Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG THỰC HIỆN THỐNG KÊ HÌNH SỰ
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Thống kê năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự.
1. Thông tư liên tịch này quy định phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong hoạt động lập, đối chiếu và gửi báo cáo thống kê hình sự.
2. Thống kê hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra; truy tố; xét xử các vụ án hình sự; thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự do hai hoặc nhiều cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này cùng thu thập, đối chiếu và báo cáo (sau đây gọi là thống kê hình sự liên ngành).
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong thực hiện thống kê hình sự liên ngành.
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thống kê.
2. Thống nhất biểu mẫu, giải thích biểu mẫu, thời hạn và kỳ thống kê.
3. Thống nhất sử dụng số liệu thống kê hình sự liên ngành trong các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
1. Nội dung thống kê hình sự liên ngành bao gồm:
a) Thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Thống kê khởi tố, điều tra các vụ án hình sự;
c) Thống kê truy tố các vụ án hình sự;
d) Thống kê xét xử các vụ án hình sự;
đ) Thống kê thi hành tạm giữ, tạm giam;
e) Thống kê thi hành án hình sự.
2. Danh mục chỉ tiêu thống kê hình sự liên ngành được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê hình sự liên ngành.
3. Biểu mẫu, giải thích biểu mẫu thống kê hình sự liên ngành do Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương quy định.
Điều 5. Nguồn tài liệu phục vụ thống kê hình sự liên ngành
Số liệu thống kê hình sự liên ngành được thu thập từ hồ sơ, sổ nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Điều 6. Kỳ thống kê hình sự liên ngành
Thống kê hình sự liên ngành được thực hiện định kỳ theo tháng; số liệu được thống kê từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Điều 7. Kinh phí hoạt động thống kê hình sự liên ngành
Kinh phí hoạt động thống kê hình sự liên ngành do Ngân sách nhà nước bảo đảm. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 8. Lưu trữ báo cáo thống kê hình sự liên ngành
Cơ quan, đơn vị được giao lập, đối chiếu báo cáo thống kê hình sự liên ngành có trách nhiệm lưu trữ báo cáo và các tài liệu liên quan theo quy định của ngành mình.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN THỐNG KÊ HÌNH SỰ LIÊN NGÀNH
Điều 9. Trách nhiệm, thời hạn lập, đối chiếu và gửi báo cáo thống kê hình sự liên ngành
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê đối với cấp huyện, 03 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, 05 ngày làm việc đối với Bộ Công an, các đơn vị được giao thuộc cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm lập báo cáo thống kê quy định tại điểm a và điểm e (phần trại giam do Bộ Công an quản lý) khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này, chủ trì đối chiếu với đơn vị có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cùng ký báo cáo và gửi đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê đối với cấp huyện, 03 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, 04 ngày làm việc đối với cấp cao, 05 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được giao thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm lập báo cáo thống kê quy định tại các điểm b, c, d, đ và e (trừ trường hợp thuộc trại giam) khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này, chủ trì đối chiếu với đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Công an, Tòa án nhân dân cùng cấp, cùng ký báo cáo và gửi đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, 06 ngày làm việc đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo thống kê hình sự liên ngành, trình lãnh đạo liên ngành ký và gửi cơ quan Công an, Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp.
4. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo thống kê hình sự liên ngành toàn quốc trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký, gửi Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định cụ thể đơn vị có trách nhiệm lập, đối chiếu báo cáo thống kê hình sự liên ngành.
1. Trách nhiệm lập, đối chiếu báo cáo thống kê hình sự liên ngành của các đơn vị trong Quân đội nhân dân:
a) Bộ phận thống kê hình sự của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân có trách nhiệm lập báo cáo thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra; thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự mà cơ quan mình có trách nhiệm quản lý; chủ trì đối chiếu với bộ phận thống kê của Viện kiểm sát quân sự cùng cấp và gửi Viện kiểm sát quân sự cùng cấp để xây dựng báo cáo thống kê hình sự liên ngành;
b) Bộ phận thống kê hình sự của Viện kiểm sát quân sự có trách nhiệm lập báo cáo thống kê truy tố mà cơ quan mình có trách nhiệm quản lý; chủ trì đối chiếu với bộ phận thống kê của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân, Tòa án quân sự cùng cấp để xây dựng báo cáo thống kê hình sự liên ngành;
c) Bộ phận thống kê hình sự của Tòa án quân sự có trách nhiệm lập báo cáo thống kê xét xử, thi hành án hình sự mà cơ quan mình có trách nhiệm quản lý; chủ trì đối chiếu với bộ phận thống kê của Viện kiểm sát cùng cấp và gửi Viện kiểm sát quân sự cùng cấp để xây dựng báo cáo thống kê hình sự liên ngành.
2. Thời hạn lập, đối chiếu và gửi báo cáo thống kê hình sự liên ngành của các đơn vị trong Quân đội nhân dân:
a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê, Viện kiểm sát quân sự Trung ương lập báo cáo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân, trình lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân ký, gửi các cơ quan có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân và đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Căn cứ vào thời hạn gửi báo cáo quy định tại
Điều 11. Phương thức gửi báo cáo thống kê hình sự liên ngành
1. Báo cáo thống kê hình sự liên ngành của các đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 Thông tư liên tịch này được gửi theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của mỗi ngành.
2. Bộ Quốc phòng quy định phương thức gửi báo cáo thống kê hình sự liên ngành của các đơn vị trong Quân đội nhân dân.
Điều 12. Hiệu chỉnh số liệu trong báo cáo thống kê hình sự liên ngành
1. Trường hợp sau khi gửi báo cáo thống kê hình sự liên ngành mà phát hiện có sai sót thì các đơn vị quy định tại khoản 1 và
Các đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp quy định khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm hiệu chỉnh số liệu trong báo cáo thống kê hình sự liên ngành gửi cơ quan Công an, Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.
2. Trường hợp số liệu trong báo cáo thống kê hình sự liên ngành toàn quốc có chênh lệch, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để kiểm tra, đối chiếu, thống nhất số liệu, trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký và gửi các ngành theo quy định.
Điều 13. Cung cấp số liệu thống kê hình sự liên ngành
Khi có yêu cầu cung cấp số liệu thống kê hình sự liên ngành làm báo cáo của lãnh đạo các ngành tại các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo và cung cấp cho các ngành để thống nhất số liệu báo cáo.
Trường hợp cần thiết, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp đối chiếu, thống nhất số liệu với đơn vị có liên quan trước khi cung cấp.
BAN CHỈ ĐẠO, TỔ GIÚP VIỆC BAN CHỈ ĐẠO THỐNG KÊ HÌNH SỰ LIÊN NGÀNH
Điều 14. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
1. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Công an và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là thành viên.
2. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp cao là thành viên.
3. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp tỉnh gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh là thành viên.
4. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp huyện gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp huyện, đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện là thành viên.
5. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm có: Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là thành viên.
6. Trường hợp thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các cơ quan thông báo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương:
a) Quyết định các nội dung về công tác thống kê hình sự liên ngành; sửa đổi, bổ sung biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn để tổ chức thực hiện thống nhất các loại báo cáo thống kê hình sự liên ngành;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thống nhất công tác thống kê hình sự liên ngành của cấp mình và cấp dưới;
c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thống kê hình sự liên ngành;
d) Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích và xem xét kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện công tác thống kê hình sự liên ngành;
đ) Đề xuất với lãnh đạo các ngành về biên chế, tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm hoạt động, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê hình sự liên ngành.
2. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
Điều 16. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
1. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành các cấp do Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cùng cấp quyết định theo đề nghị của các cơ quan có liên quan; đại diện đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê thuộc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là Tổ trưởng.
2. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 17. Tổ chức thực hiện thống kê hình sự liên ngành
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện thống kê hình sự liên ngành theo quy định của Thông tư liên tịch này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thực hiện thống kê hình sự liên ngành thuộc Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu thống kê đã đối chiếu.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về “Hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm”.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới, cần phản ánh kịp thời đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để được giải thích hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung./.
KT. CHÁNH ÁN | KT. VIỆN TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ HÌNH SỰ LIÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018)
STT | Nhóm, tên chỉ tiêu |
| I. Chỉ tiêu thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố |
1 | Số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải giải quyết |
2 | Số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố CQĐT đã giải quyết |
3 | Số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố CQĐT tạm đình chỉ |
4 | Số tin báo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố CQĐT chưa giải quyết |
| II. Chỉ tiêu thống kê khởi tố, điều tra các vụ án hình sự |
5 | Số vụ án/ bị can phải giải quyết |
6 | Số vụ án/ bị can đã giải quyết |
7 | Số vụ án/ bị can tạm đình chỉ điều tra |
8 | Số vụ án/ bị can còn lại chưa giải quyết |
| III. Chỉ tiêu thống kê truy tố các vụ án hình sự |
9 | Số vụ án/ bị can VKS phải giải quyết |
10 | Số vụ án/ bị can đã giải quyết |
11 | Số vụ án/ bị can VKS tạm đình chỉ. |
12 | Số vụ án/ bị can còn lại chưa giải quyết |
13 | Số vụ án VKS trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung |
| IV. Chỉ tiêu thống kê xét xử các vụ án hình sự |
14 | Số vụ án/ bị can, bị cáo Tòa án phải giải quyết |
15 | Số vụ án/ bị can, bị cáo Tòa án đã giải quyết |
16 | Số bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội. |
17 | Số vụ án/ bị can, bị cáo Tòa án tạm đình chỉ. |
18 | Số vụ án/ bị can, bị cáo chưa giải quyết |
19 | Số vụ án Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung |
| V. Chỉ tiêu thống kê thi hành tạm giữ, tạm giam |
20 | Số người bị tạm giữ, tạm giam |
21 | Số người bị tạm giữ, tạm giam đã giải quyết |
22 | Số người bị tạm giữ, tạm giam chết. |
23 | Số người bị tạm giữ, tạm giam trốn |
24 | Số người còn lại đang bị tạm giữ, tạm giam |
25 | Số bị án tử hình đang bị tạm giam |
| VI. Chỉ tiêu thống kê thi hành án hình sự |
| 1. Ra quyết định thi hành án |
26 | Số phải ra quyết định thi hành án |
27 | Số đã ra quyết định thi hành án |
28 | Số còn lại chưa ra quyết định thi hành án |
| 2. Thi hành án hình sự |
29 | Số người đã chấp hành án |
30 | Số người đã chấp hành án xong |
31 | Số người đang chấp hành án chết |
32 | Số người đang chấp hành án trốn |
33 | Số phạm nhân tạm đình chỉ chấp hành án |
34 | Số người đang chấp hành án phạm tội mới |
35 | Số người đang thi hành án treo vi phạm nghĩa vụ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù |
36 | Số người hoãn thi hành án tử hình. |
37 | Số người còn lại đang chấp hành án. |
- 1Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP hướng dẫn công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Công văn 88/TA-TKTH hướng dẫn áp dụng phần mềm thống kê vụ án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 287/QĐ-TANDTC năm 2017 về Chế độ báo cáo thống kê công tác giải quyết, xét xử vụ án trong hệ thống Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 288/QĐ-TANDTC năm 2017 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Công văn 88/TA-TKTH hướng dẫn áp dụng phần mềm thống kê vụ án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 3Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 4Luật thống kê 2015
- 5Quyết định 287/QĐ-TANDTC năm 2017 về Chế độ báo cáo thống kê công tác giải quyết, xét xử vụ án trong hệ thống Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 288/QĐ-TANDTC năm 2017 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Toà án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 12/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Lê Hồng Quang, Nguyễn Văn Quảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra