Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 300:1997

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC THU THẬP, TUYỂN CHỌN,

LƯU GIỮ VÀ BẢO QUẢN NGUỒN GIEN VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP

1. Phạm vi áp dụng:

Quy định này đưa ra các hướng dẫn chung cho việc thực hiện công tác thu thập, tuyển chọn, lưu giữ và bảo quản nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp (trừ vi sinh vật trong lĩnh vực thú y).

2. Thuật ngữ và định nghĩa:

Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp: Là nguồn tài nguyên di truyền công nghệ bao gồm các nguồn gien vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc vi khuẩn lam hay các vật liệu di truyền khác đang là đối tượng được nghiên cứu và sử dụng trong nông nghiệp (trừ vi sinh vật trong lĩnh vực thú y), bao gồm cả các chủng đang được khai thác để lai tạo và các nguồn gien có tiềm năng đã được kiểm định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép sử dụng.

2.2. Giống chuẩn: Là giống đã được định loại và thông tin đầy đủ, đã được công bố và thường được lấy từ bảo tàng giống khác.

2.3. Giống gốc (giống tác giả): Là giống do tác giả chọn lọc lai tạo hay lấy từ quỹ gien có tính di truyền ổn định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng trong sản xuất.

2.4. Giống cơ bản: Là tập đoàn các mẫu giống vi sinh vật chứa đựng các thông tin di truyền khác nhau của mỗi loài, được bảo quản dài hạn, chỉ được sử dụng trong những điều kiện cần thiết, nhằm bảo tồn tính trạng ban đầu.

2.5. Giống hoạt động: Là tập đoàn các mẫu giống vi sinh vật tương tự tập đoàn cơ bản,  được nhắc lại với số lượng lớn hơn để có thể cung cấp cho người sử dụng vào các mục đích như mô tả, phục tráng v.v.......

2.6. Giống công tác: Là tập đoàn các mẫu giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, chỉ cần giữ một lượng mẫu đủ để phục vụ cho chương trình nghiên cứu được bảo quản ngắn hạn 1-2 năm.

2.7. Bảo quản nguồn gien vi sinh vật: Là bảo quản các mẫu giống thuần khiết sau khi chọn lọc trong điều kiện phù hợp đảm bảo độ sống sót cao để sử dụng trong các trường hợp cần thiết và bảo tồn tính trạng ban đầu.

2.8. Hoạt tính sinh học: Là khả năng của vi sinh vật được tạo ra trong quá trình hoạt động sống có tác dụng trực tiếp đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, kiểm soát sinh học và sinh thái môi trường.

2.9. Thuần hoá giống: Là công việc lựa chọn những khuẩn lạc vi sinh vật đồng nhất, giữ lại những gien tốt, thuần khiết hay những bào tử gien đồng nhất có tính di truyền trội cũng như các khuẩn sinh dưỡng trẻ của xạ khuẩn, nấm mốc.

2.10. Phục tráng giống: Là công việc sử dụng các tác nhân vật lý, hoá học hoặc các môi trường, phương pháp nuôi dưỡng nhằm tái tạo, duy trì và nâng cao hoạt tính sinh học của các nguồn gien vi sinh vật trong quá trình lưu giữ và bảo quản.

3. Nội dung công tác thu thập, tuyển chọn lưu giữ, bảo quản nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp.

3.1. Điều tra các nguồn gien vi sinh vật từ các mẫu cây, mẫu đất, mẫu nước hoặc một cơ chất nào đó tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

3.2. Tuyển chọn các nguồn gien vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đất đai, cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái.

3.3. Xác định đặc điểm sinh học và vị trí phân loại của các nguồn gien vi sinh vật được nghiên cứu và lưu giữ.

3.4. Thu thập và nhập nội nguồn gien có hoạt tính sinh học đặ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 300:1997 về quy định về công tác thu thập, tuyển chọn, lưu giữ và bảo quản nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN300:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản