Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2013 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ BAN HÀNH DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.
Điều 1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Loài ngoại lai xâm hại đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam;
b) Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại.
2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:
a) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong các tiêu chí sau: chưa tự thiết lập được quần thể trong tự nhiên, có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại;
b) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí sau: loài chưa du nhập vào Việt Nam; đã được ghi nhận xâm hại từ hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tương tự với Việt Nam.
Điều 2. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này
1. Danh mục loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1).
2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Phụ lục 2).
1. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và tổng hợp danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo các tiêu chí quy định tại
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, xem xét, sửa đổi, bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2013. Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
A. Vi sinh vật | ||
1 | Nấm gây bệnh thối rễ | Phytophthora cinnamomi |
2 | Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật | Yersinia pestis |
3 | Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối | Banana bunchy top virus |
4 | Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm | Avian influenza virus |
B. Động vật không xương sống | ||
1 | Bọ cánh cứng hại lá dừa | Brontispa longissima |
2 | Ốc bươu vàng | Pomacea canaliculata |
3 | Ốc bươu vàng miệng tròn | Pomacea bridgesii |
4 | Ốc sên châu Phi | Achatina fulica |
5 | Tôm càng đỏ | Cherax quadricarinatus |
C. Cá | ||
1 | Cá ăn muỗi | Gambusia affinis |
2 | Cá hổ | Pygocentrus nattereri |
3 | Cá tỳ bà (cá dọn bể) | Hypostomus punctatus |
4 | Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) | Pterygoplichthys pardalis |
5 | Cá vược miệng bé | Micropterus dolomieu |
6 | Cá vược miệng rộng | Micropterus salmoides |
D. Lưỡng cư - Bò sát | ||
1 | Cá sấu Cu-ba | Crocodylus rhombifer |
2 | Rùa tai đỏ | Trachemys scripta |
E. Chim - Thú | ||
1 | Hải ly Nam Mỹ | Myocastor coypus |
F. Thực vật | ||
1 | Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản) | Eichhornia crassipes |
2 | Cây ngũ sắc (bông ổi) | Lantana camara |
3 | Cỏ lào | Chromolaena odorata |
4 | Cây lược vàng | Callisia fragrans |
5 | Cúc liên chi | Parthenum hysterophorus |
6 | Trinh nữ móc | Mimosa diplotricha |
7 | Trinh nữ thân gỗ (mai dương) | Mimosa pigra |
DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Nhóm 1: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
A. Động vật không xương sống | ||
1 | Tôm hùm nước ngọt | Procambarus clarkii |
B. Cá | ||
1 | Cá chim trắng toàn thân | Piaractus brachypomus |
2 | Cá hoàng đế | Cichla ocellaris |
3 | Cá rô phi đen | Oreochromis mossambicus |
4 | Cá trê phi | Clarias gariepinus |
5 | Cá trôi Nam Mỹ | Prochilodus lineatus |
C. Lưỡng Cư-Bò sát | ||
1 | Ếch ương beo | Rana catesbeiana |
D. Chim – Thú | ||
1 | Dê hircus (dê) | Capra hircus |
E. Thực vật | ||
1 | Cỏ nước lợ | Paspalum vaginatum |
2 | Cây cúc leo | Mikania micrantha |
3 | Cây cứt lợn (cỏ cứt heo) | Ageratum conyzoides |
4 | Cây hoa Tulip châu Phi (cây Uất kim hương châu Phi) | Spathodea campanulata |
5 | Cây keo giậu | Leucaena leucocephala |
6 | Cỏ lào đỏ | Eupatorium adenophorum |
7 | Gừng dại (ngải tiên dại) | Hedychium gardnerianum |
Nhóm 2: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam
STT | Tên Việt Nam | Tên Khoa học |
A. Động vật không xương sống | ||
1 | Bướm trắng Mỹ | Hyphantria cunea |
2 | Cua xanh (cua ven bờ châu Âu) | Carcinus maenas |
3 | Giáp xác râu ngành pengoi | Cercopagis pengoi |
4 | Kiến Ac-hen-ti-na | Linepithema humile |
5 | Kiến đầu to | Pheidole megacephala |
6 | Kiến lửa đỏ nhập khẩu (kiến lửa đỏ) | Solenopsis invicta |
7 | Mọt cứng đốt | Trogoderma granarium |
8 | Mọt đục hạt lớn | Prostephanus truncatus |
9 | Ruồi đục quả châu Úc | Bactrocera tryoni |
10 | Ruồi đục quả Địa Trung Hải | Ceratitis capitata |
11 | Ruồi đục quả Mê-hi-cô | Anastrepha ludens |
12 | Ruồi đục quả Nam Mỹ | Anastrepha fraterculus |
13 | Ruồi đục quả Natal | Ceratitis rosa |
14 | Sán ốc sên | Platydemus manokwari |
15 | Sao biển nam Thái Bình Dương | Asterias amurensis |
16 | Sên sói tía | Euglandina rosea |
17 | Sứa lược Leidyi | Mnemiopsis leidyi |
18 | Trai Địa Trung Hải | Mytilus galloprovincialis |
19 | Trai Trung Hoa | Potamocorbula amurensis |
20 | Trai vằn | Dreissena polymorpha |
21 | Tuyến trùng hại thông | Bursaphelenchus xylophilus |
22 | Xén tóc hại gỗ châu Á | Anoplophora glabripennis |
B. Cá | ||
1 | Cá hồi nâu | Salmo trutta trutta |
2 | Cá vược sông Nile | Lates niloticus |
C. Lưỡng cư - Bò sát | ||
1 | Cóc mía | Bufo marinus |
2 | Ếch Ca-ri-bê | Eleutherodactylus coqui |
3 | Rắn nâu leo cây | Boiga irregularis |
D. Chim - Thú | ||
1 | Chồn ecmin | Mustela erminea |
2 | Sóc nâu, sóc xám | Sciurus carolinensis |
3 | Thú opốt | Trichosurus vulpecula |
E. Thực vật | ||
1 | Cây chân châu tía | Lythrum salicaria |
2 | Cây cúc bò (cúc xuyến chi) | Wedelia trilobata |
3 | Cây đương Prosopis | Prosopis glandulosa |
4 | Cây kim tước | Ulex europaeus |
5 | Cây Micona | Miconia calvescens |
6 | Cây thánh liễu | Tamarix ramosissima |
7 | Cây xương rồng đất | Opuntia stricta |
8 | Chút chít nhật | Fallopia japonica |
9 | Cỏ echin | Cenchrus echinatus |
10 | Cỏ kê Guinea | Urochloa maxima |
11 | Cỏ kê Para | Urochloa mutica |
- 1Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 22/2011/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 2285/BNN-TCTS đề nghị sửa đổi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại Thông tư 22/2011/TT-BTNMT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 2656/BNN-TCTS đề nghị sửa đổi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BTNMT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 487/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2013
- 6Quyết định 1065/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết ngày 31/12/2013
- 7Công văn 5303/BNN-TCTS năm 2018 về cung cấp thông tin một số loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 35/2018/TT-BTNMT về tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Quyết định 244/QĐ-BTNMT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018
- 10Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019
- 11Quyết định 274/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 22/2011/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 487/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2013
- 3Quyết định 1065/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết ngày 31/12/2013
- 4Thông tư 35/2018/TT-BTNMT về tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 244/QĐ-BTNMT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018
- 6Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019
- 7Quyết định 274/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 2285/BNN-TCTS đề nghị sửa đổi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại Thông tư 22/2011/TT-BTNMT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 2656/BNN-TCTS đề nghị sửa đổi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BTNMT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8Công văn 5303/BNN-TCTS năm 2018 về cung cấp thông tin một số loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 26/09/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Hà Công Tuấn, Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 685 đến số 686
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra