Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHITIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16tháng5 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đềnghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành mộtsố điềucủa Luật Thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực tài chính.

Điều1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 24; khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 3 Điều 28; khoản 2 Điều 71; khoản 6 Điều 74; khoản 2 Điều 75; khoản 4 Điều 76; khoản 6 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng.

2.Thông tư này áp dụng đối với:

a)Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là cá nhân) và tập thể trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, ngành Tài chính;

b)Cá nhân, tập thể khác có thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ, ngành Tài chính.

Điều 2. Tiêu chuẩn xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”

1.Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

2.Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, hoàn thành khóa học, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo,bồi dưỡngthì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại đơn vị đểđược xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo,bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

3.Thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

4.Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

5.Đối với cá nhân chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

6.Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” do đơn vị cử điều động, biệt phái xem xét, quyết định trên cơ sở nhận xét, đánh giá của đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái.

Điều 3. Tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính”

1.Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ Tài chính tổ chức đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, bao gồm:

a)Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và tương đương thuộc cơ quan Bộ Tài chính;

b)Tổng cục và tương đương trực thuộc Bộ Tài chính (Tổngcục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước vàỦy banChứng khoán nhà nước);

c)Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, TrườngBồi dưỡngcán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính;

d)Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tàichính - Kếtoán và Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;

đ) Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và tương đương trực thuộc cơ quanTổngcục thuộc Bộ Tài chính;

e)Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộcTổngcục thuộc Bộ Tài chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

g)Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

h)Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; hội, hiệp hội thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính; Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị trực thuộc;

i)Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan, Chi cục Dự trữ Nhà nước và tương đương, Kho bạc nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2.Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ Tài chính phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào thi đua, đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ.

Điều 4. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

1.Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

2.Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” là tập thể các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc tuyến khen thưởng Bộ Tài chính, bao gồm:

a)Các tập thể được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h và điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

b)Các khoa, phòng, ban và tương đương thuộc các đơn vị được quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm h khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 5. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

1.Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàngnăm cho tập thể và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

2.Đối với các đơn vị trong ngành Tài chính mới thành lập phải có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên mới được bình xét danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Đối với các đơn vị trong ngành Tài chính được tổ chức lại thì tính thời gian kế thừa từ đơn vị trước khi được tổ chức lại.

3.Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” là các tập thể được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Điều 6. Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen Bộ Tài chính

1.Bằng khen Bộ Tài chính để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

2.Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Điều 7. Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen

1.Giấy khen của Thủ trưởng các đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ Tài chính để tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị hoặc cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đơn vị; đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a)Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên; có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua do Bộ Tài chính hoặc đơn vị phát động;

b)Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

2.Giấy khen của Thủ trưởng các đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ Tài chính để tặngcho tập thể thuộc thẩm quyền quản lý đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm hoặc tập thể có thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đơn vị; đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a)Đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên; có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua do Bộ Tài chính hoặc đơn vị phát động;

b)Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

Điều 8. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng

Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm 01 bộ hồ sơ khen thưởng (bản chính) kèm theo các tệp tin điện tử của hồ sơ, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

Điều 9. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam”

1.Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức tặng thưởng của Bộ Tài chính để ghi nhận thành tích, sự cống hiến của các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính Việt Nam.

2.Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương

a)Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này (trừ hội, hiệp hội thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính; Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị trực thuộc);

b)Công chức công tác tại cácPhòng Tài chính - Kế hoạch củaUBND các thành phố trựcthuộc tỉnh, quận, huyện, thị xãthuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công chức làm công tác tài chính, kế toán tạiUBND các xã, phường, thị trấn;

c)Công chức đang làm công tác tài chính, kế toán tại các Vụ Tài chính, Cục Tài chính của các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương; Vụ Tài chính, Cục Tài chính của các Tổng cục thuộc các Bộ;

d)Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính Việt Nam: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở trung ương phụ trách công tác tài chính; Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịchỦy bannhân dân tỉnh, thành phố);

đ) Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài;

e)Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

3.Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

a)Xét tặng Kỷ niệm chương không tính thâm niên công tác đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính;

b)Xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân công tác tại các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này có tổng thời gian công tác trong ngành Tài chính từ 20 năm trở lên đối với nam, từ 15 năm trở lên đối với nữ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên (tính cho tổng thời gian dùng để xét tặng Kỷ niệm chương);

c)Xét Kỷ niệm chương đối với cá nhân công tác tại các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được công nhận Liệt sỹ;

d)Xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân công tác ở các ngành khác chuyển về công tác trong ngành Tài chính, nếu chưa đủ thời gian để xét tặng theo quy định tại điểm b khoản này, thì sẽ được xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu nếu có đủ 30 năm công tác liên tục trở lên đối với nam, 25 năm công tác liên tục trở lên đối với nữ, trong đó phải có từ đủ 05 năm trở lên (60 tháng) công tác trong Ngành và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên (tính cho tổng thời gian dùng để xét tặng Kỷ niệm chương);

đ) Xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều này (trừ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịchỦy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nhiều thành tích nổi bật trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của ngành Tài chính;

e)Xét tặng Kỷ niệm chương đối với các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịchỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có thời gian giữ chức vụ và phụ trách công tác tài chính, ngân sách từ đủ 05 năm trở lên (60 tháng);

g)Xét tặng Kỷ niệm chương đốivới các cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này có công lao, thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính; riêng đối với người nước ngoài làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, khi kết thúc nhiệm kỳ công tác có nhiều công lao giúp đỡngành Tài chính trên các mặt: mở rộng quan hệ hợp tác tài chính với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế; vận động cáctổ chứcquốc tế, các nhà tài chính đóng góp, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, hoặc có những đóng góp về tư vấn, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật... giúp cho ngành Tài chính trong quá trình hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế;

h)Trường hợp đặc biệt mang tính đối ngoại do Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền.

4.Cách tính thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương

a)Thời gian công tác đối với người đương chức được tính đến thời điểm ngày 30/6 của năm đềnghị xét tặng; đối với người đã nghỉ hưu tính đến ngày nghỉ hưu; đối với người đã từ trần được tính đến ngày mất;

b)Đối với người được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Tài chính, hoặc đi nghĩa vụ quân sự, sau đó trở về công tác trong ngành Tài chính: thời gian công tác ở ngành khác, thời gian làm nghĩa vụ quân sự vẫn được tính là thời gian công tác trong ngành Tài chính;

c)Đối với cá nhân từng làm việc trong các cơ quan, đơn vị sáp nhập về ngành Tài chính: thời gian công tác trong ngành Tài chính được tính cả thời gian đã làm việc ở các đơn vị đó trước khi sáp nhập về ngành Tài chính;

d)Đối với người có thời gian công tác trong ngành Tài chính không liên tục (chuyển công tác ra khỏi ngành, sau đó lại chuyển vào các đơn vị thuộc ngành Tài chính) thì thời gian công tác trongngành Tài chính được cộng dồn tổng số thời gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính; đủ 12 tháng được tính là 01 năm công tác trong ngành;

đ) Trường hợp cá nhân trong thời gian trước đây bị xử lý kỷ luật, thì thời gian thi hành kỷ luật (bao gồm cả thời gian chưa được xóa kỷ luật) không được tính vào thời gian đểxét tặng Kỷ niệm chương; chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 3 năm tính từ thời điểm hết thời hạn kỷ luật.

Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng

1.Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của toàn ngành Tài chính, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tài chính.

2.Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập và ban hành quy chế hoạt độngcủaHội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến; là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham mưu đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kếhoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành Tài chính; thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Bộ trưởng xét tặng theothẩm quyền hoặc trình cấp cóthẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính có trách nhiệm chủtrì phối hợp với cấp ủy Đảng cùng cấp, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tại đơn vị cụ thể hóa nội dung, chi tiêu, các biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; cho ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng khi được thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính yêu cầu.

4.Cơ quan báo chí thuộc Bộ có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện gương người tốt, việc tốt, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để phổ biến nêu gương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5.Cá nhân, tập thể được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghịkhen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1.VụTổ chứccán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vịthuộc Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai và kiểm tra thực hiện Thông tư này.

2.Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; các đơn vị thuộc tuyến khen thưởng Bộ Tài chính; các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmtổ chứcthực hiện Thông tư này.

3.Các đơn vị cấp Tổng cục thuộc Bộ và tương đương tổ chức xây dựng Quy chế thi đua - Khen thưởngcủađơn vị mình phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và hướng dẫn tại Thông tư này.

4.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đểnghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 12. Hiệu lực thihành

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024. Thông tư này bãi bỏThông tư số 17/2019/TT-BTC ngày 21/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam”.

2.Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này đượcsửa đổi, bổsung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản mới ban hành./.


Nơi nhận:
- Thủtướng Chính phủ;
-Các PhóThủ tướng Chính phủ;
-Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
-Ủy banTài chính, Ngân sách của Quốc hội;
-Các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương;
-Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
-Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
-Cổng Thông tin điện tửChính Phủ; Cổng Thông tin điện tửBộ Tài chính;
-Công báo;
-Sở Tài chính các tỉnh, thành phố;
-Các đơn vị thuộc, trực thuộcvà thuộc tuyến khen thưởng củaBộ Tài chính;
-Lưu VT, Vụ TCCB (350 bản).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc