Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2011/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
BAN HÀNH DANH MỤC BỔ SUNG PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
1. Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này) gồm 368 loại phân bón, được chia thành:
a) Phân hữu cơ: 03 loại;
b) Phân vi sinh vật: 12 loại;
c) Phân hữu cơ vi sinh: 47 loại;
d) Phân hữu cơ sinh học: 14 loại;
đ) Phân hữu cơ khoáng: 31 loại;
e) Phân bón lá: 260 loại;
g) Phân bón có bổ sung chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón: 01 loại.
2. Danh mục phân bón thay thế các loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này), gồm 62 loại, cụ thể:
a) Phân Vi sinh vật: 01 loại;
b) Phân hữu cơ vi sinh: 03 loại;
c) Phân hữu cơ sinh học: 05 loại;
d) Phân hữu cơ khoáng: 03 loại;
đ) Phân bón lá: 50 loại.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại phân bón quy định tại Điều 1 khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 42/2011/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 59/2011/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 13/2012/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón
- 5Quyết định 5429/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020
- 6Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón
- 2Quyết định 5429/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020
- 3Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 2Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 3Nghị định 191/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 4Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 6Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Thông tư 42/2011/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 59/2011/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 13/2012/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 86/2011/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 86/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 659 đến số 660
- Ngày hiệu lực: 30/01/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra