Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ-BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/LB-VGCP-GTVT | Hà Nội , ngày 27 tháng 1 năm 1995 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 05/01/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban vật giá Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ Nghị định số 08/CP ngày 30/01/1993 của Chính phủ về thành lập Cục Đường sông Việt Nam.
Thi hành Quyết định số 137/HĐBT ngày 24/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá,
Ban vật giá Chính phủ - Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế quản lý Nhà nước về cước phí vận tải và cước phí cảng sông như sau:
Điều 1: Cước phí quy định trong Thông tư này bao gồm cước, phí vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện đường sông và các loại cước phí cảng sông nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vận tải và khai thác kinh doanh cảng sông.
Điều 2: Cước phí vận tải và cước phí cảng sông được xây dựng trên cơ sở định mức Nhà nước; Các chi phí sản xuất thực tế hợp lý phù hợp với mặt bằng giá trị thị trường trong nước và khu vực của từng thời kỳ.
Điều 3: Phạm vi áp dụng:
3.1 - Cước vận tải được áp dụng đối với các phương tiện thuỷ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá trong nước và hàng quá cảnh trên các tuyến đường sông (kể cả giá thuê phương tiện).
3.2 - Cước phí cảng sông (kể cả cảng chuyên dùng) được áp dụng cho các loại hàng hoá và phương tiện ra vào cảng sông của các tổ chức cá nhân trong nước và các tổ chức liên doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3.3 - Cước phí được tính bằng tiền Việt Nam, trường hợp cước phí tính bằng đồng Đô la Mỹ chỉ áp dụng đối với các đơn vị vận tải và đơn vị khai thác kinh doanh cảng sông được phép thu ngoại tệ.
II- THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH VỀ CƯỚC PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG VÀ CƯỚC PHÍ CẢNG SÔNG:
Điều 5: Ban Vật giá Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn các loại cước phí sau:
5.1 - Cước vận chuyển hàng hoá thuộc nguồn chi Ngân sách hàng hoá phục vụ khắc phục thiên tai, hàng hoá quá cảnh Việt Nam (kể cả giá thuê phương tiện).
5.2 - Các loại cước phí: cước phí trọng tải, cước phí thủ tục, cước phí hoa tiêu.
5.3 - Quy định khung cước phí đối với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.
Điều 6: Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cho Cục Đường sông Việt Nam:
6.1 - Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải và khai thác kinh doanh cảng sông (kể cả cảng sông chuyên dùng) thực hiện cơ chế quản lý cước phí và các mức cước phí do Nhà nước quy định.
6.2 - Hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải và khai thác kinh doanh cảng sông xây dựng phương án, thẩm định và tổng hợp trình Ban Vật giá Chính phủ phê duyệt các loại cước phí quy định ở
6.3 - Công bố và phê duyệt các loại cước phí cảng sông gồm: cước phí cầu bến cước phí hàng hoá qua cầu bến; cước phí thuê kho bãi; cước phí xếp dỡ; cước phí bồi thường, thưởng phạt; cước phí hỗ trợ tầu sông.
Điều 7: Giám đốc các doanh nghiệp vận tải và khai thác kinh doanh cảng sông:
7.1 - Tổ chức thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh cơ chế quản lý cước phí và mức cước phí do Nhà nước quy định.
7.2 - Xây dựng phương án các loại cước phí vận tải (quy định tại Điều 5) và cước phí cảng sông (quy định tại điều 6.3) để Cục Đường sông Việt Nam thẩm định trước khi trình Bộ Giao thông Vận tải và Ban Vật giá Chính phủ phê duyệt và công bố theo thẩm quyền.
7.3 - Đối với hàng hoá có khối lượng vận chuyển lớn ảnh hưởng đến sản xuất đời sống dân sinh, căn cứ vào khung giá hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ các doanh nghiệp vận tải cùng với chủ hàng thoả thuận về mức cước phí vận chuyển cụ thể trong phạm vi khung giá của Nhà nước.
7.4 - Tổ chức thực hiện đăng ký giá và thoả thuận với khách hàng những loại cước phí ngoài quy định ở mức 1 và 2 của Điều 5 và mục 3 Điều 6 của Thông tư này.
III- ĐĂNG KÝ VÀ HIỆP THƯƠNG GIÁ CƯỚC PHÍ VẬN TẢI VÀ CẢNG SÔNG:
Điều 8: Đăng ký giá cước phí vận tải và cảng sông:
8.1 - Các đơn vị kinh doanh vận tải và cảng sông có khối lượng hàng hoá lớn, tập trung hoặc các cụm cảng trong khu vực đều phải thực hiện đăng ký giá cước phí ngoài quy định tại Điều 5 và 6.3) với Cục Đường sông Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và Ban Vật giá Chính phủ.
- Các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của các chính quyền và các ngành ở địa phương ngoài việc đăng ký giá với các cơ quan nói trên, còn phải đăng ký giá với cơ quan quản lý giá địa phương (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
8.2 - Cơ quan quản lý Nhà nước về giá không thực hiện việc xét duyệt đối với các loại cước phí thuộc diện đăng ký giá.
8.3 - Hồ sơ đăng ký giá cước phí vận tải và cước phí cảng sông bao gồm:
- Biểu cước, phí vận tải và cảng sông.
- Bản thuyết minh các yếu tố hình thành cước phí chi phí cho sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng khác, diễn giải phương pháp tính toán.
- Mức cước phí vận tảu và cảng sông hiện hành (trước thời điểm đăng ký giá của doanh nghiệp).
8.4 - Các doanh nghiệp được điều chỉnh giá, cước phí đã đăng ký với mức tăng hoặc giảm 10%. Nếu vượt quá tỷ lệ trên thì các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại. Hồ sơ đăng ký lại chỉ cần làm rõ phần thay đổi và lý do cần được thay đổi so với mức đã đăng ký trước.
8.5 - Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về giá cùng với cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành cước phí.
Điều 9: Hiệp thương giá cước, phí vận tải và cước, phí cảng sông.
9.1 - Khi có sự tranh chấp về cước, phí vận tải và cước phí cảng sông thì một trong các bên tranh chấp có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá. Cơ quan chủ trì hiệp thương được quy định như sau:
- Cục Đường sông Việt Nam chủ trì hiệp thương (có sự tham gia của Ban Vật giá Chính phủ) trong trường hợp các đối tượng tranh chấp thuộc Cục Đường sông Việt Nam quản lý.
- Cơ quan quản lý giá địa phương chủ trì hiệp thương trong trường hợp các đối tượng tranh chấp cùng địa phương quản lý.
- Ban Vật giá Chính phủ chủ trì hiệp thương (có sự tham gia của Cục Đường sông Việt Nam) khi các đối tượng tranh chấp không thuộc hai trường hợp trên.
9.2 - Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá , mà bên vẫn chưa thoả thuận được mức cước phí thì cơ quan chủ trì hiệp thương quyết định mức cước phí để kịp thời phục vụ các yêu cầu của các doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực hiện nếu thấy cần thiết thì tổ chức lại việc hiệp thương giá.
Điều 10: Ban Vật giá chính phủ phối hợp với Cục Đường sông Việt Nam tổ chức thanh tra - kiểm tra việc thực hiện về cước phí vận tải và cước cảng sông.
Điều 11: Trước thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cước phí có hiệu lực thi hành , các doanh nghiệp vận tải, cảng sông thông báo cho các cơ quan hữu quan biết, đồng thời báo cáo Ban vật giá Chính phủ, Cục đường sông Việt Nam và cơ quan quản lý địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Điều 12: Giám đốc các doanh nghiệp vận tải và khai thác kinh doanh cảng sông thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất gửi về Cục Đường sông Việt Nam tình hình thực hiện cước phí của đơn vị mình quản lý. Cục Đường sông Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Ban Vật giá Chính phủ. Thời hạn gửi báo cáo:
- Các doanh nghiệp gửi báo cáo về Cục: Báo cáo định kỳ 6 tháng trước ngày 15/7, báo cáo định kỳ trước ngày 30/1 năm sau theo các nội dung hướng dẫn của Cục Đường sông Việt Nam.
- Cục Đường sông Việt Nam gửi báo cáo về Bộ Giao thông Vận tải và Ban Vật giá Chính phủ: báo cáo định kỳ 6 tháng trước 30/7 và báo cáo định kỳ hàng năm trước 15/2 năm sau.
- Báo cáo đột xuất chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan quản lý giá hoặc cơ quan chủ quản cấp trên và trong các trường hợp đột biến về các hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp việc thực hiện hệ thống cước phí hiện hành.
Điều 13: Những quy định trong Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về cơ chế quản lý và chỉ đạo cước phí vận tải và cảng sông trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 14: Trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sông và khai thác kinh doanh cảng sông có nhiệm vụ phản ánh kịp thời với Cục Đường sông Việt Nam những vấn đề phát sinh cần được bổ sung sửa đổi. Cục tổng hợp căn cứ vào các quy định về thẩm quyền trong Thông tư này. Cục xem xét, xử lý đề xuất với Ban Vật giá Chính phủ điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.
Bùi Văn Sướng (Đã ký) | Lê Văn Tần (Đã ký) |
- 1Quyết định 137-HĐBT năm 1992 về quản lý giá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 01-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban vật giá Chính phủ
- 3Nghị định 08-CP về việc thành lập Cục đường sông Việt nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
- 4Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
Thông tư liên bộ 02/LB-VGCP-GTVT năm 1995 về việc quản lý cước phí vận tải và cước phí cảng sông do Ban vật Giá Chính Phủ - Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- Số hiệu: 02/LB-VGCP-GTVT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 27/01/1995
- Nơi ban hành: Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Bùi Văn Sướng, Lê Văn Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra