chuyên sâu cần thiết để xác định nguyên nhân. Nếu phát hiện thấy có ký sinh bậc hai hay tác nhân gây bệnh thì phải tiêu huỷ toàn bộ côn trùng bị tạp nhiễm.
5.2.2. Kiểm tra khả năng chuyên tính của côn trùng thiên địch nhập khẩu
5.2.2.1. Các côn trùng ăn cỏ dại
Nhốt chúng với từng loại thức ăn riêng rẽ (bắt đầu từ loại dịch hại mà loại côn trùng có ích được dự định sử dụng để phòng trừ đến các loài có họ hàng gần với loại dịch hại đó, các cây trồng có giá trị kinh tế, các loại cây cảnh) đến khi không xảy ra hiện tượng ăn hoặc đẻ trứng của côn trùng thiên địch. Nếu côn trùng lựa chọn thức ăn thì tiếp tục nuôi côn trùng với loại thức ăn đó và theo dõi côn trùng về khả năng và tỷ lệ hoàn thành vòng đời.
5.2.2.2. Các côn trùng ký sinh và bắt mồi
a/ Côn trùng bắt mồi
Nhốt côn trùng bắt mồi với từng loại con mồi riêng rẽ (bắt đầu từ loại dịch hại mà loại côn trùng thiên địch được dự định sử dụng để phòng trừ cho đến các loài có họ hàng gần với loại dịch hại đó, các côn trùng thiên địch bản địa tới khi không xảy ra hiện tượng bắt mồi của côn trùng thiên địch). Nếu côn trùng lựa chọn loại thức ăn nào thì tiếp tục nuôi bằng loại thức ăn đó cho tới khi côn trùng hoàn thành vòng đời hoặc bị chết.
b/ Côn trùng ký sinh
Thả côn trùng thiên địch vào các lồng có các ký chủ, các côn trùng có quan hệ gần gũi với ký chủ để kiểm tra khả năng đẻ trứng của côn trùng thiên địch.
Sau khi kiểm tra, nếu côn trùng thiên địch nhập nội thuần khiết, chuyên tính, không mang ký sinh hoặc ký sinh bậc hai, không mang tác nhân gây bệnh thì được cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học.
kt. Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng : Đã ký
Tài liệu tham khảo
1. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 11/2001/LCTN.
2. Qui định về Kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu – Ban hành theo Quyết định số 89 /2002/QĐ-BNN ngày8 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Điều lệ về Kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật- Tập 1 : Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng; Viện Bảo vệ thực vật-1997.
5. Code of conduct for the import and release of exotic biological control agents; 1996.FAO, Rome.
6. Guidelines on the registration of biological pest control agents, 1988. FAO, Rome.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tiêu chuẩn ngành
quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao
bảo quản trong kho tại các tỉnh miền nam Việt Nam
Hà nội – 2003
-Tiêu Chuẩn Ngành 10TCN 585 - 2003
Quy trình
quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao,
bảo quản trong kho, tại các tỉnh miền nam Việt Nam
Integrated Stored Insect Management for Bagged Commodities
in the South of Vietnam
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng cho việc quản lý tổng hợp côn trùng hại trên hàng nông sản dạng hạt và bột, nguyên liệu thuốc lá, dược liệu và thức ăn gia súc, trong các dạng kho dùng để bảo quản hàng đóng bao trên phạm vi các tỉnh phía Nam từ Ninh thuận trở vào.
Giảm tổn thất nông sản bảo quản trong kho do côn trùng gây ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội.
Trong quy trình này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Quản lý dịch hại tổng hợp là kiểm sóat và duy trì số lượng dịch hại dưới ngưỡng bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp như sinh học, kỹ thuật canh tác, cơ giới, vật lý và hóa học.
3.2. Côn trùng hại kho chủ yếu: là những loài sâu kho, có mật độ và tần suất xuất hiện cao, gây hại có ý nghĩa kinh tế (xem phụ lục 1).
3.3. Côn trùng hại kho thứ yếu: là loại sâu kho gây hại không đáng kể trong điều kiện bảo quản bình thường, thường xuất hiện trên nhiều loại hàng hóa với mật độ thấp hoặc chỉ xuất hiện với mật độ cao trong một giai đoạn nhất định trong năm (xem phụ lục 1).
3.4. Khử trùng xông hơi: là phương pháp diệt trừ các côn trùng gây hại bằng hóa chất độc tồn tại ở dạng hơi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường trong một không gian kín.
3.5. Liều lượng thuốc khử trùng: là lượng thuốc khử trùng tính bằng khối lượng (gam) họat chất, dùng cho 1 đơn vị khối lượng (tấn) hoặc một đơn vị thể tích (m3) vật thể hoặc không gian khử trùng.
3.6. Kiểm tra tổng quát: là hình thức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hàng tuần nhằm đánh giá thực trạng kho, phẩm chất hàng hóa và côn trùng trong kho.
3.7. Kiểm tra chi tiết: là hình thức kiểm tra định kỳ hàng tháng về tình trạng côn trùng hại kho bằng cách lấy mẫu để xác định thành phần, mật độ sâu hại.
4.1. Tập huấn
4.1.1. Đối tượng:
- Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm dịch và bảo vệ thực vật
- Cán bộ quản lý kho
- Công nhân trực tiếp làm công tác bảo quản trong kho.
4.1.2. Nội dung
- Tập huấn tiêu chuẩn và quy trình phòng trừ côn trùng trong kho.
- Sâu hại kho và sự thiệt hại của chúng.
- Lợi ích của việc quản lý phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho.
- Các phương pháp điều tra, theo dõi số liệu và phân tích, lưu trữ số liệu điều tra về sự phát sinh phát triển của côn trùng.
4.2. Các biện pháp phòng ngừa
4.2.1. Điều kiện kho
- Đảm bảo cách ẩm, cách nhiệt tốt, ngăn chặn đường xâm nhập của côn trùng và các sinh vật khác vào kho.
- Vệ sinh kho thường xuyên
- Thiết kế, bố trí trang thiết bị trong kho hợp lý để dễ kiểm tra và vệ sinh kho.
4.2.2. Vệ snh kho
- Thường xuyên sát trùng kho trước khi bảo quản nông sản: gồm nền, tường, mái trần và vật dụng trước khi chứa hàng.
- Hàng tuần vệ sinh các máy móc, trang thiết bị trong kho.
- Loại bỏ ra khỏi kho những vật liệu không còn dùng đến hoặc lây nhiễm dịch hại.
- Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề đột xuất kịp thời báo cáo người quản lý kho và đề xuất các biện pháp xử lý.
4.2.3. Đảm bảo thủy phần nông sản theo tiêu chuẩn nhằm hạn chế sự xâm nhập của côn trùng hại nông sản.
Kiểm tra thủy phần nông sản trước khi nhập kho để quyết định thời gian và hình thức bảo quản.
Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ thích hợp nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển của côn trùng hại kho.
4.2.4. Bao bì phải nguyên vẹn, không bị nhiễm côn trùng gây hại. Bao bì sử dụng lại phải được khử trùng.
4.2.5. Sắp xếp cây hàng (theo phụ lục 2) đảm bảo an toàn, thông thoáng, dễ làm vệ sinh, dễ phun thuốc, dễ khử trùng và dễ đạt hiệu suất dử dụng của kho cao.
4.3. Kiểm tra
4.3.1. Kiểm tra tổng quát
4.3.1.1. Kiểm tra vệ sinh kho
Việc kiểm tra vệ sinh nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của côn trùng. Việc kiểm tra phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Đánh giá được chế độ vệ sinh kho hiện hành.
- Phát hiện kịp thời tình trạng dịch hại.
- Xác định được nguyên nhân xâm nhập của côn trùng.
- Xác nhận đánh giá hiệu quả của bất cứ biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng (xem mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh tại phụ lục 3)
4.3.1.2. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kho
- Phát hiện khe hở ở sàn, tường trần nơi côn trùng có thể thâm nhập và ẩn nấp.
- Kiểm tra mái kho nhằm tránh dột
- Kiểm tra cửa xuất nhập, cửa thông gió để đảm bảo ngăn ngừa chuột, chim xâm nhập vào kho.
4.3.1.3. Kiểm tra thủy phần nông sản
Định kỳ hàng tuần thủy phần nông sản định kỳ bằng máy đo độ ẩm nhanh và đối chiếu với mức thủy phần an toàn để bảo quản từng loại nông sản(xem phụ lục 4)
4.3.1.4. Kiểm tra nhiệt độ lô hàng
Hàng tuần cùng với việc kiểm tra thủy phần thì tiến hành kiểm tra nhiệt độ lô hàng. Trường hợp nhiệt độ trung bình cao hơn 45oC phải có biện pháp làm mát (đảo lô hàng, dùng quạt thông gío…)
4.3.1.5. Kiểm tra nồng độ CO2 trong kho
Trong trường hợp cây hàng để trong kho được bảo quản dài hạn bằng CO2 xem sơ đồ tại phụ lục số 10, lịch kiểm tra phải được tuân thủ của quy trình bảo quản nông sản bằng CO2 theo Quyết định số 03/2000/QĐ - DTQG ngày 12/1/2000 của Cục dự trữ quốc gia bằng máy đo nồng độ CO2.
4.3.1.6. Đánh giá tình trạng nhiễm côn trùng gây hại ở mặt ngoài cây hàng
Kiểm tra bằng mắt tại cây hàng và đánh giá theo thang điểm sau:
- Hàng sạch: không phát hiện sâu mọt.
- Nhiễm nhẹ: thỉnh thoảng nhìn thấy1-2 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.
- Nhiễm trung bình: luôn nhìn thấy 3-5 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.
- Nhiễm nặng: nhìn thấy 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.
- Nhiễm rất nặng: nhìn thấy trên 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.
Trường hợp cây hàng bị nhiễm nặng hoặc rất nặng ở phía mặt ngòai thì phải tổ chức kiểm tra lại ngay chỉ tiêu mọt (bằng phương pháp lấy mẫu hàng và phân tích thành phần và mật độ mọt) để có biện pháp xử lý trừ diệt kịp thời.
4.3.2. Kiểm tra chi tiết
Định kỳ hàng tháng kiểm tra côn trùng gây hại bằng biện pháp lấy mẫu để xác định thủy phần mật độ côn trùng.
Thiết bị dùng để kiểm tra: kính lúp, kẹp gắp, cân đồng hồ đến 5 kg, bộ sàng và thiết bị phân chia mẫu. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá theo TCVN 4731-89: kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra, lấy mẫu.
4.3.3. Lịch kiểm tra, báo cáo và xử lý
Lịch kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Phụ lục 5A.
Kết quả kiểm tra phải được báo cáo hàng tháng về thành phần, mật độ, tình trạng kho, hàng hóa và những vấn đề có liên quan đến việc bảo quản nông sản (mẫu báo cáo phụ lục 5B).
- Quyết định xử lý, tái chế, phơi sấy hay thay đổi thời gian và hình thức bảo quản, thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất kho đều tùy thuộc vào các kết quả kiểm tra ở trên.
4.5. Đánh giá bột phát dịch hại thứ yếu
Định kỳ hàng năm cơ quan kiểm dịch thực vật phải đánh giá tình hình bột phát của côn trùng thứ yếu ở các kho để kịp thời có biện pháp xử lý.
Phương pháp đánh giá:
- Tính kháng được thực hiện theo phương pháp FAO số 16 (cho thuốc xông hơi) FAO số 14 (cho thuốc phun).
- Tính bột phát dịch hại thứ yếu theo phương pháp của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II (trong tài liệu tham khảo số 2).
4.6. Trừ côn trùng hại kho
4.6.1. Khử trùng xông hơi
4.6.1.1. Chọn ngưỡng kinh tế
Để quyết định sử dụng biện pháp khử trùng cho nông sản trong kho phải xác định được ngưỡng kinh tế, khử trùng phải hợp lý căn cứ vào giá trị hàng hóa, chi phí khử trùng, mức thiệt hại do côn trùng gây ra và mục đích sử dụng hàng hóa.
Đối với các kho chưa thể xây dựng ngưỡng kinh tế cho riêng mình có thể tham khảo tại phụ lục 6.
4.6.1.2. Lựa chọn loại khử trùng thích hợp căn cứ vào:
- Giá thành.
- Ngưỡng kinh tế.
- Thời gian xử lý cho phép.
- Tác động của thuốc đối với dịch hại.
- Tác động của thuốc đối với vật liệu không là đối tượng xử lý.
- ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình chế biến của hàng hóa sau xử lý.
Xem thêm hướng dẫn ở phụ lục 7, 8 và 9.
4.6.1.3. Liều lượng thuốc và thời gian khử trùng các loại côn trùng không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật, xem phụ lục 10.
4.6.1.4. Thời gian cách ly sau khử trùng:
Với Metyl bromide (CH3Br): nếu đề xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải là 3 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải là 7 ngày.
Với Photphin (PH3): nếu để xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải 1 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải 2 ngày.
4.6.2. Phun thuốc hóa học
4.6.2.1. Loại thuốc
Những loại thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc, vị độc và xông hơi trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam được dùng phối hợp để phun trừ diệt côn trùng trên tường, sàn và trần với mức liều lượng phù hợp, được đề xuất thay thế cho các loại thuốc đang phổ biến sử dụng nhưng nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam có hướng dẫn trong phụ lục 12.
4.6.2.2. Định kỳ phun
Lần đầu tiên xử lý phun là thời điểm trước và ngay sau khi chất xếp cây hàng khi thấy có 5-10 con/m2 thì tiến hành phun thuốc. Lần cuối xử lý là ngay sau khi xuất hàng khỏi kho và làm vệ sinh kho để chờ nhập lô hàng mới tùy từng đối tượng, từng mùa.
4.6.2.3. Thời gian cách ly trước khi sử dụng: 2 tuần.
| KT.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát Triển Nông ThônĐã ký
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng
|
PHẦN PHỤ LỤC
Một số côn trùng chủ yếu và thứ yếu trong kho
I. Côn trùng chủ yếu:
- Trên lúa: Rhyzopertha dominica, Sitophilus spp., Sitotroga cerealella.
- Trên gạo: Tribolium castaneum, Sitophilus spp., Ephestia spp., Corcyra cephalonica
- Bắp : Sitophilus spp.
- Lúa mì : Rhizopertha dominica, Dinoderus minutus, Sitophilus spp., Sitotroga cerealella.
- Bột mì: : Tribolium castaneum, Ephestia spp.
- Cám, thức ăn gia súc : Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne.
- Đậu các loại: Callosobruchus spp., Bruchus spp., Acanthoscelides obtectus.
- Sắn lát: Araecerus fasciculatus, Rhizopertha dominica, Dinoderus minutus.
- Dược liệu : Rhizopertha dominica, Lasioderma serricorne.
- Thuốc lá: Lasioderma serricorne.
II. Côn trùng thứ yếu:
Lophocateres pusillus, Palorus spp. , Carpophilus spp., Liposcelis spp., Cryptolestes minutus, Ahasverus advena, Oryzaephilus surinamensis , Typhea stercorea.
Khuyến cáo cách sắp xếp cây hàng nông sản đóng bao
Tùy thuộc vào kích cở và dạng bao bì, số cây hàng trong kho và mặt bằng sẳn có có thề xếp theo các kiểu sau :
- Không nên xếp cao hơn 20 lớp.
- Thường thì xếp theo tỷ lệ dài / rộng là 2 : 1 , hoặc 3 : 2 và theo kiểu đầu đối đầu , cạnh kề cạnh .
- Nơi phải xếp cao thì xếp theo kiểu bậc thang.
- Hàng hoá chứa bằng bao đay nên xếp theo kiểu hình sau:
Xếp theo đơn vị 3 bao hoặc 5 bao:
đơn vị 3 bao đơn vị 5 bao
Cách sắp xếp lô hàng theo đơn vị 3 bao:
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Cách sắp xếp lô hàng theo đơn vị 5 bao:
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Xếp theo đơn vị 3 bao hoặc 5 bao và đầu bao quay vào trong:
Cách sắp xếp theo đơn vị 3 bao:
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Cách sắp xếp theo đơn vị 5 bao:
Lớp 1 lớp 2 lớp 3
Vì hiện nay kho ở miền Nam có kích thước rất khác nhau, để bảo quản được an toàn (không bị bốc nóng) và tận dụng được sức chứa của kho nên nên chất xếp cây hàng có:
- Chiều rộng tối đa 4,5 – 5 m.
- Khối lượng tối đa 200 tấn.
- Nên để lỗ thông gió kích thước 1 m x 1 m (cách này đã được áp dụng nhiều năm và vẫn được nhiếu nơi áp dụng tốt).
- Hàng chứa bằng bao giấy hoặc PP (trơn) nên xếp theo kiểu hình sau:
Lớp 1 và lớp 3
Lớp 2
Tên nhà kho / ô kho: Loại hình kho (A1, silô, Tiệp, cuốn…): Quản lý viên kho: Địa điểm vị trí kho / ô kho: Ngày kiểm tra: 1. Khu bên ngoài nhà kho. Khu này có được bảo quản tốt, sạch sẽ không? - Có cỏ dại mọc không? - Có tích tụ mảnh vụn, tạp chất không? - Có hạt vương vãi không? - Có nguồn gốc nhiễm côn trùng không? - Có chỗ ẩn nấp và đường lối xâm nhập cho loài gặm nhấm không? 2. Họa đồ Trên mẫu biên bản được cấp, phác họa sơ đồi nhà kho / ô kho để cho thấy: - Nơi trữ hạt đống bao - Trang thiết bị, bao đã dùng rồi - Nơi bị nhiễm dịch hại - Điểm xâm nhập của loài gặm nhấm - Nơi rò rỉ trên mái và tường 3. Cấu trúc cơ sở (ví dụ như mái, tường, sàn) có thỏa đáng để tồn trữ hạt không? - Có khả năng che chở bảo vệ khỏi ảnh hưởng thời tiết bên ngoài. - Có thấy lỗ / vết thủng trên mái. - Sàn và tường vách có tốt không? Nếu không cho biết lý do và đánh dấu những nơi đáng lo ngại trên họa đồ. 4. Phòng chống chim chuột Công tác phòng chống chim chuột có tốt không? Chuột có thể chui vào kho được không? - Chui qua khung cửa / lối cửa vào? - Chui qua móng, tường và kẽ hở thông thóang không che lưới - Từ các tán cây chạm vào mái / tường, từ đường dây điện chui vào. - Từ ống nước và ống (máng) xối vào. - Chim có bay vào kho được không? - Có thể làm gì để tăng cường chống chim chuột. 5. Vệ sinh bên trong 5.1. Các bao có được xếp đúng cách không? - Xếp trên ba - let - Có đủ khoảng cách giữa các cây hàng và tường để đi vào kiểm tra dễ dàng và an toàn, để dọn dẹp vệ sinh và phòng trừ dịch hại (ví như xông hơi khử trùng) |
5.2. Có dọn dẹp vệ sinh trong kho không ? - Có người phụ trách dọn dẹp vệ sinh đều đặn không ? - Sàn kho có được quét không ? - Đồ vun vãi có được thâu gom và đem đi không ? - Có đặt thùng đựng rác không ? - Nếu có thì có đem thùng rác đi đổ không ? 5.3. Có những nơi đâu trong kho không để ý đến vệ sinh không ? - Bụi và mảnh vụn có tích tụ ở gờ tường, các vết nứt hay khe hở không ? - Trang thiết bị không còn dùng nữa để đâu ? - Có vứt bừa bãi bao và ba-lét đã qua sử dụng không ? - Sau khi lấy hết hàng ra khỏi bao, bao có được làm sạch và được xông hơi không ? - Có tiến hành xử lý bao bì không ? 5.4. Phân bón và thuốc trừ dịch hại - Trong kho có chứa phân bón hay thuốc trừ dịch hại không ? - Nếu có thì để ở đâu ? - Có an toàn không ? Có xảy ra rủi ro để nhiễm bẩn vào hạt cất trữ trong kho không? Ghi tên họa đồ nơi để thuốc trừ dịch hại và phân bón. 5.5. Xử lý vun vãi thế nào ? - Đồ quét dọn trên sàn kho có bỏ trở lại vào thành phần hàng tồn trữ không ? - Nếu làm như vậy thì các đồ này có được làm sạch không ? - Có được tẩy nhiễm / xông hơi khử trùng không ? - Đồ quét dọn trên sàn kho được xử lý, vứt bỏ bằng cách nào ? 6. Nhiễm côn trùng 6.1. Có chứng cớ gì rõ ràng về hoạt động côn trùng trong kho ? - Màng tơ do ấu trùng của bướm ? - Trên bao có sâu chết ? - Da lột của sâu, nhộng ? - Có mùi mốc ẩm không ? - Có nghe thấy tiếng sâu chuyển động trong lô hàng trữ không ? Ghi trên họa đồ nơi đâu có lô hàng nhiễm côn trùng 6.2. Biện pháp phòng trừ Có bằng chứng gì là kho có áp dụng các biện pháp phòng trừ - Sàn, tường vách, các móc giữ mái và khoảng trống trên cao có sạch sẽ không? - Có sẵn trang thiết bị và bạt để xông hơi không ? - Hàng trữ trong kho có được xông hơi đều đặn không ? - Có trang thiết bị phun xịt thuốc trừ sâu không ? bình xịt – máy phun sương mù, phun khói? - Có áp dụng xử lý thuốc trừ sâu trên bề mặt và cấu trúc kho không ? - Các hóa chất sử dụng là gì ? - Tình trạng vệ sinh có thỏa đáng không ?
7. Nhiễm chuột Có chứng cớ gì là kho có loại gậm nhấm hoạt động không ? · Có cứt chuột, các hang đào, vết đường chuột chạy, bao bì gậm nhấm, mùi, tiếng động và vết chân chuột trên cát bụi và hạt vương vãi không ? · Có nơi đặt bả gài bẩy không ?
|
7. Nhiễm chuột : Có chứng cứ gì là kho có loại gậm nhấm hoạt động không ? Có cứt chuột, có hang đào, đường chuột chạy, bao bì bị gậm nhấm, mùi, tiếng 8. Kho có chim: Có chứng tích gì là có chim trong kho ? Nơi đâu trong kho (đánh dấu vào họa đồ) 9. Hạt đóng bánh và bị nấm mốc: Có chứng cớ gì từ phiá ngoài bao là hạt bị đóng bánh hay mốc Nếu có, thì ở nơi đâu (đánh dấu vào họa đồ). 10. Đề nghị: Bạn có đề nghị gì về chiến lược phòng trừ ? Bạn đánh giá tình hình vệ sinh tổng quát của nhà kho thế nào ? - Tuyệt hảo. - Tốt. - Vừa phải. - kém. Bạn đánh giá tình trạng nhiễm dịch hại tổng quát của hạt tồn trữ trong kho thế nào ? - Tuyệt hảo. - Tốt. - Vừa phải. - kém. |
Khuyến cáo về điều kiện và thời gian bảo quản tương ứng với mức thủy phần hàng hóa
Loại hàng | Thủy phần (%) | Điều kiện bảo quản | Thời gian bảo quản an toàn (có tác động IPM) |
Lúa | £ 13 | Bảo quản rời Đóng bao | £ 6 tháng £ 12 tháng |
Trên 13 - 14 | Bảo quản rời Đóng bao | £ 4 tháng £ 6 tháng | |
Trên 14 - 15 | Đóng bao | £ 2 tháng | |
Trên 15 - 16 | Đóng bao | £ 15 ngày | |
Gạo | £ 14 Trên 14 - 15 | Chỉ được đóng bao Chỉ được đóng bao | £ 6 tháng £ 1 tháng |
Bắp | £ 12,5 Trên 12,5 – 13,5 | Đóng bao Đóng bao | £ 12 tháng £ 6 tháng |
Sắn lát Cà phê hạt | £ 10 £ 13 | Đóng bao, đổ xá Đóng bao | £ 6 tháng |
Tiêu đen | £ 13 | Đóng bao |
|
Lúa mì | 9 - 9,5 trên 9,5 - 12 > 12 | Bảo quản rời Đóng bao Xuất kho để xay | Để lâu dài trong silo Dùng ngay để xay |
Bột mì | 13 - 13,5 14 - 14,5 | Đóng bao Đóng bao | £ 6 tháng £ 3 tháng |
Lịch kiểm tra
Thời gian tồn trữ | Chỉ tiêu kiểm tra | ||||
Nhiệt độ | Thủy phần | Côn trùng | Chất lượng | ||
Ngoài bao bì | Lấy mẫu trong cây hàng | ||||
10-30 ngày | 3 ngày/1 lần | Hàng tuần | Hàng tuần | Hàng tháng | Hàng tháng |
1-3 tháng 3-6 tháng | Hàng tuần Hàng tuần | Hàng tuần Hàng tuần | Hàng tuần Hàng tuần | Hàng tháng Hàng tháng | Hàng tháng Hàng tháng |
6-12 tháng | Hàng tuần | Hàng tuần | Hàng tuần | Hàng tháng | Hàng tháng |
Hơn 12 tháng | Hàng tuần | Hàng tuần | Hàng tuần | Hàng tháng | Hàng tháng |
- Địa điểm kho:
- Loại hình kho:
- Tên hàng nông sản bảo quản: Khối lượng: tấn
- Thời gian nhập hàng nông sản để bảo quản: Ngày tháng năm
- Thành phần sâu mọt:
- Mật độ:
- Tình trạng kho:
- Tình trạng hàng nông sản
- Nhiệt độ, ẩm độ kho
- Những vấn đề khác có liên quan đến bảo quản:
- Đề xuất các biện pháp:
Người báo cáo
Với thức ăn gia súc :Nếu mật độ côn trùng trong cây hàng là hơn hoặc bằng 5 con mọt gây hại chủ yếu (hay hơn hoặc bằng 50 con mọt thứ yếu- bao gồm cả Liposcelis spp.) thì phải tiến hành khử trùng ngay trong vòng 1 tuần lễ. Nếu mật độ ít hơn thì được để lại đến lần kiểm tra kế tiếp.
Với lương thực dạng hạt, bột và các sản phẩm còn lại: Nếu mật độ côn trùng trong cây hàng là hơn hoặc bằng 2 con mọt gây hại chủ yếu (hay hơn hoặc bằng 30 con mọt thứ yếu bao gồm cả Liposcelis spp.) thì phải tiến hành khử trùng ngay trong vòng 1 tuần lễ. Nếu mật độ ít hơn thì được để lại đến lần kiểm tra côn trùng kế tiếp.
Lưu ý: Mức ngưỡng kinh tế trên có thể tăng hoặc giảm sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng kho và đặc biệt là mục đích xử dụng. Nếu gạo bảo quản để xuất khẩu có thể đòi hỏi mức ngưỡng thấp hơn mức đề xuất ở trên cho phù hợp với yêu cầu nước mua hàng hoặc hợp đồng đã ký.
PHƯƠNG PHÁP QUYẾT ĐỊNH VIỆC KHỬ TRÙNG XÔNG HƠI
VÀ VIỆC CHỌN THUỐC XÔNG HƠI
CâY Số 1 | CâY Số 2 | ||||||||||||||
không tiếp tục theo dõi
có
Có Không thể khử trùng
Không
Không Tiếp cây số 3 Có
Tiếp cây số 2
|
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Dùng CH3Br
Tiếp cây số 3
| ||||||||||||||
|
|
CâY Số 3
|
Không
|
|
Kh«ng
Cã
|
Kh«ng
|
không
Dùng PH3 Dùng PH3 hoặc CO2 Dùng CO2
KHUYẾN CÁO CÁCH THỨC XỬ LÝ NÔNG SẢN NHẬP VÀ TỒN KHO
| |||||
Liều lượng và thời gian khuyến cáo cho việc trừ diệt côn trùng hại kho thông thường
Methyl Bromide
- Với lúa , gạo xay , = 36 g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ
- lúa mì , lúa mạch , bắp = 50 g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ
- Hạt kê = 50 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ
- Bột , hạt có dầu , cám gạo = 70 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ (tuy nhiên ở mức liều lượng và thời gian xử lý này sẽ để lại nguy cơ có dư lượng cao và hư hại phẩm chất hàng hóa, vì thế không nên dùng methyl bromide trong trường hợp này)
- Bánh cake, thực phẩm = 130 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ (tuy nhiên ở mức liều lượng và thời gian xử lý này sẽ để lại nguy cơ có dư lượng cao và hư hại phẩm chất hàng hóa, vì thế không nên dùng methyl bromide trong trường hợp này)
***Tóm lại không dùng methyl bromide để xử lý cho hạt giống , cao su , lông vũ và các loại hàng hóa có chứa thành phần dầu cao.
Phosphine
Nhiệt độ hàng hoá ( 0 C) | Liều lượng ( g a.i /m3 ) | Liều lượng tương đương ( g a.i /ton) | Thời gian xử lý (ngày) |
Theo dõi nồng độ trong quá trình ủ thuốc 15 –25 | 2.0 | 3 | 7- 10 |
Trên 25 | 1.5 | 2 | 7- 10 |
Đối với các loại hàng có bề mặt tiếp xúc cao và chất béo cao ( hạt nhỏ, dẹp), như bột, bã dầu, mè ... thì khuyến cao nên nhân đôi liều lượng trên (tức là dùng mức 4 g a.i / m3 / 10 ngày).
Không dùng Phosphine khi nhiệt độ không gian khử trùng thấp hơn 150C
Ghi nhớ: để khử trùng có hiệu quả bằng Phosphine, phải giữ hơi độc trong thời gian đủ dài để cho các pha chống chịu thuốc như trứng, nhộng đủ phát triển thành sâu non và trưởng thành và chết vì thuốc.
Carbon dioxide
Chỉ dùng C02 để xử lý cho lô hàng hóa dự trữ dài hạn (> 6 tháng), có đặc tính đồng nhất về chất lượng và có thuỷ phần bảo quản đạt yêu cầu quy định.
-Với cây hàng đóng bao trùm bạt, sử dụng liều lượng C02 = 2 kg x ( số tấn hàng ).
- Với lô hàng đỗ xá hoặc cất trong silo, sử dụng liều lượng C02 = 2,8 kg x (số tấn hàng ).
Thời gian xử lý ít nhất là 15 ngày. Lưu ý C02 không có khả năng diệt Trogoderma granarium
Phun xịt cấu trúc kho (sàn, tường):
Thuốc trừ sâu | Nồng độ
|
Fenitrothion (Sumithion ) Cộng với Carbaryl (sevin) | 10 g cho 1 lít nước
10 g cho 1 lít nước |
Chlorpyrifos- methyl (lân hữu cơ ) Cộng với Carbaryl | 10 g cho 1 lít nước 10 g cho 1 lít nước |
Pirimiphos-methyl (Actellic) Cộng với Carbaryl | 10 g cho 1 lít nước 10 g cho 1 lít nước |
Dung dịch được phun cứ mội 5 lít xịt cho 100 m2 bề mặt.
Phun xịt cho kho trống
Thuốc trừ sâu | Nồng độ
|
Malathion
| 3,5 g cho 1 lít nước |
PyrethrinsCộng với Piperonyl butoxide | 3 g cho 1 lít nước
24 g cho 1 lít nước
|
Dung dịch được phun 1 lít cho 100 m3 không gian.
- 1Quyết định 117/2000/QĐ-BNN-BVTV về Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 3Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- 4Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 2299/QĐ-BVTV-KH về tiêu chuẩn cơ sở đợt 2 năm 2018 do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 582:2003 về quy trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 583:2003 về quy trình giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 585:2003 về quy trình quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao bảo quản trong kho tại các tỉnh miền Nam Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 115/2003/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành Kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 115/2003/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: 31/10/2003
- Số công báo: Số 175
- Ngày hiệu lực: 15/11/2003
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết