Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 51-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 1962 |
VỀ VIỆC CẢI TIẾN TỔ CHỨC LỀ LỐI LÀM VIỆC Ở CẤP XÃ VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ
Cấp xã là cấp cơ sở trực tiếp với nhân dân, với sản xuất. Việc củng cố cấp xã là một khâu rất quan trọng trong việc kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở nông thôn, trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước.
Trong việc củng cố cấp xã, vấn đề về đãi ngộ đối với cán bộ xã là một vấn đề quan trọng. Chế độ đãi ngộ hiện nay đối với cán bộ xã tuy đã giúp cho cán bộ xã giải quyết được một phần khó khăn trong sinh hoạt để có điều kiện làm tốt các công tác ở xã, nhưng nói chung, còn có tính chất bình quân và chưa giúp cho cán bộ xã có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh mọi mặt công tác ở xã.
Để cải thiện thêm một bước đời sống cho cán bộ xã, để cán bộ xã có thêm điều kiện thuận lợi làm tốt công tác của Đảng và Nhà nước, nay xét thấy cần sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã, dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Việc sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã phải đi đôi với việc cải tiến tổ chức và sửa đổi chế độ làm việc ở xã cùng với việc cải tiến lề lối lãnh đạo của các cấp, nhất là cấp tỉnh và huyện đối với xã.
- Ở cấp xã cần có một số ít cán bộ chuyên trách các mặt công tác hoặc do Nhà nước đài thọ,để cho số cán bộ này có điều kiện và hoàn cảnh đi sâu giải quyết tốt các mặt công tác ở xã, đồng thời để giúp cho những cán bộ khác có thêm điều kiện tham gia sản xuất, thiết thực hoạt động ở các hợp tác xã, các thôn xóm, kết hợp chặt chẽ công tác với sản xuất, vì hiện nay các mặt công tác ở xã chủ yếu dựa vào các hợp tác xã để tiến hành. Làm như vậy là vừa lợi cho sản xuất, vừa lợi cho công tác.
- Nhà nước đài thọ một số cán bộ chuyên trách về Đảng và Chính quyền ở xã; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đài thọ số cán bộ làm việc cho hợp tác xã theo sự hướng dẫn của ban công tác nông thôn trung ương. Còn các cán bộ khác đều tham gia sản xuất trong các hợp tác xã, kết hợp công tác với sản xuất, nên chủ yếu là dựa vào sản xuất để đảm bảo sinh hoạt cho mình.
Căn cứ vào những nguyên tắc trên đây, thông tư nào quy định việc sửa đổi chế độ đãi ngộ hiện nay đối với cán bộ xã và định phương hướng cải tiến tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc ở cấp xã như sau:
1. Về việc cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở xã:
a) Ở mỗi xã tùy theo khối lượng công tác nhiều hay ít và quy mô của hợp tác xã (toàn xã hay toàn thôn) cần bố trí từ 3 đến 5 cán bộ chuyên trách về Đảng và chính quyền có nhiệm vụ thay mặt cấp ủy và Ủy ban hành chính xã giải quyết công việc hàng ngày, chuẩn bị các cuộc họp, liên hệ với cấp trên, thường xuyên đi sát cán bộ, quần chúng để giúp đỡ, hướng dẫn thực hiện các chủ trương của cấp trên ở xã và kiểm tra đôn đốc các mặt công tác, trước hết là việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất ở xã.
Số lượng cụ thể cán bộ chuyên trách ở xã do Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh định.
Các cán bộ khác như Ủy viên Ủy ban hành chính, Đảng ủy viên, Ủy viên ban chấp hành thanh niên, phụ nữ xã, sẽ được phân công hoạt động ở các hợp tác xã, các thôn, xóm, để có điều kiện kết hợp công tác chuyên môn của ngành mình, giới mình với công tác của hợp tác xã, lấy kinh nghiệm thực tế đóng góp vào công tác của toàn xã. Do đó, cần chấn chỉnh lại các tổ chức chuyên môn ở xã cho ăn khớp với tổ chức của hợp tác xã.
b) Cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, huyện cần coi trọng việc lựa chọn, bố trí cán bộ cho phù hợp với trách nhiệm và khả năng của từng người; cần bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ xã đi sâu vào công tác, chú ý chuyên môn hóa các cán bộ xã làm công tác nghiệp vụ như công an, xã đội, tài chính, y tế,… Cấp tỉnh, huyện phải quản lý chặt chẽ việc điều động số cán bộ chuyên môn không nên điều động lung tung làm trở ngại cho công tác và cho công việc đào tạo cán bộ đi sâu vào nghiệp vụ.
c) Cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, huyện cần phối hợp chặt chẽ các mặt công tác của tỉnh, huyện khi đưa về xã. Như vậy là để cho công tác ở xã khỏi bị phân tán do nhiều đầu mối, nhiều kế hoạch, làm cho xã rất lúng túng có khi làm được việc này lại mất việc khác, hay có khi không đủ thì giờ để đọc các công văn, giấy tờ. Ủy ban hành chính xã căn cứ vào kế hoạch công tác của cấp tỉnh hay huyện đưa xuống mà vạch ra chương trình công tác của xã để phối hợp cho mọi hoạt động trong xã.
d) Cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, huyện cần quản lý chặt chẽ các cuộc họp ở tỉnh, huyện, nhất là các cuộc họp có triệu tập cán bộ xã; ở cấp xã, Đảng ủy và ủy ban hành chính xã cần quản lý chặt chẽ các cuộc họp trong xã, gây một nề nếp làm việc thiết thực; còn các lớp huấn luyện cho cán bộ xã thì nói chung không được mở vào các dịp thời vụ.
e) Các cơ quan, các ngành ở tỉnh, huyện cần hết sức giảm bớt giấy tờ cần phái cán bộ về xã để truyền đạt chủ trương, chính sách của cấp trên, xem xét lại các mẫu báo cáo, thống kê để bỏ bớt những thứ không cần thiết.
2. Về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã:
- Bí thư Đảng ủy (hoặc Bí thư chi bộ, nơi chưa có Đảng ủy) và Chủ tịch Ủy ban hành chính xã, mỗi tháng 23 đồng (riêng ở vùng rẻo cao 25 đồng).
- Các cán bộ chuyên trách khác mỗi tháng 20 đồng (riêng ở vùng rẻo cao 22 đồng).
- Các chế độ công tác phí, ăn uống khi đi họp, đi dự các lớp huấn luyện vẫn giữ như cũ, không có gì thay đổi. Riêng về trường hợp cán bộ xã đi học lâu ngày, mà cần cử cán bộ khác thay, các Bộ Nội vụ Tài chính sẽ quy định chế độ trợ cấp cho thích hợp.
Các cán bộ chuyên trách nói trên đây hàng năm phải tham gia sản xuất ít nhất là 30 ngày để không thoát ly sản xuất xa rời quần chúng, để có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất và đồng thời tăng thêm thu nhập.
Khi số cán bộ này (kể cả số cán bộ làm việc cho hợp tác xã) được cử đi học hoặc đi học. Nhà nước sẽ trợ cấp tiền công tác phí, tiền ăn theo chế độ chung đối với cán bộ xã.
Trong trường hợp thật cần thiết, cán bộ nào phải giành nhiều thời giờ làm việc chung của xã, ảnh hưởng nhiều đến thời giờ sản xuất mà không thể bố trí công điểm vào các dịp khác được thì sẽ được Ủy ban hành chính xã trợ cấp thù lao (lấy vào ngân sách xã), căn cứ vào quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
c) Đối với cán bộ của hợp tác xã như: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, kế toán hợp tác xã… thì Ban Công tác nông thôn trung ương sẽ hướng dẫn các hợp tác xã thi hành chế độ đãi ngộ thích hợp.
d) Đối với cán bộ giáo dục, y tế dân lập ở xã, các Bộ Giáo dục, Y tế và Tài chính sẽ nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành một chế độ thích hợp.
e) Các phương tiện làm việc: giấy mực, dầu đèn, xe đạp (hoặc ngựa) cần thiết cho công tác của cán bộ xã sẽ do Ủy ban hành chính xã quyết định (lấy vào ngân sách xã) theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Các quy định trên đây nhằm mục đích củng cố cấp xã, cải thiện thêm một bước đời sống cho cán bộ xã trong hoàn cảnh của ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ xã làm tốt công tác của Đảng và Nhà nước.
Bộ Nội vụ cùng các Bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các địa phương thi hành Thông tư này.
Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh phải cùng với Ủy ban hành chính huyện tổ chức thí điểm ở một số xã để lấy kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện những điều quy định trong thông tư này ở các xã khác.
Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh sẽ ấn định cụ thể thời gian thi hành thông tư này, căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Những điều quy định trước đây trái với thông tư này đều bị bãi bỏ.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 06-NV-1969 hướng dẫn về nguyên tắc phân công và lề lối làm việc của Ủy ban hành chính huyện, xã do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 30-NV năm 1962 hướng dẫn cải tiến tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc của chính quyền cấp xã do Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 30-NV-1964 bổ sung về cải tiến tổ chức, lề lối làm việc ở cấp xã và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do Bộ Nội Vụ ban hành
- 4Thông tư 85-TTg-NC-1964 bổ sung về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05-TS/TT-1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Nhà nước, quan hệ công tác, lề lối làm việc của Ban Thuỷ sản huyện, thị xã và thành phố thuộc Tỉnh do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 1Thông tư 06-NV-1969 hướng dẫn về nguyên tắc phân công và lề lối làm việc của Ủy ban hành chính huyện, xã do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 30-NV năm 1962 hướng dẫn cải tiến tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc của chính quyền cấp xã do Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 30-NV-1964 bổ sung về cải tiến tổ chức, lề lối làm việc ở cấp xã và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do Bộ Nội Vụ ban hành
- 4Thông tư 85-TTg-NC-1964 bổ sung về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên bộ 33-TT-LB năm 1962 hướng dẫn thi hành chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do của Bộ Nội Vụ - Bộ Y Tế - Bộ Tài Chính ban hành
- 6Thông tư 05-TS/TT-1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Nhà nước, quan hệ công tác, lề lối làm việc của Ban Thuỷ sản huyện, thị xã và thành phố thuộc Tỉnh do Bộ Thuỷ sản ban hành
Thông tư 51-TTg năm 1962 về việc cải tiến tổ chức lề lối làm việc ở cấp xã và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do Phủ thủ tướng ban hành
- Số hiệu: 51-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/05/1962
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra