Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 634-CNH-H-25 | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ******* Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1964 |
Ngày 06/7/1963, Hội đồng Chính phủ đã ban hành điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, kèm theo Nghị định số 102-CP.
Căn cứ vào điều 3 của Nghị định nói trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định sau đây những chi tiết cần thiết để thi hành bản điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau đây gọi tắt là điều lệ).
1. Phạm vi quản lý ngoại hối.
Theo điều 1 của điều lệ, mọi việc xuất nhạp khẩu, mua bán, cất giữ ngoại hối và mọi hình thức sử dụng khác như thanh toán, trao đổi, chuyển nhượng, ký kết hợp đồng,… trực tiếp bằng ngoại hối hoặc gián tiếp liên quan đến ngoại hối đều phải thi hành đúng theo những quy định của điều lệ.
Ngoại hối quy định trong điều 2 của điều lệ bao gồm:
- Các loại tiền của nước ngoài là những loại tiền giấy và tiền bằng kim khí do nước ngoài phát hành (sau đây gọi là ngoại tệ).
- Các phương tiện để trả gồm có: séc thường, séc lữ hành, séc bưu điện, thư tín dụng lữ hành lệnh trả tiền và những giấy tờ khác có giá trị thanh toán ghi bằng tiền nước ngoài như biên lai gửi tiền, giấy chứng nhận bảo hiểm v.v…
- Các loại phiếu gồm có: phiếu kho bạc, ngân phiếu bưu điện, hội phiếu, trái phiếu, cố phiếu, sổ tiết kiệm v.v… do nước ngoài phát hành.
- Kim khí quý gồm có: vàng, bạc, bạch kim và các loại kim khí khác, nguyên chất hay hợp kim dưới các hình thức thôi, khối, nén, lá, hột, mạnh vụn v.v… hoặc đã làm thành tư trang, đồ dùng trang hoàng, vật lưu niệm, đồng tiền cũ không còn giá trị lưu hành v.v…
- Đá qúy gồm các loại như kim cương, sa phía, ngọc thạch, v.v… còn nguyên thể hoặc đã chế biến.
2. Đối tượng quản lý ngoại hối:
Tất cả mọi công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và công dân nước ngoài ra, vào hoặc lưu trú tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều phải theo đúng những quy định của điều lệ và thông tư trong việc xuất nhập và sử dụng ngoại hối.
Trong điều lệ, có quy định “người cư trú” và “người không cư trú”, quy định này nhằm phân biệt quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người về mặt kinh tế đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong khi thi hành điều lệ quản lý ngoại hối.
Nói chung “người cư trú” là người có nguồn gốc sinh sống chính thức tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không phân biệt họ là người nước ngoài hay là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Các khoản thu nhập chủ yếu bảo đảm đời sống và hoạt động kinh doanh, của “người cư trú” có nguồn gốc tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trái lại, “người không cư trú” là người có nguồn sinh sống chính tại nước ngoài, không phân biệt họ là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hay là người nước ngoài. Nguồn gốc các khoản thu nhập chủ yếu bảo đảm đời sống và hoạt động kinh doanh của “người không cư trú”, là ở nước ngoài chứ không phải ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cho nên trong những quy định về người “người cư trú” và “người không cư trú” nói ở điều 3 của điều lệ, cần chú ý mấy điểm sau đây:
a) Những người Việt Nam thường xuyên làm ăn sinh sống ở nước ngoài trên một năm đều là “người không cư trú”, trừ những người công tác trong cơ quan đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đặt tại nước ngoài và những cán bộ, học sinh do Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cử ra nước ngoài công tác hay học tập, không kể thời gian dài hay ngắn.
b) Những cơ quan ngoại giao, đại diện, v.v… của nước ngoài đặt tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không kể thời gian dài hay ngắn, đều là “người không cư trú”.
c) Những hãng buôn, những cơ sở kinh doanh về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, tiền tệ, v.v… của những cá nhân hay công ty nước ngoài tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đều là “người cư trú”, không kể thời gian hoạt động dài hay ngắn.
d) Những người nước ngoài thường xuyên sinh sống tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên một năm, ngoài những người đã nói ở điểm b (phần “người không cư trú”), điều 1 của điều lệ, đều là “người cư trú”.
3. Cơ quan phụ trách việc quản lý ngoại hối:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về việc quản lý ngoại hối trong phạm vi quy định của điều lệ này. Ngoài ra, căn cứ điều 2 của Nghị định số 115-CP ngày 30/10/1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước ủy nhiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam việc thi hành những công tác quản lý ngoại hối đã được nêu lên trong điều lệ, trừ việc xử lý các vụ phạm pháp nói ở điều 23 của điều lệ.
QUẢN LÝ VIỆC XUẤT NHẬP, MUA BÁN, CẤT GIỮ NGOẠI HỐI
Những việc xuất nhập khẩu ngoại hối nói trong điều lệ bao gồm mọi hình thức xuất nhập như chuyển qua Ngân hàng, mang theo người, gửi qua Bưu điện, hoặc bằng mọi cách khác không qua Ngân hàng Nhà nước hay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
A. XUẤT NHẬP KHẨU NGOẠI HỐI
I. NHẬP KHẨU
1. Nhập khẩu bằng cách mang theo người:
Khi vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mọi người, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, đều phải khai trình số ngoại hối mang theo cho cơ quan Hải quan (hoặc Công an, nếu không có Hải quan) phụ trách kiểm soát tại địa điểm nơi đến đầu tiên, cụ thể là:
- Nếu đi đường bộ, tại ga hoặc cửa khẩu đầu tiên ở biên giới;
- Nếu đi đường thủy, tại cảng đầu tiên khi tàu cập bến nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
- Nếu đi máy bay, tại sân bay đầu tiên khi máy bay đỗ xuống địa phận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Người khai sẽ được cơ quan kiểm soát cấp một giấy phép mang ngoại hối.
Theo sự quy định chung của các nước xã hội chủ nghĩa, tiền mặt của nước nào chỉ được lưu hành trong lãnh thổ nước đó. Cho nên, cấm nhập khẩu vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiền mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Nhập khẩu không mang theo người hoặc không qua Ngân hàng.
Theo điều 6 của điều lệ “người cư trú” và “người không cư trú” nhận được ngoại hối phải khai trình với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn bẩy ngày làm việc kể từ ngày nhận được. Khi khai trình phải xuất trình những bằng chứng cụ thể về việc nhập khẩu những ngoại hối đó.
II. XUẤT KHẨU
Việc xuất khẩu ngoại hối dưới mọi hình thức đều phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
a) Mọi người từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đi ra nước ngoài, có mang theo ngoại hối, đều phải có giấy phép xuất khẩu ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cấp. Khi đến biên giới, sân bay, hải cảng, phải xuất trình giấy phép cho cơ quan kiểm soát của Hải quan (hoặc Công an, nếu không có Hải quan). Trường hợp xuất khẩu những phiếu hay phương tiện để trả do ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thì được miễn giấy phép nhưng cũng phải khai trình với cơ quan kiểm soát.
b) Cấm mọi việc chuyển ngoại hối ra nước ngoài qua đường bưu điện hoặc bằng bất cứ một cách nào khác không qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Mỗi người muốn chuyển ngoại hối ra nước ngoài đều phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho phép và phải thông qua ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để làm các thủ tục cần thiết.
c) “Người không cư trú” được phép tái xuất số ngoại hối mà họ đã mang vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và đã khai trình lúc nhập cảnh, sau khi khấu trừ các khoản chi tiêu trong thời gian lưu trú tại nước Việt Nam dân chủ công hòa, tối thiểu là 40 đồng tiền Việt Nam một ngày, khi ra đến biên giới, sân bay, hải cảng, họ phải xuất trình phép tái xuất ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cấp, cho trạm kiểm soát của Hải quan (hoặc Công an, nếu không có Hải quan).
B. XUẤT NHẬP KHẨU TIỀN VIỆT NAM
Như đã quy định ở điều 2 của điều lệ, cấm việc xuất nhập khẩu tiền Việt Nam (tiền mặt), các loại phiếu ghi bằng tiền Việt Nam và những phương tiện để trả của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chỉ được sử dụng trong lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Riêng những công dân của các nước xã hội chủ nghĩa hoặc công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lưu trú tại các nước xã hội chủ nghĩa, khi vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, có thể mang theo một số tiền mặt Việt Nam và phương tiện để trả ghi bằng tiền Việt Nam do Ngân hàng Trung ương các nước xã hội chủ nghĩa cấp. Trường hợp mang tiền mặt vào, phải có giấy chứng nhận hoặc giấy phép của Ngân hàng đã đổi tiền.
C. CẤT GIỮ, SỬ DỤNG NGOẠI HỐI
Những “người không cư trú”, lưu trú tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thời gian không quá ba tháng, kể từ ngày nhập cảnh, được phép cất giữ số ngoại hối đã khai trình khi nhập cảnh và đổi dần cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để chi tiêu.
Nếu thời gian lưu trú trên ba tháng, “người không cư trú” phải gửi số ngoại hối đã mang vào tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bằng cách xin mở tài khoản gửi hoặc tài khoản “không cư trú” quy định ở điều 14 của điều lệ, trong thời hạn bẩy ngày làm việc, kể từ ngày vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi đổi hoặc gửi tiền, họ phải xuất trình giấy phép mang ngoại hối đã được cấp khi nhập cảnh hoặc hộ chiếu ngoại giao.
“Người cư trú”, kể cả cá nhân và tổ chức (bao gồm cả các cơ quan và xí nghiệp Nhà nước, đoàn thể v.v…) không được cất giữ ngoại hối, không kể nguồn gốc do đâu mà có, trừ trường hợp đặc biệt đối với các cơ quan, đoàn thể, thì phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
“Người cư trú” có ngoại hối, trong thời hạn bẩy ngày làm việc kể từ ngày có số ngoại hối đó, phải khai trình cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tùy theo loại ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ mua hoặc nhận bán hộ cho “người cư trú”.
“Người cư trú” đã được đổi ngoại hối để chỉ tiêu ở nước ngoài, nếu trong thời gian một tháng kể từ ngày được đổi mà chưa sử dụng, thì phải đổi lại số ngoại hối đó cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc phải xin gia thêm thời hạn sử dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
“Người cư trú” muốn cất giữ một số ngoại hối để làm vật lưu niệm phải xin phép tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mỗi khi có sự thay đổi về số lượng đã đăng ký cũng phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.
Mọi việc mua bán, trao đổi v.v… trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có liên quan đến ngoại hối đều nhất thiết phải thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và theo đúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
THANH TOÁN MẬU DỊCH VÀ PHÍ MẬU DỊCH, TỶ GIÁ TÀI KHOẢN KHÔNG CƯ TRÚ
A. THANH TOÁN MẬU DỊCH VÀ PHÍ MẬU DỊCH
Mọi việc thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hay bù trừ với nước ngoài hoặc ở trong nước có liên quan đến ngoại hối đều phải thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho phép.
a) Về thanh toán mậu dịch:
Những cá nhân và tổ chức được phép xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm thu về và bán lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam toàn bộ số ngoại hối thu được về số hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp có sự quy định riêng của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ công hòa. Số ngoại hối thu về phải bằng tổng giá trị số hàng hóa đã xuất khẩu và các chi phí phụ thuộc như tiền chuyên chở, bảo hiểm, v.v… và các khoản thu khác có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v… thời hạn thu về tiền bán hàng sẽ được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định riêng, tùy từng trường hợp xuất hàng.
Những cá nhân và tổ chức được phép kinh doanh về các nghiệp vụ có liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, hoặc có tính chất mậu dịch cũng phải thu về và bán lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam toàn bộ số ngoại hối thu được về các nghiệp vụ của mình.
Những cá nhân và tổ chức được phép nhập khẩu hàng hóa theo kế hoạch đã được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà duyệt y sẽ được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bán cho số ngoại hối cần thiết để thanh toán hàng nhập khẩu và tất cả những chi phí có liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.
b) Về thanh toán phí mậu dịch.
Những khoản thanh toán phí mậu dịch là những khoản thanh toán không có tính chất mua bán, trao đổi hàng hóa như:
- Chi phí của các phái đoàn Chính phủ, đoàn thể nhân dân, của các cơ quan đại diện ngoại thương, thương mại, vận tải v.v…
- Chi phí về học tập, chữa bệnh, chuyển tiền gia đình… và tất cả những khoản chi phí khác không thuộc phạm vi thanh toán mậu dịch đã được quy định trong các bản hiệp định ký kết giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với các nước ngoài.
Đối với những khoản thanh toán mậu dịch với nước ngoài theo kế hoạch đã được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa duyệt y, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ đổi cho cá nhân và tổ chức được phép chi tiêu số ngoại hối cần thiết,
Đối với những khoản thu chi mậu dịch ở nước ngoài, “Người cư trú” có nhiệm vụ bán lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam toàn bộ số ngoại hối đã thu được.
c) Để đảm bảo cho việc thanh toán mậu dịch và phí mậu dịch với nước ngoài được tốt, tất cả những việc ký kết “có liên quan đến thanh toán quốc tế nhất thiết phải có sự tham gia của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…” như đã quy định trong Thông tư số 450-TTg ngày 01/12/1961 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
B. TỶ GIÁ
Tất cả mọi việc thanh toán mậu dịch và phí mậu dịch, mua bán và chuyển đổi ngoại hối hoặc thanh toán nợ nần có liên quan đến ngoại hối đều phải áp dụng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
C. TÀI KHOẢN “KHÔNG CƯ TRÚ”
Chỉ những “người không cư trú” mới được mở tài khoản “không cư trú”.
Tài khoản “không cư trú” chia làm bốn loại:
- Tài khoản “không cư trú” bằng ngoại tệ Clearing (gọi tắt là tài khoản ngoại tệ Clearing).
- Tài khoản “không cư trú” bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được (gọi tắt là tài khoản ngoại tệ tự do).
- Tài khoản “không cư trú” loại A bằng tiền Việt Nam (gọi tắt là tài khoản loại A).
- Tài khoản “không cư trú” loại B bằng tiền Việt Nam (gọi tắt là tài khoản loại B).
1. Tài khoản “không cư trú” bằng ngoại tệ “Clearing”:
Tài khoản ngoại tệ “Clearing” là những tài khoản mở cho những loại ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào, qua tài khoản “Clearing”.
Cấm việc chuyển đổi ngoại tệ của tài khoản này sang ngoại tệ tự do cũng như cấm việc chuyển từ tài khoản ngoại tệ “Clearing” sang tài khoản ngoại tệ “Clearing” sang tài khoản ngoại tê “Clearing” khác không cùng nguồn gốc.
Tài khoản này được ghi:
Bên có:
+ Những khoản tiền từ nước ngoài chuyển vào trên cơ sở hiệp định thanh toán “Clearing”đã được ký kết giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nước ngoài;
+ Những khoản tiền từ một tài khoản ngoại tệ “Clearing” khác, cùng một loại ngoại tệ và cùng một nước chuyển sàng.
Bên nợ:
Những khoản lấy ra bằng tiền Việt Nam cho bản thân người chủ tài khoản hoặc để trả cho người cư trú;
+ Những khoản tiền chuyển sang một tài khoản ngoại tệ “Clearing” khác, cùng một loại ngoại tệ và cùng một nước.
+ Những khoản tiền trước đã chuyển vào nay được Ngân hàng Việt Nam cho phép chuyên trở về nước.
2. Tài khoản “không cư trú” bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
Tài khoản “ngoại tệ tự do” chi được mở đối với một số loại ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Mỗi loại ngoại tệ chỉ được mở một tài khoản riêng.
Trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, người chủ tài khoản có thể đổi loại ngoại tệ này sang một loại ngoại tế khác, theo tỷ giá quy định như đã nói ở phần “Tỷ giá”.
Tài khoản này được nghi:
Bên Có:
+ Những khoản ngoại tệ tự do nhập khẩu một cách hợp phát vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, thư tín dụng v.v…
+ Những khoản ngoại tệ tự do từ một tài khoản “ngoại tệ tự do” khác chuyển sang, nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Bên Nợ:
+ Những khoản lấy ra bằng nguyên tệ để chi tiêu ngoài lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
+ Những khoản lấy ra bằng tiền Việt Nam;
+ Những khoản chuyển sang một tài khoản “ngoại tệ tự do” khác nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép;
- Những khoảng tiền trước đã chuyển vào nay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chuyên trở về nước.
3. Tài khoản “không cư trú” loại A bằng tiền Việt Nam.
- Tài khoản này được ghi:
Bên Có:
+ Những khoản tiền Việt Nam thu được về việc bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam số ngoại tệ đã nhập khẩu một cách hợp pháp vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
+ Những khoản tiền Việt Nam từ một tài khoản “loại A” khác chuyển sang; nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Bên Nợ:
+ Những khoản tiền Việt Nam lấy ra bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản để chi tiêu ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
+ Những khoản tiền chuyển sang một tài khoản “loại A” khác nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Số dư Có của tài khoản “loại A”có thể đổi ra nguyên tệ để chuyển sang tài khoản ngoại tệ tương ứng, hay để chuyên chở về nước đã chuyển vào, nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
4. Tài khoản “không cư trú” loại B bằng tiền Việt Nam.
Tài khoản này được ghi:
Bên Có:
+ Những khoản tiền Việt Nam mà nguồn gốc không phải là từ nước ngoài chuyển vào;
+ Những khoản tiền từ một tài khoản ngoại tệ “clearing” ngoại tệ tự do hoặc tài khoản loại A chuyển sang.
+ Những khoản tiền Việt Nam từ một tài khoản loại B khác chuyển sang, nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Bên Nợ:
Những khoản tiền Việt Nam lấy ra cho bản thân người chủ tài khoản hoặc để trả cho người “cư trú”.
+ Những khoản tiền Việt Nam chuyển sang một tài khoản loại B khác, nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Cấm việc chuyển tiền từ tài khoản loại B sang tài khoản loại A.
Cấm việc chuyển đổi số dư Có của tài khoản loại B ra ngoại tệ để chuyển vào một tài khoản ngoại tệ “clearing” hay ngoại tệ tự do, hoặc để chuyển ra nước ngoài.
QUẢN LÝ VIỆC XUẤT NHẬP KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI
A. XUẤT NHẬP KHẨU KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI
Về nhập khẩu:
“Người cư trú” và “người không cư trú” đều có thể nhập khẩu vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kim khí quý, đá quý và ngọc trai, dưới mọi hình thức, chưa chế biến hoặc đã chế biến, số lượng không hạn chế nhưng khi đến cửa khẩu, sân bay, hải cảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều phải làm đầy đủ mọi thủ tục khai trình như đối với các loại ngoại hối khác.
Giấy kê khai kim khí quý, đá quý, ngọc trai nhập khẩu cần ghi rõ hình thể, trọng lượng, chất lượng và đặc điểm của từng loại.
Về xuất khẩu:
Cấm việc xuất khẩu kim khí quý, đá quý, ngọc trai, dưới bất hình thức nào, chưa chế biến hoặc đã chế biến, trừ những trường hợp sau đây:
- “Người không cư trú” khi ra khỏi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được mang theo một số kim khí quý, đá quý, ngọc trai đã nhập khẩu với điều kiện: phẩm chất, trọng lượng tối đa chỉ được bằng khi nhập khẩu như đã ghi trong giấy phép nhập khẩu. Riêng đối với những vật phẩm bằng bạc đã mua tại các cửa hàng quốc doanh ở Việt Nam, mỗi “người không cư trú” có thể xuất khẩu tối đa 3kg theo hóa đơn bán hàng của tổ chức quốc doanh. Trường hợp xuất khẩu trên 3kg phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Người cư trú” khi ra khỏi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa một thời gian rồi trở lại, có thể mang theo một số tư trang hợp lý bằng vàng và bạc quy định như sau:
+ Mỗi người (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) được mang theo một số tư trang trọng lượng không quá 0gr75 (1/5 lạng) vàng, 37gr500 (1 lạng) bạc. Nếu đi cả gia đình trên 5 người, tổng số tư trang mang theo cho cả gia đình cũng không được quá 37gr500 vàng (1 lạng) và 150gr bạc (bốn lạng).
+ Đá quý, ngọc trai chỉ được mang theo nếu đã gắn liền vào trong tư trang. Trong trường hợp này, trọng lượng đá qúy, ngọc trai sẽ tính gộp vào trọng lượng tư trang đã quy đinh trên.
“Người cư trú” phải trình số tư trang mang theo cho cơ quan kiểm soát tại cửa khẩu, sân bay hoặc hải cảng khi xuất cảng và phải cam đoan sẽ mang về tất cả những tư trang đó theo đúng số lượng, trọng lượng quy cách và phẩm chất đã ghi trong giấy chứng nhận.
Cấm xuất khẩu vàng, bạc, đá quý, ngọc trai chưa chế biến. Những kim khí khác như bạch kim, uranium… đã chế biến hoặc chưa chế biến đều cấm xuất khẩu.
Ngoài những trường hợp nói trên, việc xuất khẩu kim khí quý, đá quý, ngọc trai phải có giấy phép đặc biệt của ông Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kim khí quý, đá quý, ngọc trai chưa chế biến là những loại chưa làm thành tư trang, đồ dùng trang hoàng, vật lưu niệm v.v… như vàng, bạc dưới các hình thể thoi, khối, lá, nén, hột… những loại đã làm thành tư trang, đồ dùng trang hoàng v.v… thuộc loại đã chế biến.
B. THỂ LỆ QUẢN LÝ KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI TRÊN LÃNH THỔ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Thể lệ hiện hành về quản lý kim khí quý, đá quý và ngọc trai trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Nghị định số 108-TTg ngày 20/4/1954 và Nghị định số 335-TTg ngày 16/7/1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định.
“Người không cư trú” sau khi nhập khẩu kim khí quý, đá quý, ngọc trai có nhiệm vụ theo đúng những quy định của thể lệ trên về việc cất giữ, mua bán và lưu hành những loại đó.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN KHÁC
“Người cư trú” thuộc quốc tịch Việt Nam sống ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoặc ở nước ngoài, nếu có ở nước ngoài những tài sản (như nhà cửa, đất đai, phương tiện giao thông, vận tải, dụng cụ, đồ đạc v.v…) kể cả những khoản ngoại hối trị giá trên 1.000 đồng Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc do đâu mà cói, đều phải kê khai cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản thu về ngoại hối trên 300đ Việt Nam ở nước ngoài của “người cư trú” Việt Nam như bản quyền tác giả, tiền thưởng, tiền hoa hồng, tiền hoa lợi, lãi tiền gửi, tiền bán động sản hoặc bất động sản, tiền công v.v… và những khoản thu nhận khác bằng ngoại hối, ngoài những khoản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đài thọ, cũng phải được kê khai cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời gian kê khai quy định như sau:
a) Đối với những khoản thu về tài sản có từ trước mà chưa kê khai, thì phải kê khai trong vòng sáu tháng kể từ ngày ban hành thông tư giải thích này.
b) Đối với những tài sản giữ hộ hoặc quản lý sau ngày ban hành thông tư giải thích này, phải kê khai trong vòng một tháng kể từ ngày giữ hộ hoặc quản lý các tài sản đó.
Những việc mua bán, trao đổi, cầm cố, chuyển nhượng v.v… có liên quan đến những tài sản đã kê khai theo quy định của điều lệ phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Cấm “Người cư trú” mua những tài sản của “người không cư trú” ở trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hoặc ở nước ngoài, trừ khi được ông Bộ trưởng Bộ ngoại thương nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép. Cấm việc di chuyển tài sản dưới hình thức tiền tệ hoặc dưới hình thức khác từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra nước ngoài, trừ khi được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép.
Theo quy định của điều 20 “người không cư trú” khi vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải mang theo ngoại hối để đổi lấy tiền tiền Việt Nam chi tiêu. “Người cư trú” không được trang trải một phần hay toàn bộ các khoản chi tiêu, về ăn ở v.v… của “người không cư trú” trong thời gian họ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trừ trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
VIỆC KIỂM SOÁT, XỬ PHẠT, KHEN THƯỞNG
Để ngăn ngừa những vụ xuất nhập khẩu, cất giữ, lưu hành, sử dụng ngoại hối trái phép và những hành động khác vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các cơ quan có trách nhiệm có thể tiến hành những việc kiểm soát bằng các phương pháp như kiểm soát chứng từ, sổ sách kế toán, hành lý, phương tiện chuyên chở v.v… đúng theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Theo quy định của điều 21 của điều lệ, quyền hạn kiểm soát, phân công như sau:
Việc kiểm soát xuất nhập khẩu ngoại hối do cơ quan Hải quản phụ trách, tại những nơi không có cơ quan Hải quan, do Công an phụ trách.
Khi xử phạt một vụ phạm pháp về quản lý ngoại hối, cần căn cứ vào tính chất của vụ phạm pháp, tác hại của nó và giá trị của tang vật mà áp dụng hình thức xử phạt cho thích hợp.
Những vụ phạm pháp nhẹ là những vụ vi phạm thủ tục thông thường về quản lý ngoại hối (như kê khai, xin giấy phép xuất nhập khẩu v.v…) và tang vật trị giá từ 100 đồng Việt Nam trở xuống. Tuỳ trường hợp cơ quan xử lý có thể quyết định tịch thu một phần hay toàn bộ số tang vật phạm pháp.
Đối với những vụ tái phạm hoặc những vụ phạm pháp giá trị tang vật trên 100 đồng Việt Nam, tùy theo từng trường hợp, sẽ áp dụng một trong những hình thức sau đây:
- Tịch thu một phần tang vật phạm pháp và những dụng cụ cất giấu, đồng thời phạt tiền;
- Tịch thu toàn bộ số tang vật phạm pháp và những dụng cất giấu, đồng thời phạt tiền.
Trong cả hai trường hợp nói trên, mức phạt tiền ấn định tối đa bằng ba lần giá trị số tang vật phạm pháp.
- Ngoài việc áp dụng những hình thức xử phạt nói trên, đối với những vụ phạm pháp tổ chức, có thể gây hoặc đã gây tác hại lớn đến nền kinh tế quốc dân, can phạm sẽ bị truy tố trước Tòa án nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Đối với những vụ phạm pháp trong đó có số ngoại hối hoặc tài sản phạm pháp hiện đang ở nước ngoài, hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài khi định mức phạt tiền sẽ tính cả giá trị số ngoại hối và tài sản đó nữa.
Việc phạt tiền còn có thể căn cứ vào số tài sản thuộc quyền sở hữu của can phạm còn để ở nước ngoài, nếu số tài sản trong nước chưa đủ để nộp theo quyết định xử lý.
Thời hạn khiếu nại quy định là 15 ngày làm việc, kể từ ngày can phạm nhận được quyết định xử lý. Sau thời hạn đó, nếu can phạm không khiếu nại, sẽ thi hành quyết định xử lý. Trường hợp có khiếu nại, quyết định xử lý cuối cùng sẽ được thi hành ngay kể từ ngày can phạm nhận được quyết định ấy. Nếu can phạm không chịu thi hành quyết định xử lý, cấp xử lý cuối cùng sẽ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố can phạm trước Toà án nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Theo điều 25 của điều lệ quản lý ngoại hối, cấp xử lý có thể khen thưởng những cá nhân và tổ chức có công tác tố giác hoặc giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện và tìm ra những vụ phạm pháp theo chế độ chung về khen thưởng hiện hành của Nhà nước.
Đối với bộ đội, công an, cán bộ trong biên chế Nhà nước, chủ yếu là khen thưởng về tinh thần bằng cách tuyên dương, cấp giấy khen, bằng khen v.v…
Đối với nhân dân, trong những trường hợp có thành tích đặc biệt (như phát hiện được những vụ phạm pháp nghiêm trọng, tốn nhiều công sức trong việc theo dõi giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm bắt được những vụ phạm pháp…) có thể thưởng bằng tiền. Mức thưởng tối đa không quá 30% giá trị toàn bộ tang vật và không quá 200 đồng mỗi vụ. Các ông Trưởng Chi điếm ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định những khoản khen thưởng bằng tiền từ 10 đồng trở xuống, các ông Trưởng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định những khoản khen thưởng từ 100 đồng trở xuống. Những khoản khen thưởng trên 100 đồng do ông Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
Thông tư này giải thích rõ thêm một số điều khoản của điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và quy định những chi tiết cần thiết cho việc thi hành điều lệ. Khi xét thấy cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có thông tư bổ sung.
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG |
- 1Điều lệ số 709-TTg về việc Tạm thời quản lý ngoại hối do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 161-HĐBT năm 1988 về điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 33/NH-TT-1989 hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 1Nghị định 102-CP năm 1963 quy định điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Điều lệ số 709-TTg về việc Tạm thời quản lý ngoại hối do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 161-HĐBT năm 1988 về điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
Thông tư 634-CNH-H-25 năm 1964 thi hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ban hành do Nghị định 102-CP-1963) do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 634-CNH-H-25
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/12/1964
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Tạ Hoàng Cơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 43
- Ngày hiệu lực: 17/12/1964
- Ngày hết hiệu lực: 15/03/1989
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra