Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ | Hà Nội , ngày 16 tháng 3 năm 1998 |
Căn cứ Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới;
Căn cứ Công văn số 311/VPCP-VI ngày 24/1/1998 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem hàng nhập khẩu;
Liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc dán tem 4 nhóm hàng điện tử, điện lạnh, động cơ nổ, vật liệu xây dựng nhập khẩu như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG PHẢI DÁN TEM HÀNG NHẬP KHẨU
1. Kể từ 8 giờ ngày 1/4/1998, những mặt hàng sau đây sản xuất ngoài Việt Nam do các tổ chức và cá nhân kinh doanh nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường gồm hàng đang trong kho, đang bày bán, đang vận chuyển trên đường đều phải dán tem hàng nhập khẩu theo đúng quy định:
- Máy thu hình nguyên chiếc.
- Đầu Video nguyên chiếc.
- Tủ lạnh nguyên chiếc dùng cho gia đình.
- Máy điều hoà không khí loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường hoạt động độc lập.
- Động cơ nổ.
Những mặt hàng kể trên kể cả cũ và mới.
- Sứ vệ sinh: bệ xí, chậu rửa mặt.
1.1. Những mặt hàng quy định tại điểm 1 từ 1/4/1998 khi nhập khẩu do cơ quan Hải quan thực hiện tại nơi kiểm tra hàng hoá và phải dán tem xong trước khi hoàn thành thủ tục hải quan. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh nhập khẩu phải tạo mọi điều kiện cho cơ quan Hải quan tiến hành các thủ tục dán tem được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn đúng các quy định tại Thông tư này. Nếu lượng hàng hoá nhập khẩu dán tem tại cửa khẩu quá lớn, chủ hàng có trách nhiệm dỡ bỏ bao bì để Hải quan dán tem được nhanh chóng.
1.2. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng quy định tại điểm 1 nêu trên kể cả hàng hoá dùng để khuyến mại, trả thưởng xổ số còn tồn lại đều phải kiểm kê, lập tờ khai (theo mẫu quy định) nộp cho cơ quan Quản lý thị trường để kiểm tra xác nhận và cơ quan thuế dán tem hàng nhập khẩu theo quy định:
a. Cấp phát tờ khai:
Tờ khai hàng nhập khẩu còn tồn lại phải dán tem do cơ quan Quản lý thị trường cấp phát, đối tượng kinh doanh các mặt hàng phải dán tem nhận tờ khai tại địa điểm nộp tời khai quy định tại điểm b dưới đây. Cơ quan thuế có trách nhiệm in, cấp phát đầy đủ cho cơ quan Quản lý thị trường để cơ quan Quản lý thị trường cấp phát cho đối tượng kinh doanh.
b. Địa điểm nộp tờ khai
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp tờ khai tại trụ sở cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, HTX nộp tờ khai tại trụ sở chi cục thuế quận, huyện, thị xã.
- Hộ kinh doanh cá thể nộp tờ khai tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn.
Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan thuế cử cán bộ có mặt thường xuyên tại các địa điểm trên để phát và tiếp nhận tờ khai kịp thời. Tờ khai gồm 3 bản: 1 bản trả cho cơ sở kê khai, 1 bản chuyển cơ quan thuế, 1 bản cơ quan Quản lý thị trường lưu. Để tránh lợi dụng, khi nhận tờ khai cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra nội dung khai và ký xác nhận tờ khai.
c. Thời hạn nộp tờ khai:
Thời hạn nộp tờ khai bắt đầu từ 8 giờ ngày 1/4/1998 và kết thúc chậm nhất là 16 giờ ngày 6/4/1998.
Hết hạn nộp tờ khai, cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan thuế phải lập biên bản xác nhận số tờ khai đã nhận của các đối tượng kinh doanh.
d. Thời hạn dán tem: Bắt đầu từ ngày 1/4/1998 và kết thúc 16 giờ ngày 15/4/1998. Trong thời hạn nêu trên cơ quan thuế bố trí đủ lực lượng cán bộ để tiến hành dán tem đảm bảo đúng thời gian quy định.
e. Cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá kê khai, ký xác nhận hàng hoá thực tế để cơ quan thuế dán tem. Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá kê khai thực hiện theo mục B Phần II Thông tư số 73 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xuất trình hoá đơn, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan thuế và cơ quan Quản lý thị trường.
1.3. Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 nêu trên bị tịch thu trước khi bán phải dán tem. Cơ quan ra quyết định tịch thu phải thông báo với cơ quan thuế về số hàng tịch thu để được dán tem. Đối với hàng hoá vi phạm do cơ quan hải quan ra quyết định tịch thu thì cơ quan hải quan trực tiệp dán tem.
2. Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 không phải dán tem trong các trường hợp sau:
2.1. Tổ chức và cá nhận nhập khẩu thuộc diện được miễn nộp thuế nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nếu đem bán thì phải khai báo với cơ quan Hải quan để nộp thuế nhập khẩu và phải dán tem trước khi bán.
2.2. Bán tại các cửa hàng miễn thuế.
2.3. Vận chuyển quá cảnh, tạm nhập tái xuất hoặc do Hải quan di lý từ cửa khẩu đầu tiên, đến địa điểm kiểm tra phải kèm theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan hải quan và hàng hoá vận chuyển phải được niêm phong kẹp chì hoặc có cán bộ hải quan áp tải khi cần thiết.
2.4. Hàng hoá nhập vào kho ngoại quan, khu chế xuất.
3. Để phân biệt những mặt hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lặp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh tiêu thụ trong nội địa, phải thông báo công khai nhãn hiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các địa điểm bán hàng hoặc đại lý bán hàng để các lực lượng kiểm tra, kiểm soát và nhân dân biết để tránh bị lợi dụng.
B. TEM HÀNG NHẬP KHẨU VÀ DÁN TEM.
1. Quy định về dán tem:
Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 Mục A được quy định dán tem như sau:
1.1. Máy thu hình nguyên chiếc: vị trí dán tem ở phía trên phần đuôi.
1.2. Đầu Video: vị trí dán tem ở nắp trên góc sau bên phải
1.3. Tủ lạnh nguyên chiếc dùng trong gia đình: vị trí dán mặt trên bên phải.
1.4. Máy điều hoà không khí: vị trí dán tem mặt phải trên bên phải. Đối với máy điều hoà không khí loại 2 cục thì dán tem vào mặt trên bên phải cục lạnh.
1.5. Động cơ nổ: vị trí dán tem ở thân máy phía lắp bánh đà
1.6. Bệ xí sứ: vị trí dán tem ở mặt trên phía sau. Đối với bệ xí có bình xả nước thì chỉ dán tem vào bệ xí.
1.7. Chậu rửa mặt sứ: vị trí dán tem ở phía trên bên phải. Đối với loại chậu rửa có chân thì dán tem vào chậu rửa.
2. Phát hành và quản lý tem:
2.1. Tem hàng nhập khẩu do bộ Tài chính thống nhất phát hành. Tổng cục thuế có trách nhiệm in, cấp phát đầy đủ, kịp thời tem hàng nhập khẩu cho các địa phương và ngành Hải quan để tổ chức dán tem theo quy định.
Mọi trường hợp in ấn, phát hành và tiêu thụ tem giả, sử dụng tem giả đều bị xử lý theo pháp luật.
2.2. Tem hàng nhập khẩu được quản lý và sử dụng theo Quyết định số 529/TC/TCT ngày 22/12/1992 về chế độ quản lý ấn chỉ thuế và Quyết định số 297 TC/QĐ/TCT ngày 16/3/1998 về ban hành, in ấn, quản lý, sử dụng tem hàng nhập khẩu của Bộ Tài chính.
Nghiêm cấm việc giao tem cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự dán.
2.3. Khi dán tem hàng nhập khẩu, các tổ chức và cá nhân kinh doanh không phải nộp khoản chi phí nào.
C. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG:
1. Xử lý vi phạm:
1.1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng quy định dán tem kê khai không trung thực sẽ bị xử lý như sau:
- Nếu kê khai thấp hơn số tồn thực tế thì chỉ dán tem bằng số kê khai, số không kê khai nếu phát hiện được sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá, nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nếu kê khai cao hơn số lượng thực tế thì chỉ dán tem theo số lượng thực tế còn tồn đồng thời bị xử phạt vi phạt hành chính, mức xử phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường, đối với những tổ chức và cá nhân đã kê khai, vẫn được tiếp tục mua vào, bán ra nhưng phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ để giải trình số chênh lệch so với kê khai.
- Trường hợp lợi dụng chủ trương dán tem hàng nhập khẩu, kê khai cả những hàng hoá sản xuất, lắp ráp trong nước để được dán tem hàng nhập khẩu nhằm lừa gạt người tiêu dùng sẽ bị xử lý tịch thu hàng hoá. Nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.2. Đối với số hàng hoá nhập khẩu còn tồn lại đã kê khai nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh nguồn gốc hợp pháp thì xử lý thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông. Việc dán tem đối với số hàng hoá này chỉ được thực hiện khi đối tượng kinh doanh đã chấp hành quyết định xử lý. Trường hợp không chấp hành quyết định xử lý sẽ bị tịch thu hàng hoá.
1.3. Kể từ ngày 16/4/1998 các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 phần A nêu trên lưu thông trên thị trường bao gồm hàng tồn kho, đang bầy bán, đang vận chuyển không có tem dán theo quy định đều coi là hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá, nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.4. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng phải dán tem nếu hàng hoá không dán tem theo quy định sẽ bị kiểm tra hành chính và xử lý tịch thu những hàng hoá không dán tem, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.5. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định dán tem hoặc tiếp tay cho hành vi tiêu thụ, hợp thức các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 mục A sẽ bị xử lý theo pháp luật.
2. Khen thưởng:
Tổ chức và cá nhân có công phát hiện hoặc giúp các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phát hiện, thu giữ các mặt hàng nhập khẩu dán tem nhưng không dán tem hoặc dán tem giả sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
3. Quản lý hàng tịch thu:
Cơ quan quyết định tịch thu hàng hoá nhập khẩu vi phạm quy định dán tem phải quản lý và tổ chức bán hàng tịch thu, sử dụng nguồn thu bán hàng theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện đúng các quy định trong Thông tư này, giải quyết kịp thời các vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân kinh doanh để thực hiện tốt việc dán tem.
3. Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tư vấn và giúp Liên Bộ triển khai khi có yêu cầu.
4. Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường) chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng nhập khẩu quy định phải dán tem lưu thông trên thị trường nội địa.
5. Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương dán tem hàng nhập khẩu; hướng dẫn, giải thích nội dung Thông tư để các tổ chức và cá nhân kinh doanh biết và thực hiện, nhân dân đồng tình ủng hộ.
6. Việc dán tem đối với 3 mặt hàng rượu chai, xe đạp nguyên chiếc, quạt điện các loại nhập khẩu vẫn thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 1/11/1997.
7. Trong quá trình triển khai thực hiện, các ngành, các địa phương theo dõi và tổng hợp những vướng mắc để phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan. Hàng ngày báo cáo nhanh kết quả triển khai, những vướng mắc phát sinh cần xử lý gấp về bộ phận thường trực Ban chỉ đạo dán tem hàng nhập khẩu để rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/4/1998.
Hồ Huấn Nghiêm (Đã ký) | Nguyễn Văn Cầm (Đã ký) |
Lê Thế Tiệm (Đã ký)
| Vũ Mộng Giao (Đã ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU PHẢI DÁN TEM CÒN TỒN ĐẾN NGÀY......./4/1998
Tên đơn vị (hoặc cá nhân) kinh doanh:.....................
Địa chỉ trụ sở hoặc địa điểm kinh doanh:..................
Số TT | Mặt hàng | Số lượng cơ sở tự kê khai | Số lượng thực tế qua kiểm tra | Ghi chú | ||
|
| Có hoá đơn chứng từ hợp lệ | Không có hoá đơn chứng từ hợp lệ | Có hoá đơn chứng từ hợp lệ | Không có hoá đơn chứng từ hợp lệ |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Máy thu hình |
|
|
|
|
|
2 | Đầu video |
|
|
|
|
|
3 | Tủ lạnh |
|
|
|
|
|
4 | Máy điều hoà không khí |
|
|
|
|
|
5 | Động cơ nổ |
|
|
|
|
|
6 | Bệ xí |
|
|
|
|
|
7 | Chậu rửa mặt sứ |
|
|
|
|
|
Tờ khai hàng hoá nhận lúc ..., ngày... tháng 4 năm 1998
... giờ ngày... tháng 4 năm 1998 Thủ trưởng đơn vị
Cán bộ tiếp nhận tờ khai ký tên (hoặc chủ hộ kinh doanh)
Ký tên
Xác nhận của cán bộ kiểm tra về số lượng
hàng hoá thực tế còn tồn
Ngày... tháng 4 năm 1998
- 1Công điện 296/CP-V1 về dán tem hàng nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 121/1998/TTLT-BTC-BTM-BCA-TCHQ về việc dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công an - Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 91/2003/TT-BTC hướng dẫn việc dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 94/QĐ-BTC năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 73-TC/TCT-1997 hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ về dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài Chính-Thương Mại-Nội Vụ-Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 4Công điện 296/CP-V1 về dán tem hàng nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn về việc quản lý, kiểm sát và xử lý vi phạm trong việc dán tem hàng nhập khẩu
- 6Thông tư liên tịch 121/1998/TTLT-BTC-BTM-BCA-TCHQ về việc dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công an - Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Thông tư 91/2003/TT-BTC hướng dẫn việc dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ về việc dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ và Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 16/03/1998
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hồ Huấn Nghiêm, Lê Thế Tiệm, Nguyễn Văn Cầm, Vũ Mộng Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/04/1998
- Ngày hết hiệu lực: 13/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra