BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34-TT/LB | Hà Nội , ngày 25 tháng 4 năm 1995 |
Thi hành quyết định số 829/TTg ngày 30/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp điều hành những lĩnh vực then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1995. Để thống nhất thực hiện chế độ quản lý tài chính nguồn kinh phí sự nghiệp cho các chương trình mục tiêu ngành văn hoá thông tin; Liên Bộ Văn hoá - Thông tin - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1- Ngành Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng nội dung, mục đích phần NSNN dành cho các chương trình mục tiêu hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.
2- Ngành Tài chính cấp phát đủ kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu văn hoá thông tin theo kế hoạch đã được Bộ Tài chính thông báo giao kế hoạch chi tiết thu, chi ngân sách hàng năm cho các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với Sở Tài chính vật giá thực hiện đúng danh mục các công việc đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính phê duyệt đối với từng chương trình mục tiêu văn hoá thông tin của Tỉnh, Thành phố, không được tự động thay đổi khi chưa có văn bản đồng ý của Liên Bộ.
4- Các Sở Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm lập dự toán chi tiết, báo cáo quyết toán chi các chương trình mục tiêu của ngành hàng quí, năm gửi Sở Tài chính Vật giá (đồng kính gửi Bộ Văn hoá - Thông tin) để Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt và cấp phát kinh phí, tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính.
5- Chỉ tiêu kinh phí các chương trình mục tiêu văn hoá thông tin được Bộ Tài chính thông báo là nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ, các địa phương phải tự tổ chức huy động các nguồn tài chính khác ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các chương trình mục tiêu của ngành.
Nội dung chi chủ yếu của các chương trình mục tiêu văn hoá thông tin được quy định để làm căn cứ lập dự toán, cấp phát kinh phí và quyết toán như sau:
1 - Chương trình chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử:
Nội dung chi chủ yếu bao gồm:
- Chi sửa chữa, bảo tồn, tôn tạo phục chế các di tích lịch sử, cách mạng, kháng chiến đặc biệt quan trọng, các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn, được Nhà nước xếp hạng.
- Chi trang thiết bị kho bảo tàng để bảo quản hiện vật quí hiếm.
- Chi cho việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng cơ sở.
2 - Chương trình xây dựng và nâng cao các hoạt động văn hoá thông tin ở cơ sở khu vực nông thôn.
Kinh phí của chương trình này được sử dụng chủ yếu cho việc truyền tải thông tin đến đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh; dùng để chi cho các công việc sau đây:
- Cung cấp trang thiết bị nghe và nhìn cho các đội thông tin lưu động cấp huyện và tỉnh theo tiêu chuẩn do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
- Chi cho việc tổ chức cụm văn hoá, thuyền văn hoá.
- Cung cấp sách cho các thư viện huyện theo danh mục đã thống nhất giữa Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.
- Trợ cấp cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin ở các xã vùng cao, biên giới , hải đảo, vùng núi theo mức và danh mục xã đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính thống nhất.
- Chi cho việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin ở cơ sở.
3 - Chương trình phát triên Điện ảnh Việt nam
Nội dung chủ yếu chi cho các công việc sau:
- Chi cho việc sản xuất một số bộ phim lớn có giá trị lịch sử và chính trị cao do Nhà nước đặt hàng.
- Mua sắm trang thiết bị tiền kỳ cho các hãng phim trung ương trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.
- Sửa chữa nâng cấp các rạp chiếu bóng theo danh mục và thiết kế đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính thống nhất.
- Chi mua sắm trang thiết bị và máy chiếu Video theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.
1 - Ở trung ương
Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì trong việc lập đề án các chương trình mục tiêu gửi Bộ Tài chính và Ủy ban kế hoạch Nhà nước để tổng hợp kế hoạch chi toàn ngành trình Chính phủ, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kinh phí các chương trình mục tiêu của ngành Văn hoá thông tin cho các địa phương, các đơn vị trực thuộc và các ngành (nếu có).
Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các đơn vị trực thuộc và các ngành thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
Bộ Văn hoá - Thông tin cùng với Bộ Tài chính xét duyệt danh mục từng chương trình và thông báo chính thức cho địa phương đê làm căn cứ cho Sở Tài chính Vật gía cấp phát kinh phí cho Sở Văn hoá - Thông tin thực hiện chương trình.
Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chi tiêu kinh phí các chương trình mục tiêu ở các địa phương và các chương trình do các đơn vị trực thuộc và các ngành thực hiện; đồng thời tổng hợp toàn bộ tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2 - Ở địa phương
Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm lập dự toán các chương trình mục tiêu của ngành tại địa phương và các công việc cần làm, kinh phí cho từng công việc, gửi Bộ Văn hoá - Thông tin và Sở Tài chính - Vật gía để làm căn cứ duyệt danh mục chương trình mục tiêu cho từng Đia phương, chủ trì tổ chức xét duyệt quyết toán có sự tham gia của Sở Tài chính - Vật giá và tổng hợp quyết toán gửi liên Bộ.
Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào các danh mục công việc của từng chương trình mục tiêu đã được Bộ Văn hoá thông tin và Bộ Tài chính xét duyệt, căn cứ vào dự toán kinh phí của từng chương trình mục tiêu, ưu tiên cấp phát đủ kinh phí của từng chương trình mục tiêu, ưu tiên cấp phát đủ kinh phí theo tiến độ thực hiện, tạo điều kiện cho ngành Văn hoá thông tin thực hiện tốt các chương trình mục tiêu đã được duyệt; phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin trong việc xét duyệt quyết toán kinh phí chương trình mục tiêu của ngành Văn hoá thông tin tại địa phương.
Liên ngành Văn hoá - Thông tin, Tài chính - Vật giá, Ủy ban kế hoạch Nhà nước tỉnh thường xuyên phối hợp kiểm tra việc sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu ở các đơn vị cơ sở trên địa bàn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương cần phản ánh về liên Bộ để xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Liêu Trần Tiêu (Đã ký) | Tào Hữu Phùng (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Thông tư liên bộ 40-TT/LBTLĐL/TC năm 1962 về ủy quyền quản lý kinh phí sự nghiệp về thủy văn cho các địa phương do Liên bộ Bộ Thuỷ lợi và Điện lực và Bộ Tài chính ban hành.
- 1Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Thông tư liên bộ 40-TT/LBTLĐL/TC năm 1962 về ủy quyền quản lý kinh phí sự nghiệp về thủy văn cho các địa phương do Liên bộ Bộ Thuỷ lợi và Điện lực và Bộ Tài chính ban hành.
Thông tư liên bộ 34-TT/LB năm 1995 quản lý kinh phí sự nghiệp cho các chương trình mục tiêu ngành văn hoá do Bộ Tài chính - Văn hóa thông tin ban hành
- Số hiệu: 34-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 25/04/1995
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Liêu Trần Tiêu, Tào Hữu Phùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/1995
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định