Hệ thống pháp luật

 

BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2-TTLB

Hà Nội , ngày 28 tháng 4 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ XÂY DỰNG - BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ SỐ 02-TTLB NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thoả mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn rất cấp bách.

Hiện nay, nhu cầu thiết yếu về sử dụng nước sạch trong các đô thị và khu công nghiệp chỉ mới đáp ứng một phần; lượng nước được cấp tính theo đầu người còn quá thấp, chất lượng nước sạch từ hệ thống cấp nước của các doanh nghiệp thiếu ổn định, nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của tổ chức y tế thế giới.

Từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành nước. Nhiều dự án đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, và xây dựng công trình cấp nước mới ở đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn đã và đang được triển khai xây dựng. Nhưng giá tiêu thụ nước sạch ở các đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn hiện nay mỗi địa phương tính một cách khác nhau và còn chứa đựng nhiều yếu tố bao cấp, chưa khuyến khích việc giảm tỉ lệ thất thoát ở cả các khâu sản suất và tiêu dùng nước sạch.

Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích; Liên Bộ: Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch áp dụng thống nhất tại các đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn trong cả nước như sau:

A. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NƯỚC SẠCH:

I. NGUYÊN TẮC VỀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH:

1. Định giá nước sạch phải thể hiện được đường lối, quan niệm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế với đời sống xã hội.

2. Giá nước sạch đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sạch để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển;

3. Giá nước sạch phải được quy định cụ thể và hợp lý cho từng đối tượng tiêu thụ nước sạch (dùng cho sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ, hành chính sự nghiệp,...), nhằm khuyến khích các hộ sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí.

II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ VÀ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH.

1. Phương pháp xác định yếu tố chi phí và khoản mục giá thành nước sạch:

Nội dung chi phí sản xuất nước sạch bao gồm:

1.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực trực tiếp (gọi tắt là chi phí vật tư), như:

- Tiền nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước thô);

- Vật liệu phụ cho công tác xử lý nước;

- Nhiên liệu, động lực;

Chi phí vật tư được xác định là chi phi hợp lý với 2 điều kiện:

+ Vật tư sử dụng không vượt quá định mức do cấp có thẩm quyền ban hành.

+ Giá vật tư không vượt quá mặt bằng giá thị trường tại thời điểm tính toán.

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp:

Bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp.

1.3. Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí dùng chung tại các phân xưởng:

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của nhân viên công xưởng;

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu;

- Chi phí dụng cụ sản xuất;

- Chi phí dịch vụ mua ngoài;

- Khấu hao tài sản cố định;

- Chi phí bằng tiền khác;

1.4. Chi phí bán hàng:

Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ nước sạch như:

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của nhân viên ghi đồng hồ đo nước và nhân viên thu tiền nước;

- Chi quảng cáo;

- Chi phí phân bổ của đồng hồ đo nước (Tiền đồng hồ và chi phí lắp đặt);

- ...

1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp:

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của cán bộ, nhân viên cơ quan doanh nghiệp;

- Khấu hao tài sản cố định của cơ quan doanh nghiệp;

- Hành chính phí;

- Bưu phí;

- Giao thông phí;

- Tiền thu về sử dụng vốn ngân sách;

- Thuế tài nguyên, tiền sử dụng đất hoặc thuê đất (nếu có);

- Lãi vay (nếu có);

- Công tác phí;

- Chi phí khác;

Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch bao gồm các khoản mục dưới đây:

 

Nội dung chi phí

Ký hiệu

I

1.1. Chi phí vật tư trực tiếp

Cvl

 

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Cnc

 

1.3. Chi phí sản xuất chung

Csxc

 

Cộng giá thành sản xuất

CP

II

1.4. Chi phí bán hàng:

Cb

III

1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cq

 

Giá thành toàn bộ

GT

2. Xác định sản lượng nước thương phẩm:

SLtp = SLsx - SLhh

SLtp: Sản lượng nước thương phẩm

SLsx: Sản lượng nước sản xuất

SLhh: Sản lượng nước hao hụt

2.1. Sản lượng nước sản xuất: là lượng nước tính theo tổng công suất thực tế khai thác tối đa của từng nhà máy nước do UBND tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế quy định. 2.2. Sản lượng nước hao hụt: Là lượng nước thất thoát do thực trạng kỹ thuật và trình độ quản lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch của từng doanh nghiệp cấp nước. Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể tỷ lệ hao hụt nước cho từng doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 30%.

3. Xác định giá tiêu thụ nước sạch:

3.1. Xác định giá tiêu thụ bình quân:

 

 

GTtb

 

 

 

 

 

 

Gttbq

=

 

+

LNđm

+

Tdt

+

Ftn

 

 

SLtp

 

 

 

 

 

 

Gttbq: Giá tiêu thụ bình quân

GTtb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch

SLtp: Sản lượng nước thương phẩm

LNđm: Lợi nhuận định mức

Tdt: Thuế doanh thu

Ftn: Phí thoát nước (nếu có)

- Lợi nhuận định mức do UBND tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ những quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, để quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.

- Thuế doanh thu được xác định theo Luật thuế doanh thu.

- Phí thoát nước (nếu có): Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cần thiết phải bổ sung hệ thống thoát nước để nối vào hệ thống thoát nước chung; Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức cụ thể, nhưng phí thoát nước quy định không vượt quá 10% giá vốn sản xuất nước sạch.

3.2. Xác định giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng:

Căn cứ vào giá tiêu thụ nước sạch bình quân và mức nước sạch tiêu thụ cho từng đối tượng của địa phương để xác định hệ số tính giá cho phù hợp.

Trước mắt, quy định giá tiêu thụ nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt theo phương pháp luỹ tiến thang bậc. Bậc sau cao hơn bậc trước để khuyến khích các hộ sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí. Mỗi hộ sử dụng nước sinh hoạt đều được hưởng từng loại giá cho mỗi bậc thang, từ thấp đến cao.

Việc xác định mức giá cụ thể cho từng đối tượng sử dụng phụ thuộc vào lượng nước sử dụng của mỗi loại đối tượng, nhưng phải đảm bảo giá tiêu thụ nước sạch bình quân ở mục 3.1.

Hệ số tính giá áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước sạch không được vượt quá hệ số tính giá tối đa trong bảng sau:

 

Đối tượng sử dụng nước

Lượng nước sạch sử dụng của các đối tượng trong tháng

Hệ số tính giá

 

Mức

Tỷ lệ

tối đa

 

15 M3 đầu tiên

SH1

0,8

Sinh hoạt của các hộ dân cư

từ trên 15 M3 đến 25 M3

SH2

1,0

 

từ trên 25 M3 đến 35 M3

SH3

1,2

 

từ trên 35 M3

SH4

1,5

Cơ quan hành chính sự nghiệp

Theo thực tế sử dụng

HC

1,2

Các hoạt động sản xuất vật chất

Theo thực tế sử dụng

SX

2

Kinh doanh dịch vụ

Theo thực tế sử dụng

DV

3.5

Bình quân tổng sản lượng nước thương phẩm

100

1

Trường hợp đặc biệt có doanh nghiệp lượng nước sản xuất chỉ phục vụ cho tiêu dùng sinh hoạt thì hệ số tính giá được phép quy định vượt hệ số tính giá tối đa áp dụng cho 15 M3 đầu tiên, để đảm bảo hệ số giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt bình quân bằng 1.

Trường hợp tính đủ theo hướng dẫn trên đây, giá vốn sản xuất nước sạch tăng lên cao so với giá bán hiện hành, các tỉnh, thành phố cần sử lý dần từng bước đảm bảo không làm tăng giá nước sạch một cách đột biến.

Ví dụ cách tính giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng và giá tiêu thụ nước sạch bình quân như phụ lục kèm theo Thông tư này.

B. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝGIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH:

1. Từng thời kỳ, tuỳ theo tình hình thực tế của việc sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm thân cư nông thôn Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi phương pháp định giá sản phẩm nước sạch cho phù hợp.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra tình hình chấp hành giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn.

3. Công ty sản xuất - kinh doanh nước sạch trình UBND tỉnh, hoặc thành phố phương án giá tiêu thụ nước sạch. Sở Tài Chính - Vật giá tỉnh, hoặc thành phố (đối với TP Hồ Chí Minh là Ban vật giá) phối hợp với Sở Xây dựng, hoặc Sở Giao thông - Công chính thẩm định phương án giá tiêu thụ nước sạch trình UBND tỉnh, hoặc thành phố quyết định.

4. Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nước sạch phải thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thụ và thanh toán tiều nước của các hộ tiêu thụ, để kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng thất thoát lượng nước sạch và chống thất thu tiền nước.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Liên bộ: Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng giá, ban hành giá và quản lý giá tiêu thụ nước sạch theo nội dung của Thông tư này đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch trên toàn quốc.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại địa phương; đồng thời báo cáo quyết định này về Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ để theo dõi.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Các văn bản trước đây hướng dẫn về việc định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn không còn hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về liên Bộ: Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ để xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Phụ lục:

VÍ DỤ CÁCH TÍNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH BÌNH QUÂN

Kèm theo Thông tư số 02/LB ngày 28 tháng 4 năm 1997

của Liên Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ

Tổng sản lượng nước thương phẩm trong năm: 10 triệu m3

Doanh thu là: 14 tỷ đồng

Giá nước tiêu thụ bình quân: 1.400 đ/m3

 

 

Đối tượng sử dụng nước

Lượng nước sạch sử dụng của các đối tượng trong tháng

Hệ số tính

Giá tiêu thụ

 

Mức

Tỷ lệ

giá

(đ/m3)

 

15 M3 đầu tiên

62

0,80

1.120

Sinh hoạt của các hộ dân cư

từ trên 15 M3 đến 25 M3

10

1,00

1.400

 

từ trên 25 M3 đến 35 M3

5

1,10

1.540

 

từ trên 35 M3

3

1,20

1.680

Cơ quan hành chính sự nghiệp

 

5

1,20

1.680

Các hoạt động sản xuất vật chất

 

10

1,30

1.820

Kinh doanh dịch vụ

 

5

2,46

3.444

Bình quân tổng sản lượng nước thương phẩm

100

1,00

1.400

 

Đặng Nghiêm Chính

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Tuấn

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 2-TTLB năm 1997 hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn do Bộ xây dựng - Ban vật giá Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2-TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 28/04/1997
  • Nơi ban hành: Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Xây dựng
  • Người ký: Đặng Nghiêm Chính, Nguyễn Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 14
  • Ngày hiệu lực: 28/04/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản