Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2009/TT-BCA | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08-9-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15-9-2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 44/2007/QĐ-BYT ngày 12-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập;
Bộ Công an ban hành quy định thực hiện dân chủ trong các cơ sở y tế Công an nhân dân như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong các cơ sở y tế Công an nhân dân (gọi chung là cơ sở y tế).
2. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ y tế Công an nhân dân (gọi chung là cán bộ y tế); người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh và người nhà người bệnh tại các cơ sở y tế.
Cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh cho phạm nhân, bị can, trại viên, học viên trong các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong các cơ sở y tế
Phát huy quyền làm chủ của cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân để phục vụ công tác và chiến đấu; góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại các cơ sở y tế; tăng cường hiệu lực quản lý, phòng, chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, phiền hà, tiêu cực, góp phần xây dựng các cơ sở y tế trong Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong các cơ sở y tế
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; nghiêm cấm những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ sở y tế, của cán bộ y tế và người bệnh, người nhà người bệnh.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, đề cao trách nhiệm quản lý, điều hành của Thủ trưởng các cơ sở y tế (Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa, Trưởng phòng, Trưởng ban y tế, Bệnh xá trưởng, Trưởng y tế cơ sở), sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp của người bệnh để cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện đầy đủ những nội dung về công khai, minh bạch, tham gia ý kiến và giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ sở y tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ người bệnh theo đúng các quy định về khám, chữa bệnh của Nhà nước và của Bộ Công an.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở y tế Công an nhân dân là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương quản lý, bao gồm: bệnh viện, bệnh xá, phòng khám bệnh (không có giường bệnh).
2. Cán bộ y tế trong Công an nhân dân là cán bộ, chiến sĩ, người lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn làm việc trong các cơ sở y tế Công an nhân dân.
3. Người nhà người bệnh là những người đến cơ sở y tế để tham gia phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Mục 1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ SỞ Y TẾ
Điều 5. Nội dung Thủ trưởng cơ sở y tế công khai đối với cán bộ y tế
1. Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ sở y tế.
2. Nội quy, quy chế làm việc của cơ sở y tế; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo cơ sở y tế, lãnh đạo khoa, phòng và cán bộ y tế trong cơ sở y tế, quy trình công tác, thủ tục hành chính giải quyết công việc.
3. Chính sách, chế độ đối với cán bộ ở cơ sở y tế và người bệnh.
4. Tuyển dụng, đào tạo, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng cấp, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ ở cơ sở y tế.
5. Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ sở y tế.
6. Các nguồn thu, chi tài chính của cơ sở y tế theo quy định.
7. Các quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế.
8. Những nội dung khác mà Thủ trưởng cơ sở y tế thấy cần thiết nhưng không trái với quy định của pháp luật, quy định của Bộ Công an.
Điều 6. Hình thức công khai đến cán bộ y tế
1. Niêm yết công khai nội dung quy định tại
a) Đối với văn bản của cấp trên: chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản theo dấu văn thư đến;
b) Đối với văn bản do cơ sở y tế ban hành: ít nhất trước 3 ngày làm việc kể từ ngày văn bản có hiệu lực thi hành.
2. Thông báo tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ của cơ sở y tế.
3. Gửi văn bản đến lãnh đạo các khoa, phòng, tổ chức đảng và các đoàn thể thuộc cơ sở y tế để thông báo đến cán bộ y tế thuộc phạm vi quản lý.
4. Qua mạng máy tính nội bộ cơ sở y tế (nếu có).
Điều 7. Nội dung cán bộ y tế tham gia ý kiến
1. Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở y tế.
2. Quy hoạch phát triển bệnh viện và các khoa, phòng trong bệnh viện (đối với bệnh viện).
3. Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính; các nội dung quy định tại
4. Kế hoạch công tác; kế hoạch thu chi tài chính hàng năm; kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; kế hoạch cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm; kế hoạch mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản của cơ sở y tế.
5. Chức trách, nhiệm vụ; nội quy, quy chế làm việc; quy định chuyên môn kĩ thuật của cơ sở y tế và của các khoa, phòng. Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ y tế.
6. Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến chế độ làm việc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ y tế, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cơ sở y tế.
7. Quy trình, thủ tục hành chính về đón tiếp, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh: các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu người bệnh, người nhà người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của cơ sở y tế: bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của cơ sở y tế.
9. Những nội dung khác mà Thủ trưởng cơ sở y tế thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ y tế.
Điều 8. Hình thức để cán bộ y tế tham gia ý kiến
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở y tế, lãnh đạo khoa, phòng.
2. Qua hội nghị, hội thảo của cơ sở y tế.
3. Gửi ý kiến vào hòm thư góp ý của cơ sở y tế.
4. Qua mạng máy tính nội bộ cơ sở y tế (nếu có).
5. Cấp ủy đảng, các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của quần chúng, đảng viên, đoàn viên, hội viên…
6. Gửi dự thảo văn bản để cán bộ tham gia ý kiến.
Điều 9. Nội dung cán bộ y tế giám sát, kiểm tra
1. Việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của cơ sở y tế; chức năng nhiệm vụ, nội quy, quy chế làm việc của cơ sở y tế; các quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế.
2. Việc cung ứng thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền; mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị; mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản.
3. Quá trình đấu thầu xây dựng cơ bản tại cơ sở y tế.
4. Các nguồn thu, chi tài chính của cơ sở y tế theo quy định.
5. Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ y tế; các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ; các nội dung công khai của Thủ trưởng cơ sở y tế.
6. Quá trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chuyên môn của cán bộ y tế và của người bệnh, người nhà người bệnh.
Điều 10. Hình thức thực hiện giám sát, kiểm tra của cán bộ y tế
Cán bộ y tế thực hiện giám sát, kiểm tra qua các hình thức sau:
- Qua hoạt động của Thanh tra của cơ sở y tế;
- Qua hội nghị cán bộ của cơ sở y tế;
- Qua các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của các khoa, phòng;
- Qua hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng;
- Qua hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện;
- Qua hoạt động giao ban và hoạt động tuyến.
Mục 2. THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH
Điều 11. Nội dung Thủ trưởng cơ sở y tế công khai đối với người bệnh và người nhà người bệnh
1. Lịch làm việc, lịch trực hàng ngày của cán bộ y tế.
2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người nhà người bệnh đối với cơ sở y tế.
3. Nội quy bệnh viện, bệnh xá, sơ đồ chỉ dẫn các khoa, phòng của cơ sở y tế.
4. Các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Mức thu viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí, chế độ bảo hiểm y tế, thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
6. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh, giá gửi phương tiện (xe đạp, xe máy, ô tô) trong cơ sở y tế và các dịch vụ khác.
7. Bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ sở y tế.
Điều 12. Hình thức công khai đối với người bệnh và người nhà người bệnh
1. Niêm yết công khai
Cơ sở y tế tổ chức niêm yết công khai các nội dung quy định tại
2. Thông tin, tuyên truyền, tư vấn
Cơ sở y tế tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn về chế độ chính sách, những vấn đề có liên quan đến việc khám bệnh, chữa bệnh kể từ khi người bệnh đến phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, buồng bệnh.
Điều 13. Nội dung người bệnh và người nhà người bệnh giám sát, tham gia ý kiến
1. Việc thực hiện các chế độ, chính sách y tế liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh; các chế độ, chính sách khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế.
3. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, kịp thời phát hiện và phản ảnh với cán bộ lãnh đạo về những cán bộ y tế có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người nhà người bệnh, đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với cán bộ y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.
4. Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự nơi khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giải quyết, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết, khiếu nại, tố cáo của người bệnh và người nhà người bệnh.
Điều 14. Hình thức giám sát, tham gia ý kiến của người bệnh và người nhà người bệnh
1. Tham gia ý kiến, phản ánh trực tiếp với các thầy thuốc tại các khoa, phòng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tham gia ý kiến, phản ánh với cán bộ lãnh đạo cơ sở y tế.
3. Gửi văn bản tham gia ý kiến vào hòm thư góp ý.
4. Qua đường dây điện thoại nóng do cơ sở y tế quy định.
5. Qua các buổi sinh hoạt của người bệnh.
Mục 3. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI CƠ SỞ Y TẾ
Điều 15. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở y tế
1. Tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện dân chủ trong đơn vị do mình quản lý.
2. Bố trí hòm thư góp ý tại địa điểm thuận lợi; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
3. Công khai các ý kiến tham gia góp ý, phê bình, kiến nghị của cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và của công dân, cơ quan, tổ chức địa phương theo thẩm quyền.
4. Thực hiện công khai việc phân công công việc trong lãnh đạo cơ sở y tế, các khoa, phòng bảo đảm công bằng, đúng người, đúng việc, không gây chồng chéo và không đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, Thanh tra của cơ sở y tế
1. Các đoàn thể quần chúng của cơ sở y tế có trách nhiệm thường xuyên giám sát việc thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế.
2. Thanh tra của cơ sở y tế có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ y tế.
Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ y tế và người bệnh, người nhà người bệnh
1. Cán bộ y tế thực hiện các quy định của Thông tư này liên quan đến phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
2. Người bệnh, người nhà người bệnh có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04-01-2010.
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương việc thực hiện Thông tư này.
3. Hàng năm Công an các đơn vị, địa phương tổ chức sơ kết việc thực hiện Thông tư; định kỳ 5 năm 1 lần tổng kết đánh giá việc thực hiện của đơn vị, địa phương mình và báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương phản ánh Bộ (qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Vụ Pháp chế) để được hướng dẫn kịp thời./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 51/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2Thông tư 54/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 63/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 5Quyết định 9342/QĐ-BCA công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021)
- 6Quyết định 721/QĐ-BCA năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 9342/QĐ-BCA công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021)
- 3Quyết định 721/QĐ-BCA năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an kỳ 2019-2023
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 3Quyết định 44/2007/QĐ-BYT về Quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 51/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 54/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
- 6Thông tư 63/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Thông tư 64/2009/TT-BCA quy định thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 64/2009/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/11/2009
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2010
- Ngày hết hiệu lực: 04/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra