Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO-BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6-TT/LT

Hà Nội , ngày 29 tháng 1 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NỘI VỤ - NGOẠI GIAO SỐ 06-TT/LT NGÀY LIÊN TỊCH 29 THÁNG 01 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 875/TTg NGÀY 21/11/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ngày 21/11/1996 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 875/TTgLiên Bộ Nội vụ - Ngoại giao hướng dẫn chi tiết thêm về điều kiện, thủ tục lập hồ sơ xin hồi hương và trách nhiệm xem xét giải quyết hồ sơ của các cơ quan chức năng như sau:

I. VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT CHO HỒI HƯƠNG (NÊU TẠI KHOẢN 1, 3, 4 ĐIỀU 2 QĐ 875/TTg):

1. Điều kiện "Có quốc tịch Việt Nam" (nêu tại khoản 1 Điều 2) gồm hai trường hợp sau:

- Mang hộ chiếu Việt Nam còn giá trị hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước CHXHCNVN cấp.

- Không có hộ chiếu Việt Nam, có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài đó nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam và đã đăng ký công dân tại Cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

2. Điều kiện "Đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương" (nêu tại khoản 3 Điều 2) gồm:

- Đảm bảo có nơi ở hợp pháp: người xin hồi hương phải có bằng chứng và ghi rõ trong đơn xin hồi hương về khả năng tài chính để mua nhà ở sau khi hồi hương, hoặc được thân nhân (người bảo lãnh) ghi rõ trong giấy bảo lãnh về việc đảm bảo chỗ ở sau khi hồi hương.

- Có khả năng duy trì cuộc sống sau khi hồi hương: người xin hồi hương phải có bằng chứng và ghi rõ trong đơn xin hồi hương về nguồn sống hoặc dự định về việc tìm kiếm việc làm sau khi hồi hương hoặc được thân nhân (người bảo lãnh) ghi rõ trong giấy bảo lãnh về việc đảm bảo cung cấp tài chính, nuôi dưỡng sau khi hồi hương.

3. Điều kiện bảo lãnh (nêu tại khoản 4 Điều 2):

a. Đối với người xin hồi hương do Cơ quan Việt Nam bảo lãnh:

Cơ quan Việt Nam bảo lãnh phải có văn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư hoặc đã có dự án khả thi tại Việt Nam; có trình độ học vấn cao (trên đại học) hoặc có tay nghề cao được cơ quan Việt Nam tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí vào việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.

b. Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh:

Phải đảm bảo có đủ điều kiện nêu tại khoản 4b điều 2 của QĐ 875/TTg và người đứng đơn bảo lãnh phải là người không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân, có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm: quan hệ vợ, chồng; cha, mẹ, con; ông bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột; cô, bác, chú, dì ruột nội, ngoại.

II. HỒ SƠ XIN HỒI HƯƠNG (NÊU TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 2 QĐ 875/TTg):

Mỗi người lập 02 bộ hồ sơ xin hồi hương, mỗi bộ gồm:

1. Đơn xin hồi hương theo mẫu HH1 (kèm theo); khai đúng, đủ, chi tiết các cột mục trong đơn.

2. Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài phải có thêm xác nhận bằng văn bản của Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc đã đăng ký công dân.

3. 03 ảnh cỡ 4x6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn xin hồi hương, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cho cấp giấy Thông hành (nếu được hồi hương).

4. Giấy tờ khác liên quan đến việc xin hồi hương, cụ thể:

a. Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh:

+ Đơn bảo lãnh của thân nhân theo mẫu HH2 (kèm theo), ghi đầy đủ, chi tiết các cột mục, lấy xác nhận của UBND phường (hoặc xã), nơi người bảo lãnh thường trú.

+ Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh. Nếu là bản giải trình phải có xác nhận của UBND phường (hoặc xã) nơi người bảo lãnh thường trú.

+ Giấy tờ chứng minh về khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương.

b. Đối với người xin hồi hương do Cơ quan Việt Nam bảo lãnh:

Nội dung văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan nêu tại khoản 4a Điều 2 của Quyết định 875/TTg phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 3a mục I trên.

III. VỀ GIẤY THÔNG HÀNH HỒI HƯƠNG (NÊU TẠI ĐIỀU 6 QĐ 875/TTg):

Giấy Thông hành hồi hương (mẫu HH3 kèm theo) cấp cho CDVNĐCNN được phép hồi hương để thay hộ chiếu và thị thực khi nhập cảnh Việt Nam (người hồi hương không phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh). Nếu sử dụng giấy Thông hành hồi hương hết thời hạn để nhập cảnh sẽ bị từ chối nhập cảnh, muốn hồi hương phải làm lại hồ sơ xin hồi hương.

IV. VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG (NÊU TẠI ĐIỀU 5 QĐ 875/TTg)

1. Đối với Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

- Ngoài trách nhiệm nêu trong điểm 1 Điều 5 Quyết định 875/TTg, Cơ quan Đại diện thực hiện thủ tục đăng ký công dân và xác nhận đăng ký công dân theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

- Khi cấp giấy Thông hành hồi hương cần ghi đầy đủ cụ thể các cột mục như địa chỉ về thường trú (ghi rõ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố), ảnh dán trong giấy Thông hành phải có dấu giáp lai và có biện pháp "bảo vệ" như quy định đối với hộ chiếu.

2. Đối với Bộ Nội vụ (Cục Quản lý XNC):

- Thông báo kết quả xét giải quyết hồ sơ xin hồi hương cho Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (Uỷ ban Về người Việt Nam ở nước ngoài), công an tỉnh, thành phố đối với trường hợp nộp hồ sơ xin hồi hương tại Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Với trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước, ngoài các cơ quan nói trên cần thông báo cho thân nhân đứng đơn bảo lãnh hoặc thông báo cho người hồi hương.

- Quá trình xem xét giải quyết, kể cả sau khi CDVNĐCNN đã hồi hương, nếu phát hiện người xin hồi hương hoặc cá nhân, tổ chức liên quan có hành vi gian dối để được cấp phép hồi hương, Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm tra lại, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật Việt Nam.

3. Đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW:

- Trường hợp đương sự đang tạm trú tại địa phương, nếu Bộ Nội vụ thông báo không chấp thuận đơn xin hồi hương thì yêu cầu họ phải xuất cảnh trong thời hạn tạm trú đã được cấp; nếu người đó cố tình không xuất cảnh thì có thể dùng biện pháp cưỡng chế xuất cảnh hoặc xử lý theo pháp luật Việt Nam.

- Khi CDVNĐCNN đã hồi hương công an tỉnh, thành phố thu giấy Thông hành hồi hương, hướng dẫn thủ tục cần thiết và tạo điều kiện thuận tiện để họ đăng ký hộ khẩu thường trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân. Trường hợp có hộ chiếu nước ngoài thì hộ chiếu đó mặc nhiên không có giá trị sử dụng, Công an tỉnh, thành phố không thu giữ và không làm thủ tục gì vào hộ chiếu đó.

Thông tư này thay thế Thông tư số 05/LB ngày 23/07/1994 của liên Bộ Nội vụ - Ngoại giao - Ban Việt kiều Trung ương và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Nguyễn Dy Niên

(Đã ký)

Nguyễn Khánh Toàn

(Đã ký)

 

HH1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ảnh

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN HỒI HƯƠNG

(Dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)

1. Họ và tên trong hộ chiếu Việt Nam (1)

Họ và tên khác:

2. Ngày, tháng, năm sinh: 3. Nam/nữ:

4. Nơi sinh:

5. Chỗ ở hiện nay:

Số điện thoại:

6. Quốc tịch gốc:

Quốc tịch hiện nay:

7. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị:

Số: Ngày cấp:

Cơ quan cấp Có giá trị đến ngày:

8. Nghề nghiệp:

Nơi làm việc hiện nay:

9. Mức thu nhập hiện nay (tính theo đola Mỹ/tháng):

10. Trình độ:

- Học vấn (bằng cấp, học vị):

- Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc):

11. Tôn giáo:

12. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):

13. Rời Việt Nam ngày lý do

hình thức: hợp pháp (hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu số:

ngày cấp cơ quan cấp ), bất hợp pháp ,

hình thức khác (trình bày cụ thể):

14. Địa chỉ trước khi rời Việt Nam:

- Thường trú:

- Làm việc:

15. Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con:

16. Lý do, mục đích xin hồi hương:

17. Khả năng bảo đảm cuộc sống nếu được hồi hương:

a. Nhà ở (ghi rõ do thân nhân cung cấp hay tự lo....)

b. Nguồn sống (ghi rõ sau khi về nước sẽ làm gì để sinh sống hay do thân nhân nào nuôi dưỡng, hay có nguồn sống nào khác):

18. Thân nhân ở Việt nam bảo lãnh (họ tên, địa chỉ thường trú, quan hệ bản thân):

Tên, địa chỉ của cơ quan tiếp nhận về làm việc (nếu hồi hương về tham gia xây dựng đất nước):

19. Dự kiến thời gian nhập cảnh (nếu được hồi hương):

Cửa khẩu nhập cảnh:

20. Trẻ em dưới 16 tuổi cùng hồi hương (họ tên, ngày sinh, nam, nữ, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân).

Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật

Làm tại...... ngày...tháng...năm...

Người làm đơn ký tên

Ghi chú:

(1) Nếu không có hộ chiếu Việt Nam thì ghi rõ họ tên khai sinh

(2) Ảnh mới chụp cỡ 4x6 mắt nhìn thẳng, đầu để trần. Ảnh của ai dán vào đơn của người đó (trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn, dán ảnh vào góc trái phía dưới đơn, ghi rõ họ tên phía dưới ảnh).

HH2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY BẢO LÃNH

(Cho thân nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
hồi hương về Việt Nam)

1. Họ tên người bảo lãnh:

2. Ngày, tháng, năm sinh: 3. Nam, nữ:

4. Địa chỉ thường trú (ghi theo sổ hộ khẩu):

5. Địa chỉ tạm trú dài hạn (nếu có):

6. Giấy chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: Nơi cấp:

7. Nghề nghiệp: Nơi làm việc hiện nay:

8. Xin bảo lãnh cho.......thân nhân đang định cư ở nước......được hồi hương về cư trú tại địa chỉ:

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quốc tịch

Số hộ chiếu

Chỗ ở hiện nay ở nước ngoài

Quan hệ với người bảo lãnh

 

 

 

 

 

 

 

9. Đảm bảo cuộc sống cho thân nhân sau khi hồi hương (1)

a. Về nhà ở: Người bảo lãnh cung cấp cho người hồi hương

Người hồi hương tự mua

b. Về nguồn sống thường xuyên:

Người bảo lãnh cung cấp tài chính hoặc nuôi dưỡng người hồi hương

Người hồi hương tự lo

Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật.

Ý kiến của UBND phường, xã Làm tại... ngày tháng năm 199

nơi người bảo lãnh thường trú (2) Người bảo lãnh ký tên

..................................................

..................................................

..................................................

Ghi chú:

(1) Người bảo lãnh chọn cách nào thì gạch chéo vào ô tương ứng

(2) Chủ tịch UBND phường, xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh. Nếu không đồng ý với điểm nào cần ghi rõ lý do.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 6-TT/LT 1997 hướng dẫn Quyết định 875/TTg về việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam do Bộ nội vụ - Bộ ngoại giao ban hành

  • Số hiệu: 6-TT/LT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 29/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ
  • Người ký: Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Khánh Toàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 6
  • Ngày hiệu lực: 13/02/1997
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản