Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn như sau:
Thông tư này hướng dẫn chính sách hỗ trợ tài chính về chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là bảo hiểm), đào tạo nghề ngắn hạn, định mức lao động, tiền thuê đất cho các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng Thông tư, gồm:
1. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm, thuỷ sản do nhà nước làm chủ sở hữu;
2. Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ;
3. Hợp tác xã;
4. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Các đối tượng nêu trên (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng lao động) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (kèm theo danh sách).
1. Hỗ trợ về đào tạo nghề ngắn hạn:
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế) cho việc đào tạo nghề đối với lao động phổ thông là người dân tộc thiểu số, có đủ điều kiện tuyển dụng vào làm việc theo yêu cầu phải đào tạo trong kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của đơn vị sử dụng lao động.
2. Hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ nộp thay cho các đơn vị có sử dụng lao động tiền bảo hiểm cho lao động là người dân tộc thiểu số được tuyển dụng mới hoặc ký hợp đồng lao động. Thời gian Ngân sách nhà nước hỗ trợ nộp thay cho đơn vị sử dụng lao động tối đa là 05 năm đối với một người lao động.
3. Hỗ trợ về định mức lao động:
a) Đơn vị sử dụng lao động được áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền quyết định để giao khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 20% định mức lao động chung cho đơn vị để giao khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Thời gian áp dụng tối đa là 5 năm đối với một người lao động vào làm việc tại đơn vị.
b) Định mức lao động chung do cơ quan có thẩm quyền quyết định, trong đó:
- Đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước do Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước quyết định.
- Đối với các đơn vị sử dụng lao động khác của nhà nước trực thuộc các Bộ quản lý ngành (gọi tắt là Bộ) do Bộ trưởng các Bộ quyết định.
- Đối với đơn vị sử dụng lao động trực thuộc địa phương kể cả các hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), có trụ sở chính đóng trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Hỗ trợ về tiền thuê đất:
a) Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 30% đến dưới 50% lao động là người dân tộc thiểu số so với tổng số lao động có mặt làm việc thường xuyên tại đơn vị (theo số lao động có mặt vào thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề năm báo cáo) được giảm 50% tiền thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 50% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên làm việc tại đơn vị (theo số lao động có mặt vào thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề năm báo cáo) được miễn 100% tiền thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo ngắn hạn, tiền bảo hiểm và 20% định mức lao động chung của đơn vị để giao khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Kinh phí hỗ trợ đào tạo cấp trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động theo kế hoạch đào tạo được Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước phê duyệt đối với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước; Bộ, ngành phê duyệt đối với các đơn vị nhà nước khác thuộc Bộ, ngành; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đơn vị thuộc địa phương (kể cả hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính đóng trên địa bàn).
Cùng với thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm, các đơn vị sử dụng lao động, căn cứ vào hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ bảo hiểm và hỗ trợ 20% định mức lao động chung do thực hiện giảm khoán để trả công cho người lao động gửi cơ quan quản lý cấp trên: Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc; Các Bộ đối với đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài nhà nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn (gọi tắt là đơn vị địa phương), Sở Tài chính tổng hợp và xác định phần kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ theo quy định để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Lập dự toán hỗ trợ kinh phí đào tạo: theo biểu phụ lục số 1 đính kèm Thông tư này, trong đó:
a) Số lao động là người dân tộc thiểu số đã tuyển dụng chưa được đào tạo thời điểm ngày 31/12 năm trước liền kề năm lập dự toán.
b) Số lao động là người dân tộc thiểu số cần tuyển dụng và đào tạo năm kế hoạch.
c) Ngành nghề đào tạo, số lượng lao động cần đào tạo theo từng ngành nghề do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nhu cầu của đơn vị .
d) Thời gian đào tạo: Tuỳ theo ngành nghề, phương thức đào tạo do Thủ trưởng đơn vị xác định, nhưng tối đa không quá 3 tháng cho 1 khoá học.
đ) Hình thức đào tạo: Có thể đào tạo tập trung tại các trường lớp của tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp, hoặc đào tạo tại đơn vị.
e) Mức học phí: Theo mức học phí cụ thể của từng nghề và thời gian học nghề thực tế tại các tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp đào tạo tập trung hoặc đào tạo tại đơn vị với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
2. Lập dự toán hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm: theo biểu phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này, trong đó:
a) Số lao động là người dân tộc thiểu số có đến 31/12 năm trước liền kề năm lập dự toán.
b) Số lao động là người dân tộc thiểu số tuyển mới năm kế hoạch.
c) Số tháng được hỗ trợ.
d) Mức hỗ trợ.
3. Lập dự toán hỗ trợ 20% định mức lao động chung: theo biểu phụ lục số 3 đính kèm Thông tư này, trong đó:
a) Số lao động là người dân tộc thiểu số có đến 31/12 năm trước liền kề năm lập dự toán.
b) Số lao động là người dân tộc thiểu số tuyển mới năm kế hoạch.
c) Định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho lao động do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
d) Mức hỗ trợ 20% định mức lao động chung.
4. Tổng hợp dự toán:
a) Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo Luật Ngân sách Nhà nước.
b) Các Bộ, ngành tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, hỗ trợ đóng bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ đối với các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo Luật Ngân sách Nhà nước.
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, hỗ trợ đóng bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm của địa phương đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý (bao gồm cả các hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn) gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
5. Giao và phân bổ dự toán:
Căn cứ số kinh phí đã được Quốc hội thông qua, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách, Bộ Tài chính thông báo số kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung cho các Bộ, ngành, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, các địa phương. Thời gian thông báo trước 31/12 hàng năm.
Điều 6. Cấp phát kinh phí hỗ trợ
1. Đối với Trung ương: Căn cứ báo cáo của các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, các Bộ, ngành, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước rà soát, thẩm định số liệu, tổng hợp và có văn bản báo cáo Bộ Tài chính. Sau khi nhận được báo cáo, Bộ Tài chính thẩm định và cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền cho các Bộ, ngành, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước để chi trả cho tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật ngân sách.
2. Đối với các đơn vị địa phương: Căn cứ báo cáo của các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số và số kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với với các Sở, ngành liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền cho các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Riêng đối với kinh phí hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Sở Tài chính thực hiện cấp cho tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, đồng thời thay tổ chức, đơn vị chuyển số kinh phí trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho từng đơn vị sau khi đã chuyển số kinh phí hỗ trợ cho cơ quan bảo hiểm.
3. Hồ sơ bao gồm:
3.1. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí đào tạo:
- Trường hợp đào tạo tập trung tại các trường lớp dạy nghề: Hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán tiền giữa đơn vị với các trường lớp dạy nghề.
- Trường hợp đào tạo tại đơn vị: Quyết định của đơn vị tổ chức lớp học, số người đào tạo, ngành, nghề đào tạo, các chứng từ thanh toán liên quan đến việc tổ chức lớp học.
3.2. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có xác nhận của cơ quan bảo hiểm.
3.3. Hồ sơ hỗ trợ 20% định mức lao động chung: Định mức lao động chung để giao khoán hoặc trả công cho lao động do cơ quan có thẩm quyền quyết định, danh sách lao động là người dân tộc thiểu số có mặt thường xuyên trong năm quyết toán.
4. Thời gian thẩm định và cấp kinh phí hỗ trợ: Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm 3 Điều này cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp kinh phí hỗ trợ cho đơn vị trong vòng 10 ngày làm việc.
Điều 7. Công tác quyết toán, kiểm tra
Các đơn vị được hỗ trợ kinh phí phải thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo (nếu đào tạo tập trung tại các trường lớp dạy nghề của tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp phải có xác nhận của trường và biên lai thu phí kèm theo), hỗ trợ bảo hiểm (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm địa phương), hỗ trợ 20% định mức lao động chung theo hướng dẫn quyết toán chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp. Khi quyết toán các khoản kinh phí trên nếu còn thừa hoàn trả ngân sách nhà nước.
Đối với đơn vị Trung ương: Quyết toán gửi các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước đối với đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước; gửi các Bộ đối với đơn vị trực thuộc Bộ. Các Tập đoàn, Tổng công ty, các Bộ, ngành kiểm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ của các đơn vị và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
Đối với các đơn vị địa phương: Quyết toán gửi Sở Tài chính, Sở Tài chính kiểm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, tiền bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính để theo dõi tổng hợp chung. Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán, tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Đối với doanh nghiệp:
a) Đối với khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo theo hình thức không tập trung (đào tạo tại đơn vị), khi nhận kinh phí hỗ trợ, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.111- Tiền mặt, hoặc TK.112 - Tiền gửi ngân hàng.
Có TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Khi chi tiền cho công tác đào tạo:
Nợ TK.161- Chi sự nghiệp.
Có TK.111- Tiền mặt, hoặc TK.112- Tiền gửi ngân hàng.
b) Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Có TK.161- Chi sự nghiệp.
c) Đối với khoản kinh phí hỗ trợ cho hình thức đào tạo tập trung, hỗ trợ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là người dân tộc thiểu số, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.161- Chi sự nghiệp.
Có TK.331- phải trả người bán, hoặc TK.338 - phải trả phải nộp khác, chi tiết TK.3383- Bảo hiểm xã hội, TK.3384- Bảo hiểm y tế, TK.3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.
- Khi làm thủ tục chuyển tiền thanh toán hợp đồng đào tạo và nộp Bảo hiểm, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.331- phải trả người bán, hoặc TK.338- phải trả phải nộp khác, chi tiết TK.3383 - Bảo hiểm xã hội, TK.3384- Bảo hiểm y tế, TK.3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.
Có TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Có TK.161- Chi sự nghiệp.
d) Đối với khoản kinh phí hỗ trợ 20% định mức lao động chung, khi nhận kinh phí hỗ trợ, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.112 - Tiền gửi ngân hàng.
Có TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Đồng thời ghi giảm chi phí sản xuất của đơn vị:
Nợ TK.161- Chi sự nghiệp.
Có các tài khoản tập hợp chi phí.
Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp
Có TK.161- Chi sự nghiệp.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp:
a) Khi nhận kinh phí hỗ trợ: Đối với khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo theo hình thức không tập trung (đào tạo tại đơn vị), đơn vị hạch toán:
Nợ TK.112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK.461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Khi chi tiền cho công tác đào tạo:
Nợ TK.661- Chi hoạt động.
Có TK.111- Tiền mặt.
Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.
Có TK.661- Chi hoạt động.
b) Đối với khoản kinh phí hỗ trợ cho hình thức đào tạo tập trung và hỗ trợ nộp tiền bảo hiểm: Căn cứ hợp đồng đào tạo, số tiền phải nộp bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp) của số lao động là người dân tộc thiểu số, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.661- Chi hoạt động.
Có TK.331- phải trả, hoặc TK.332 - các khoản phải nộp theo lương.
- Khi làm thủ tục chuyển tiền tại kho bạc thanh toán hợp đồng đào tạo và nộp Bảo hiểm, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.331- phải trả, hoặc TK.332- các khoản phải nộp theo lương.
Có TK.461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Có TK.661- Chi hoạt động.
c) Đối với khoản kinh phí hỗ trợ 20% định mức lao động, khi nhận kinh phí hỗ trợ, đơn vị hạch toán:
Nợ TK.112 - Tiền gửi
Có TK. 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Khi chi tiền:
Nợ TK.661- Chi hoạt động.
Có TK.111- Tiền mặt.
Khi quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị hạch toán:
Nợ TK. 461- Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK.661- Chi hoạt động.
Điều 9. Miễn, giảm tiền thuê đất
1. Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán đề nghị ngân sách cấp kinh phí hỗ trợ để thực hiện Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định cho miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
a) Công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định cho miễn hoặc giảm tiền thuê đất cho đơn vị theo quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Danh sách lao động đã tuyển dụng đến ngày 31/12 năm trước liền kề năm lập dự toán (bao gồm số lao động là người dân tộc thiểu số, số lao động đơn vị đang sử dụng và đã tuyển dụng);
c) Hợp đồng lao động giữa đơn vị và người lao động (bản sao, chụp có đóng dấu của đơn vị);
d) Hợp đồng thuê đất đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện tích phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (bản sao có đóng dấu của đơn vị).
2. Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm 1 Điều này cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xem xét, quyết định miễn hoặc giảm tiền thuê đất cho đơn vị trong vòng 10 ngày làm việc.
3. Hàng năm, nếu tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn vị không thay đổi hoặc có thay đổi nhưng không làm ảnh hưởng đến mức miễn, giảm tiền thuê đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định thì đơn vị chỉ gửi báo cáo về tình hình sử dụng lao động trong năm kế hoạch cho cơ quan liên quan biết để theo dõi.
Nếu đơn vị, cá nhân lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với lao động dân tộc thiểu số quy định trong Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ để trục lợi cho đơn vị và cá nhân sẽ bị xử lý theo luật pháp và quy định dưới đây:
1. Báo cáo sai số lượng lao động dân tộc thiểu số để quyết toán kinh phí đào tạo, kinh phí bảo hiểm, định mức lao động chung, dẫn đến việc rút tiền hỗ trợ của Nhà nước cao hơn thực tế được hưởng thì Thủ trưởng đơn vị phải bồi hoàn cho Ngân sách Nhà nước và bị xử lý, kỷ luật theo quy định.
2.Nếu báo cáo sai số lượng lao động đã tuyển dụng đến 31/12 năm trước liền kề năm lập dự toán, trong đó có số lao động dân tộc thiểu số dẫn đến tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số so với tổng số lao động được tuyển dụng có mặt tại đơn vị để được miễn hoặc giảm tiền thuê đất thì ngoài việc phải truy thu nộp tiền thuê đất, Thủ trưởng đơn vị bị xử lý như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của đơn vị.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 06 năm 2013 và thay thế Thông tư số 203/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định số 75//2010/QĐ-TTg ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 3021/BNN-PC sơ kết cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 203/2011/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 75/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 4Báo cáo 2057/BC-BNN-PC triển khai Quyết định 231/2005/QĐ-TTg hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên và Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Báo cáo 2058/BC-BNN-PC giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo sửa đổi Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 582/QĐ-UBDT năm 2013 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miễn núi vào diện đầu tư của Chương trình 135 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 8Quyết định 64/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 42/2012/QĐ-TTg về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 24/QĐ-BTC năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2017
- 1Thông tư 203/2011/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 75/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 3Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 24/QĐ-BTC năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2017
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 615/QĐ-TTg năm 2011 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 3021/BNN-PC sơ kết cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Báo cáo 2057/BC-BNN-PC triển khai Quyết định 231/2005/QĐ-TTg hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên và Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Báo cáo 2058/BC-BNN-PC giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo sửa đổi Quyết định 75/2010/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại tỉnh Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 42/2012/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 582/QĐ-UBDT năm 2013 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miễn núi vào diện đầu tư của Chương trình 135 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 11Quyết định 64/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 42/2012/QĐ-TTg về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 52/2013/TT-BTC hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 52/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/05/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 281 đến số 282
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra