Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 322:1998

PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP

Tiêu chuẩn phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng nông nghiệp là tài hệu hướng dẫn để kiểm tra chất lượng các loại hạt giống được sản xuất, nhập nội trong cả nước.

Nội dung của tiêu chuẩn này bao gồm các phương pháp lấy mẫu, chia mẫu, gửi mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của hạt giống. Mỗi phương pháp bao gồm mục đích và nguyên tắc của phép thử và phần phụ lục (nếu có) để hướng dẫn thêm các chi tiết cần thiết hoặc quy định sai số của phép thử.

Các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này được áp dụng thống nhất ở các phòng kiểm nghiệm hạt giống để có những kết quả phù hợp với nhau khi kiểm tra chất lượng hạt giống.

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của mỗi phòng kiểm nghiệm mà có thể lựa chọn một trong các phương pháp thử đã quy định, nhưng tuyệt đối phải tuân thủ những quy định của phương pháp đó để đảm bảo độ chính xác của kết quả kiểm nghiệm và phù hợp với kết quả của các phòng kiểm nghiệm khác.

1. Lấy mẫu và chia mẫu (Sampling)

1.1. Mục đích

Mục đích lấy mẫu và chia mẫu là để lấy ra một mẫu nhỏ đại diện cho lô hạt giống và có khối lượng phù hợp để tiến hành các phép thử cần thiết.

1.2. Định nghĩa:

1.2.1. Lô hạt giống (seed lot)

Là một lượng hạt giống cụ thể, có cùng nguồn gốc, cùng mức chất lượng, được sản xuất, chế biến, bảo quản cùng một qui trình và không vượt quá khối lượng quy định.

1.2.2. Mẫu điểm (Primary sample) .

Là một lượng hạt giống nhỏ được lấy ra từ một điểm ở lô hạt giống.

1.2.3. Mẫu hỗn hợp (composite sample)

Mẫu hỗn hợp được tạo thành bằng cách trộn tất cả các mẫu điểm được lấy ra từ lô hạt giống.

1.2.4. Mẫu gửi (submitted sample)

Là mẫu được lấy ra từ mẫu hỗn hợp để gửi đến các phòng kiểm nghiệm. Mẫu gửi phải đủ số lượng tối thiểu được quy định ở bảng 1.A và có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần mẫu hỗn hợp.

1.2.5. Mẫu phân tích (working sample)

Là một mẫu nhỏ được lấy ra từ mẫu gửi để thực hiện một phép thử nào đó.

1.2.6. Mẫu lưu (stored sample)

Là một phần của mẫu gửi được lưu giữ, bảo quản ở phòng kiểm nghiệm và dùng để phân tích lại một số chỉ tiêu chất lượng của mẫu gửi trong những trường hợp cần thiết.

1.2.7. Niêm phong (sealed)

Nghĩa là bao giống hoặc vật đựng giống đựng được đóng kín bằng cách nào đó để nếu chúng bị mở ra thì dấu niêm phong sẽ bị phá hủy hoặc bị hỏng.

Khái niệm này có liên quan đến việc niêm phong lô hạt giống và mẫu hạt giống.

1.3. Phương pháp lấy mẫu lô hạt giống:

1.3.1. Dụng cụ lấy mẫu:

- Xiên lấy mẫu thích hợp.

- Cân có độ chính xác thích hợp.

- Dụng cụ chia mẫu.

- Các dụng cụ khác: Túi, bao đựng mẫu, thẻ ghi chép, dụng cụ kẹp chì.

1.3.2. Cách tiến hành

1.3.2.1. Yêu cầu chung:

- Việc lấy mẫu phải d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 322:1998 về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN322:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản