BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 598-TC/QP | Hà Nội , ngày 16 tháng 5 năm 1989 |
Căn cứ vào Nghị định số 219-CP ngày 20-12-1961, Chỉ thị số 198-TTg ngày 16-7-1971, Nghị định số 62-CP ngày 7-4-1971 của Hội đồng Chính phủ, và Thông tư hướng dẫn số 20-TTLB ngày 3-12-1972 của liên Bộ Tài chính - Quốc phòng; để phù hợp với yêu cầu mới; được sự đồng ý của Hội đồng Bộ trưởng và ý kiến của các bộ có liên quan, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn bổ sung một số chế độ đối với dân quân tự vệ và quân nhân dự bị như sau.
1. Đối với dân quân tự vệ và quân nhân dự bị ở nông thôn, đường phố, không thuộc diện biên chế của Nhà nước:
a) Khi đi dự lớp huấn luyện tập trung hoặc động viên thực tập, do ban chỉ huy quân sự huyện, quận mở và quản lý theo kế hoạch của bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, thì được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 1,5 kilôgam gạo, do ngân sách huyện, quận đài thọ.
b) Khi được ban chỉ huy quân sự huyện, quận huy động đi làm nhiệm vụ thường trực chiến đấu, truy lùng thám báo, biệt kích, tuần tra biên giới... hoặc khi được ủy ban Nhân dân huyện, quận huy động đi phục vụ chiến đấu như bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả sau khi địch đánh phá thì được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 2 kilôgam gạo, do ngân sách huyện, quận đài thọ.
c) Khi được ủy ban Nhân dân xã, phường huy động đi làm nhiệm vụ thường trực trị an, huấn luyện tại xã, phường mà phải thoát ly sản xuất thì được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 1 kilôgam gạo do ngân sách xã, phường đài thọ.
d) Việc điều động dân quân tự vệ và quân nhân dự bị đi làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở tỉnh khác, chỉ được thực hiện khi có lệnh của Bộ Quốc phòng. Kinh phí cho dân quân tự vệ và quân nhân dự bị được Bộ Quốc phòng điều đi làm nhiệm vụ ở tỉnh khác, do ngân sách quốc phòng đài thọ.
2. Đối với tự vệ và quân nhân dự bị là cán bộ, công nhân, viên chức trong các ngành, các đơn vị cơ sở của Nhà nước:
a) Thời gian được điều động đi làm nhiệm vụ thường trực chiến đấu, phục vụ chiến đấu, được tính vào thời gian sản xuất theo quy định trong Chỉ thị số 198-TTg, được hưởng nguyên lương và phụ cấp, tiền thưởng theo chế độ hiện hành. ở các cơ sở sản xuất, khoản kinh phí ấy được tính vào giá thành sản phẩm.
b) Trong những ngày huấn luyện quân sự tại chỗ ở cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường... thì được bồi dưỡng bữa ăn trưa do từng đơn vị đài thọ (tính vào giá thành hoặc quỹ phúc lợi của đơn vị).
B. THỜI GIAN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ QUÂN NHÂN DỰ BỊ
a) Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường và cán bộ chuyên trách quân sự ở các ngành, các cơ sở của Nhà nước mới được đề bạt, năm đầu được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ 15 ngày tại trường quân sự địa phương tỉnh, thành phố. Cán bộ cũ mỗi năm được tập huấn 5 ngày.
b) Cán bộ phân đội được huấn luyện tập trung mỗi năm 5 ngày do huyện, quận tổ chức; sau đó trực tiếp làm giáo viên huấn luyện cho dân quân tự vệ và quân nhân dự bị từ 5 đến 7 ngày mỗi năm tại cơ sở.
c) Tất cả đội viên dân quân tự vệ nòng cốt và cán bộ tiểu đội được huấn luyện tập trung mỗi năm từ năm 5 đến 7 ngày.
Trên đây là một số quy định bổ sung, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hướng dẫn để các địa phương cơ sở thực hiện. Các chế độ khác vẫn thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc, các địa phương và các ngành kịp thời phản ảnh để hai Bộ nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét.
Chu Tam Thức (Đã ký) | Đoàn Khuê (Đã ký) |
Thông tư liên bộ 598-TC/QP năm 1989 bổ sung một số chế độ đối với dân quân tự vệ và quân nhân dự bị do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 598-TC/QP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 16/05/1989
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính
- Người ký: Chu Tam Thức, Đoàn Khuê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 31/05/1989
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực