Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC – BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2-TT/LB | Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 1979 |
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC CON LIỆT SĨ
Để đẩy mạnh việc chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ trong các trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Bộ Thương binh và xã hội đã ban hành một số văn bản quy định các chế độ đối với con liệt sĩ đang đi học. Thi thành quyết định số 60-CP ngày 05-4-1976 của Hội đồng Chính phủ, liên bộ đã có thông tư số 16-TT/LB ngày 24-7-1976 và Bộ Giáo dục đã có công văn số 462-KHTV ngày 03-3-1978.
Chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, các ngành, các đoàn thể, các địa phương, các trường học và nhiều thầy giáo, cô giáo đã quan tâm chăm sóc giáo dục con liệt sĩ.
Nhờ vậy, phong trào đã phát triển trong cả nước, đặc biệt là ở các trường phổ thông.
Để đẩy mạnh hơn nữa phong trào chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cùng với việc phát triển sâu rộng phong trào đền ơn trả nghĩa trong toàn Đảng, toàn dân, Bộ Giáo dục cùng với Bộ Thương binh và xã hội bổ sung một số điểm về công tác này như sau.
I. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC CON LIỆT SĨ
1. Những giáo viên đỡ đầu từ ba con liệt sĩ trở lên được ban giám hiệu thu xếp công tác (như bớt giờ hoặc bớt công tác xã hội khác, v.v…) để có điều kiện thuận lợi làm tốt công việc được giao (như dạy thêm cho các cháu, giáo dục cá biệt …);
2. Những giáo viên dạy văn hóa ngoài giờ cho học sinh, trong đó có con liệt sĩ, được bồi dưỡng theo chế độ đã quy định tại thông tư số 1-TT/LB ngày 13-01-1978 của liên Bộ Giáo dục – Tài chính;
3. Những giáo viên có thành tích về chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ thì hai ngành (từ trung ương đến cơ sở) xét và đề nghị khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
II. BỔ SUNG TIÊU CHUẨN VÀO CÁC DANH HIỆU THI ĐUA CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
Ngoài các tiêu chuẩn đã định, nay thêm tiêu chuẩn về chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ ở những trường, lớp có con liệt sĩ, cụ thể là:
1. Lao động tiên tiến, giáo viên nhân dân có thêm thành tích về chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ (nhận đỡ đầu, trực tiếp giáo dục con liệt sĩ có kết quả).
2. Tổ tiên tiến, tổ lao động xã hội chủ nghĩa, tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa… thì tất cả thành viên phải có thành tích về chăm sóc, giúp đỡ giáo dục con liệt sĩ.
3. Trường tiên tiến phải chăm sóc, giáo dục tốt con liệt sĩ (tất cả con liệt sĩ thuộc địa bàn trường phụ trách đều đi học, 100 phần trăm được lên lớp và thi đỗ, 100 phần trăm được bồi dưỡng để vào đội, vào đoàn đúng độ tuổi). Có những trường hợp cá biệt thì phải có lý do cụ thể và đã có những biện pháp giúp đỡ tích cực.
III. VỀ CÁC CƠ SỞ NUÔI DẠY TẬP TRUNG CON LIỆT SĨ
1. Các cơ sở nuôi dạy tập trung con liệt sĩ chỉ nhận các cháu mồ côi cả cha mẹ mà không có người thân thuộc trực tiếp săn sóc, nuôi dưỡng và địa phương đã tích cực giải quyết bằng các hình thức khác mà không được (quyết định số 60-CP ngày 05-4-1976 của Hội đồng Chính phủ).
2. Những cháu học chậm từ 4 tuổi trở lên so với độ tuổi vào lớp (trừ số có tật) đều học chương trình bổ túc văn hóa, số còn lại học theo chương trình phổ thông.
3. Các Sở, Ty giáo dục cần cử đủ số giáo viên đã quy định cho các cơ sở nuôi dạy tập trung con liệt sĩ. Số giáo viên này phải có trình độ chuyên môn khá, đạo đức tốt (nếu còn tuổi thanh niên thì phải là đoàn viên).
Ngoài việc được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của ngành giáo dục, số giáo viên này còn được học tập về chính sách thương binh, liệt sĩ (do ban giám hiệu tổ chức).
4. Về cơ sở vật chất: các cơ sở nuôi dạy tập trung con liệt sĩ được ưu tiên giải quyết những phương tiện cần thiết cho giảng dạy và học tập như:
- Sách giáo khoa,
- Giấy, vở, bút, mực,
- Đồ dùng dạy học,
- Sách hướng dẫn giảng dạy,
- Sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
5. Việc chỉ đạo các cơ sở nuôi dạy tập trung con liệt sĩ:
- Ngành giáo dục chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ;
- Ngành thương binh và xã hội chỉ đạo việc thực hiện chính sách;
- Các Sở, Ty giáo dục và các Sở, Ty thương binh và xã hội cần phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động tốt.
Hai Bộ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các ngành, nhất là các Sở, Ty giáo dục và các Sở, Ty thương binh và xã hội thực hiện tốt các nội dung bổ sung của thông tư này và phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ ở địa phương.
Trong khi thực hiện, có khó khăn, mắc mứu gì các địa phương cần phản ánh kịp thời cho hai Bộ.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
- 1Thông tư liên bộ 1/TTLB năm 1978 chế độ phụ cấp dạy thêm giờ, thêm buổi đối với giáo viên phổ thông, bổ túc văn hoá tập trung, sư phạm trung cấp, sư phạm sơ cấp do Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông Tư 16-TT/LB 1976 Về việc tăng cường chăm sóc và giáo dục con liệt sĩ trong tình hình mới do Bộ Thương Binh và Xã Hội và Bộ Giáo Dục ban hành
- 3Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư liên bộ 1/TTLB năm 1978 chế độ phụ cấp dạy thêm giờ, thêm buổi đối với giáo viên phổ thông, bổ túc văn hoá tập trung, sư phạm trung cấp, sư phạm sơ cấp do Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông Tư 16-TT/LB 1976 Về việc tăng cường chăm sóc và giáo dục con liệt sĩ trong tình hình mới do Bộ Thương Binh và Xã Hội và Bộ Giáo Dục ban hành
- 3Quyết Định 60-CP năm 1976 bổ sung chính sách đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1979 bổ sung về công tác chăm sóc, giáo dục con liệt sĩ do Bộ Giáo dục - Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 06/04/1979
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục, Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Hồ Trúc, Nguyễn Kiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra