Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2012/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
1. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 40. Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm).
2. Tuổi vào học lớp một là sáu tuổi; trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến chín tuổi; trẻ em khuyết tật có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến mười bốn tuổi.
3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục thực hiện xem xét đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh có đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội;
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.
4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục thực hiện như sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
5. Học sinh lang thang cơ nhỡ học ở lớp ngoài nhà trường dành cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn nếu có nguyện vọng chuyển đến học tại lớp trong trường tiểu học thì được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.”
2. Bổ sung Điều 40a sau điều 40 như sau:
“Điều 40a. Học sinh chuyển trường
1. Học sinh trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu học chuyển trường, được chuyển đến trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiếp nhận đồng ý, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh;
b) Học bạ;
c) Bản sao giấy khai sinh;
d) Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).
2. Thủ tục chuyển trường:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn xin học chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh;
c) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh gồm:
- Giấy đồng ý cho học sinh học chuyển trường;
- Học bạ;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).
d) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này cho nhà trường nơi chuyển đến;
đ) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.”
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 22/2000/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 2703/BGDĐT-GDTH về góp ý chỉnh sửa Điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT và 05/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 7Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 5Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Quyết định 22/2000/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 6Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 7Công văn 2703/BGDĐT-GDTH về góp ý chỉnh sửa Điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 9Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 10Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 11Thông tư 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT và 05/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 50/2012/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra