Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH ********* |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2006/TT-BTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
Căn cứ Nghị quyết số 47/2005/QH11 ngày 01/11/2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tám về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3321/VPCP-KTTH ngày 22/6/2006 của Văn phòng Chính phủ,
Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn thuế môn bài, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến hết năm 2010 như sau:
1- Đối tượng và phạm vi miễn thuế
1.1- Đối tượng được miễn thuế
Tổ chức, cá nhân (gọi tắt là cơ sở kinh doanh) đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến là đối tượng được miễn thuế môn bài, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này, bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các loại hình được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Hợp tác xã được thành lập và đăng ký theo Luật Hợp tác xã.
- Cá nhân, hộ gia đình, xã viên nhận nhiệm vụ do hợp tác xã giao nộp thuế môn bài riêng theo điểm 2, mục I Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.
1.2- Phạm vi miễn thuế
- Đánh bắt hải sản thuộc diện miễn thuế chỉ bao gồm hoạt động khai thác các sản phẩm tự nhiên từ biển (cả gần bờ và xa bờ), không bao gồm các hoạt động: khai thác thuỷ sản nước ngọt; nuôi trồng thuỷ, hải sản; các dịch vụ hỗ trợ cho đánh bắt (như ngư cụ, cung cấp nước ngọt, nước đá, xăng dầu); kinh doanh, chế biến hải sản.
- Sản xuất muối chưa qua chế biến thuộc diện miễn thuế chỉ bao gồm hoạt động sản xuất muối từ nước biển tự nhiên, không bao gồm các hoạt động kinh doanh muối hoặc chế biến muối thành các sản phẩm muối tinh chế (như muối i-ốt, muối tinh...).
2.1- Thuế môn bài
Từ năm 2006 đến hết năm 2010, cơ sở kinh doanh đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến được miễn toàn bộ thuế môn bài.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến có các hoạt động kinh doanh khác nhưng cả cơ sở chỉ có một môn bài thì cũng được miễn toàn bộ thuế môn bài.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng) nộp thuế môn bài riêng thì chỉ được miễn thuế môn bài cho đơn vị trực tiếp đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến.
2.2- Thuế tài nguyên
Từ năm 2006 đến hết năm 2010, cơ sở kinh doanh đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến không phân biệt quy mô, địa bàn hoạt động được miễn thuế tài nguyên.
2.3- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ năm 2006 đến hết năm 2010, cơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến. Cơ sở kinh doanh tiến hành đồng thời nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến để làm căn cứ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến thì thu nhập của hoạt động được miễn thuế được xác định theo tỷ trọng doanh thu của các hoạt động này chiếm trong tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến được miễn thuế | Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế | Doanh thu của hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến | ||
= | x | --------------------------------------------- | ||
Tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế |
Cơ sở kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh khép kín từ khâu đánh bắt hải sản đến khâu chế biến hải sản hoặc từ khâu sản xuất muối chưa qua chế biến đến khâu chế biến thành các sản phẩm khác như bột canh, gia vị...thì thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến được miễn thuế được xác định theo tỷ lệ giữa giá thành sản xuất của khâu này trong tổng chi phí hợp lý của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến được miễn thuế | Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế | Giá thành sản xuất của khâu đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến | ||
= | x | --------------------------------------------- | ||
Tổng chi phí hợp lý của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế |
3.1- Đối với cá nhân, hộ gia đình đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến
Khi lập sổ bộ thuế trong thời kỳ 2006-2010, cơ quan thuế không tính và không thu thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân, hộ gia đình đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến. Trường hợp năm 2006 đã lập sổ bộ thuế cho các đối tượng này thì cuối năm điều chỉnh lại.
3.2- Đối với tổ chức đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến
Hàng năm, tổ chức tự xác định số thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn và kê khai với cơ quan thuế theo quy định hiện hành. Cơ sở kinh doanh có nhiều hoạt động hoặc kinh doanh khép kín tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến theo Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cùng với Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
1- Đối tượng và nguyên tắc giảm thuế
Cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, mục II Thông tư này thuộc đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp thuộc các loại hình được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hợp tác xã được thành lập và đăng ký theo Luật Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.
Đối với doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề theo Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì không được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư này, trừ trường hợp doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước có các hình thức đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số ngoài hình thức đào tạo nghề đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Khoản chi về đào tạo, dạy nghề cho số lao động dân tộc thiểu số phát sinh trong thời gian từ năm 2006 đến hết năm 2010 được coi là khoản chi hộ ngân sách Nhà nước, cơ sở kinh doanh không được hạch toán vào chi phí hợp lý mà được trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế. Trường hợp trong các kỳ tính thuế 2006-2010, cơ sở kinh doanh không phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc chưa trừ hết số thực chi đào tạo, dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số thì được chuyển trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các kỳ tính thuế tiếp theo cho đến khi hết số chi.
2- Điều kiện để được giảm thuế
Để được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
- Có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
- Có chi về việc đào tạo, dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số.
- Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định.
Người dân tộc thiểu số là người thuộc các dân tộc còn lại (không phải dân tộc Kinh) sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xác định lao động là người dân tộc thiểu số căn cứ vào giấy tờ tuỳ thân của người lao động (bản sao giấy chứng minh nhân dân có xác nhận của cơ sở kinh doanh) hoặc lý lịch trích ngang trong hồ sơ của người lao động kèm theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
3- Căn cứ xác định số thuế được giảm và thủ tục giảm thuế
3.1- Căn cứ xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm
Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm là số thực chi về đào tạo, dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số, bao gồm các khoản chi dưới đây:
i) Học phí trả cho cơ sở đào tạo, thù lao trả cho giáo viên hoặc người hướng dẫn chuyên môn.
ii) Chi mua sách vở, tài liệu, phương tiện học tập phù hợp với nội dung của khoá đào tạo, dạy nghề.
iii) Lương hoặc sinh hoạt phí trả cho người lao động trong thời gian đi học.
iv) Tiền ăn, ở, đi lại (lượt đi và về) của người lao động được cử đi đào tạo, đi học nghề theo mức sinh hoạt phí quy định đối với cán bộ, công chức.
v) Khoản chi trực tiếp để tổ chức khoá đào tạo, dạy nghề, như tiền thuê địa điểm, phương tiện, giáo cụ giảng dạy và học tập.
Ví dụ 1: Năm 2006 doanh nghiệp A có doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 20.000 triệu đồng. Chi phí hợp lý là 18.000 triệu đồng (không bao gồm chi đào tạo, dạy nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số). Trong năm, doanh nghiệp A có tiếp nhận lao động là người dân tộc thiểu số và chi về đào tạo, dạy nghề cho số lao động này hết 160 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 28%. Doanh nghiệp A được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do tiếp nhận và đào tạo, dạy nghề lao động dân tộc thiểu số như sau:
+ Thu nhập chịu thuế trong năm: 20.000 tr.đ – 18.000 tr.đ = 2.000 tr.đ
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định chung (chưa tính số được giảm) là: 2.000 tr.đ x 28% = 560 tr.đ.
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm tương ứng với số thực chi về đào tạo, dạy nghề cho lao động dân tộc thiểu số là 160 triệu đồng. Doanh nghiệp A chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 560 tr.đ -160 tr.đ= 400 tr.đ.
Đối với khoá đào tạo, dạy nghề có cả người lao động không phải là người dân tộc thiểu số tham gia thì cơ sở kinh doanh chỉ được giảm thuế tương ứng với số thực chi cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được chi phí đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng này thì căn cứ để giảm thuế được xác định theo tỷ lệ (%) giữa số lao động là người dân tộc thiểu số so với tổng số lao động tham gia khoá đào tạo, dạy nghề.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B trong năm 2006 đã chi hết 600 triệu đồng để đào tạo nghề cho 120 lao động mới được tuyển vào làm việc, trong đó có 80 lao động là người dân tộc thiểu số. Như vậy số chi về đào tạo lao động dân tộc thiểu số làm căn cứ xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm là 400 triệu đồng { 600 tr.đ x 80/ 120}.
3.2- Thủ tục giảm thuế
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, dạy nghề, cơ sở kinh doanh lập dự trù kinh phí đào tạo, dạy nghề cho số lao động là người dân tộc thiểu số, số chi đào tạo, dạy nghề chưa trừ hết vào số thuế phải nộp của kỳ trước để đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp số thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến được giảm kèm theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (Mẫu số 02A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính) hoặc Bản xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp theo quý (Mẫu số 03- TNDN-TKTN ban hành kèm theo Thông tư số 127/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính) đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.
Kết thúc năm tài chính, căn cứ vào số tiền thực chi về đào tạo, dạy nghề cho lao động dân tộc thiểu số, số chi đào tạo, dạy nghề chưa trừ hết vào số thuế phải nộp của kỳ trước, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo Phụ lục số 2A ban hành kèm theo Thông tư này và tổng hợp vào Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
1- Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các đối tượng thuộc diện miễn thuế theo Thông tư này để không thu thuế môn bài, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2006 đến hết năm 2010.
2- Trường hợp cơ sở kinh doanh đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến đã nộp thuế môn bài, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước trước thời điểm han hành Thông tư này thì cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn lại tiền thuế cho đối tượng nộp thuế. Thủ tục hoàn lại tiền thuế thực hiện theo Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách Nhà nước.
3- Tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở vùng biển xa bờ thuộc diện miễn, giảm thuế tài nguyên theo điểm 3, mục IV Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) được quyền lựa chọn miễn thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này đến hết năm 2010 hoặc theo Thông tư số 153/1998/TT-BTC. Trường hợp đến hết năm 2010 mà cơ sở kinh doanh vẫn còn trong thời hạn được miễn, giảm tài nguyên theo Thông tư số 153/1998/TT-BTC nêu trên thì tiếp tục được miễn, giảm thuế tài nguyên cho thời gian còn lại.
4- Hàng năm, chậm nhất là ngày 1/6 (tính từ năm 2007 trở đi), Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo kết quả miễn thuế đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến; kết quả giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về hoạt động đào tạo, dạy nghề cho lao động dân tộc thiểu số với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Vụ Chính sách thuế) và Uỷ ban nhân dân cùng cấp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
5- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các hướng dẫn trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 1A
(Kèm theo Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm ....)
Tên cơ sở kinh doanh:………………………….......................……………………
Mã số thuế:.....................................…………………………………………………
A. Xác định điều kiện và nội dung miễn thuế
1. Điều kiện miễn thuế: q Có hoạt động đánh bắt hải sản, q Có sản xuất muối chưa qua chế biến. |
2. Nội dung miễn thuế: q Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản. q Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hoạt động sản xuất muối chưa qua chế biến. |
B. Xác định số thuế được miễn
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu | Số tiền |
3. Xác định số thuế TNDN được miễn trong kỳ tính thuế: |
|
3.1. Doanh thu tính thuế từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến |
|
3.2. Tổng chi phí hợp lý của hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến |
|
3.3. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến |
|
3.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
3.5. Thuế TNDN được miễn |
|
Ghi chú:
- Tại phần "Điều kiện miễn thuế" và "Nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
- Chỉ tiêu 3.5. “Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn” tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” (Mã số C5) của Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 128/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ Tài chính.
PHỤ LỤC SỐ 2A
(Kèm theo Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm ....)
Tên cơ sở kinh doanh:..........................................................................……………
Mã số thuế:......................................………………………………………………
A. Xác định điều kiện và nội dung giảm thuế
1. Điều kiện giảm thuế: q Có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. q Có chi về việc đào tạo, dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số. q Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định. - Tổng số lao động bình quân trong kỳ tính thuế:.............người - Tổng số lao động là người dân tộc thiểu số:.........người. |
2. Nội dung giảm thuế: q Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng số chi đào tạo, dạy nghề cho người lao động dân tộc thiểu số. (Có Bảng liệt kê các khoản chi đào tạo, dạy nghề người lao động dân tộc thiểu số để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế) |
B. Xác định số thuế được giảm
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu | Số tiền |
3. Khoản chi đào tạo, dạy nghề người lao động dân tộc thiểu số chưa trừ hết trong kỳ tính thuế trước chuyển sang |
|
4. Xác định số thuế TNDN được giảm trong kỳ tính thuế: |
|
4.1. Tổng các khoản chi đào tạo, dạy nghề người lao động dân tộc thiểu số |
|
4.2.Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
|
4.3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (%) |
|
4.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp |
|
4.5. Thuế TNDN được giảm tương ứng số chi đào tạo, dạy nghề lao động dân tộc thiểu số |
|
5. Khoản chi đào tạo, dạy nghề người lao động dân tộc thiểu số chưa trừ hết, chuyển sang kỳ tính thuế sau |
|
Ghi chú:
- Tại phần "Điều kiện giảm thuế" và "Nội dung giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
- Chỉ tiêu 4.5 “Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm tương ứng số chi đào tạo, dạy nghề lao động dân tộc thiểu số” tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” (Mã số C5) của Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 128/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ Tài chính.
- 1Quyết định 231/2005/QĐ-TTg về việc hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 47/2005/NQ-QH11 về việc dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 do Quốc hội ban hành
- 3Luật Đầu tư 2005
- 4Luật Doanh nghiệp 2005
- 5Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006 do Chính phủ ban hành
- 6Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 7Nghị định 68/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thuế tài nguyên sửa đổi
- 8Thông tư 153/1998/TT/BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 68/1998NĐ-CP thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 68/2001/TT-BTC hướng dẫn hoàn trả các khoản thu đã nộp ngân sách nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 10Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài
- 11Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài do Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 13Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 14Luật Hợp tác xã 2003
- 15Thông tư 127/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 197/2003/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 74/2006/TT-BTC thực hiện miễn thuế đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến và giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số từ năm 2006 đết hết năm 2010 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 74/2006/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/08/2006
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 67 đến số 68
- Ngày hiệu lực: 08/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra