Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2018

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 76/2014/TT-BGTVT NGÀY 19/12/2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

1. Thay thế tập “Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành luồng hàng hải” ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 bằng tập “Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành luồng hàng hải” ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tập “Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu” ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 bằng tập “Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu” ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sửa đổi, bổ sung phần “Ghi chú” tại Mục 1, Chương III của tập “Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác tiếp tế” ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 như sau:

"Ghi chú:

- Ngoài số chuyến tiếp tế định kỳ được quy định tại Bảng mức 1 và Bảng mức 2 của định mức này, đối với các trạm quản lý đèn biển, trạm quản lý luồng hàng hải có điều kiện khó khăn (ở trên đảo không có dân cư sinh sống; hoặc ở trên đảo có dân cư sinh sống, trên đất liền có khoảng cách từ trạm đến khu thương mại, chợ gần nhất lớn hơn 5,0 km) thì được thực hiện thêm 04 chuyến tiếp tế tại chỗ trong một tháng. Riêng trạm đèn biển Long Châu và các trạm đèn biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa được thực hiện thêm 10 chuyến tiếp tế tại chỗ trong một tháng.

- Phương tiện sử dụng tiếp tế tại chỗ: là phương tiện thuê ngoài phù hợp, bảo đảm an toàn hoặc phương tiện là ca nô được trang bị tại trạm. Trường hợp sử dụng phương tiện ca nô được trang bị tại trạm, mỗi chuyến ca nô hoạt động không quá 04 giờ, hoạt động ở mức công suất trung bình bằng 65% công suất định mức của ca nô.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban ATGT quốc gia;
- Các Thứ trưng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, Vụ KCHTGT(Quân. 5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Công

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH LUỒNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành luồng hàng hải (sau đây gọi tắt là định mức) quy định số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải của từng đoạn luồng, tuyến luồng hàng hải và số lần kiểm tra thường xuyên đê, kè (đê chắn sóng, chắn cát; kè bảo vệ bờ, chính trị luồng hàng hải...) đối với từng loại đê, kè; mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy và thiết bị trong các công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải;

Định mức được xây dựng trên cơ sở quy trình quản lý vận hành luồng hàng hải, quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đê kè và tính chất đặc thù, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thực tế sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đang thực hiện.

I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC

- Quy định số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải trong một tháng đối với từng đoạn luồng, tuyến luồng cụ thể; số lần kiểm tra thường xuyên đê, kè đối với từng loại đê, kè;

- Quy định các mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy và thiết bị trong công tác kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải và kiểm tra thường xuyên đê, kè;

- Quy định số lần sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải trong một năm;

- Quy định hao phí về thời gian, mức công suất khai thác của phương tiện thủy phục vụ công tác kiểm tra tổng quan; bảo trì báo hiệu hàng hải; kiểm tra thường xuyên đê, kè; sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải;

- Quy định hao phí về thời gian, mức công suất khai thác của máy phát điện phục vụ công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải;

- Quy định hao phí nhân công của công tác thường trực tại trạm quản lý luồng hàng hải và trực canh hệ thống thông tin liên lạc tại trạm quản lý luồng hàng hải. Cấp bậc công nhân quy định trong định mức là cấp bậc bình quân;

- Quy định mức hao phí vật liệu phụ được tính theo tỷ lệ % giá trị của vật liệu chính (nhiên liệu).

II. KẾT CẤU ĐỊNH MỨC

Gồm 03 Chương và các Mục

Chương I: Quy định chung

Chương II: Quy trình quản lý, vận hành luồng hàng hải

Chương III: Nội dung định mức quản lý, vận hành luồng hàng hải

Mục 1. Định mức công tác kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải và kiểm tra thường xuyên đê, kè

Mục 2. Định mức công tác sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải

Mục 3. Định mức thời gian, mức công suất khai thác của phương tiện thủy

Mục 4. Định mức thời gian, mức công suất khai thác của máy phát điện

Mục 5. Định mức công tác thường trực tại trạm quản lý luồng hàng hải

Mục 6. Định mức hao phí vật liệu phụ trong công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải

Mục 7: Định mức thời gian sử dụng thiết bị cung cấp năng lượng và thiết bị đèn báo hiệu trên luồng hàng hải

III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành luồng hàng hải được áp dụng để xây dựng đơn giá, lập dự toán, đặt hàng và quyết toán sản phẩm dịch vụ công ích quản lý, vận hành luồng hàng hải.

2. Đối với một số công tác khác không nêu trong định mức này được áp dụng như sau:

- Hao phí nhân công, vật liệu, máy thi công cho công tác sơn bảo dưỡng đăng tiêu, chập tiêu áp dụng định mức xây dựng cơ bản hiện hành;

- Tiếp nhận, vận chuyển, lưu kho nhiên liệu, vật liệu, lương thực, nhu yếu phẩm áp dụng định mức xây dựng cơ bản hiện hành;

- Hao phí nhân công, vật liệu phục vụ công tác vận hành, bảo trì máy phát điện áp dụng định mức quy định tại tập Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, vận hành đèn biển (mục vận hành, bảo trì máy phát điện);

- Hao phí nhiên liệu của phương tiện thủy, bộ và máy phát điện phục vụ công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải áp dụng định mức quy định tại tập Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu;

- Hao phí lao động của phương tiện thủy phục vụ công tác quản lý, vận hành luồng (kiểm tra tổng quan; bảo trì; kiểm tra thường xuyên đê, kè; sơn bảo dưỡng báo hiệu; thường trực tại bến): xác định theo thời gian hoạt động của phương tiện thủy và số thuyền viên được bố trí theo quy định hiện hành;

- Công tác bảo trì nhà trạm, kiểm tra duy tu hệ thống chống sét, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phát quang đường... áp dụng định mức xây dựng cơ bản hiện hành và các quy định chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy;

- Bảo trì hệ thống điện, nước áp dụng định mức xây dựng cơ bản;

- Công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra chi tiết các công trình đê, kè được thực hiện theo những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể. Có thể thuê đơn vị tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực chuyên môn để thực hiện theo quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đê, kè và các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

3. Đối với các công việc thực hiện trên luồng với các cấp địa hình khác nhau thì mức hao phí thời gian, vật liệu của tập định mức này được điều chỉnh nhân với hệ số K1 tại Bảng A như sau:

Bảng A

STT

Cấp địa hình

K1

1

Cấp III

1,0

2

Cấp IV

1,1

3

Cấp V, cấp VI

1,2

Ghi chú:

Cấp địa hình áp dụng tại Bảng A theo Phụ lục 13 của Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng.

4. Đối với các chủng loại phao báo hiệu hàng hải khác nhau mức hao phí thời gian bảo trì được điều chỉnh nhân với hệ số K2 tại Bảng B như sau:

Bảng B

STT

Loại phao báo hiệu hàng hải

K2

1

Phao có đường kính D ≤ 2,0 m

1,0

2

Phao có đường kính 2,0 m < D ≤ 2,40 m

1,1

3

Phao có đường kính 2,40 m < D ≤ 2,90 m

1,2

4

Phao có đường kính 2,90 m< D ≤ 3,50 m

1,3

5

Phao có đường kính 3,5 m < D ≤ 4,0 m

1,4

6

Phao có đường kính 4,0 m < D ≤ 5,0 m

1,5

5. Đối với các chủng loại đê, kè có kết cấu lớp gia cố mái khác nhau mức hao phí thời gian kiểm tra thường xuyên được điều chỉnh nhân với hệ số K3 tại Bảng C như sau:

Bảng C

STT

Loại công trình đê, kè

K3

1

Kết cấu lớp gia cố mái bằng khối bê tông, ghép rời, liên kết mảng

1,0

2

Kết cấu lớp gia cố mái bằng đá xây, đá lát khan, thảm rọ đá

1,1

3

Kết cấu lớp gia cố mái bằng đá đổ, đá thả rối

1,2

6. Ngoài quy định áp dụng chung này, trong từng nội dung của định mức còn có thuyết minh và quy định áp dụng cụ thể.

IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

- Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

- Thông tư số 75/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải QCVN 20: 2015/BGTVT;

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 14/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

Chương II

QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH LUỒNG HÀNG HẢI

1. KIỂM TRA TỔNG QUAN, BẢO TRÌ BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ĐÊ, KÈ

1. Kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải

Là việc sử dụng phương tiện thủy đi dọc tuyến luồng, quan sát bằng mắt thường để kiểm tra tình trạng hoạt động của báo hiệu như: vị trí, màu sắc, đặc tính ánh sáng ban đêm (tối thiểu 01 lần trong một tháng), hình dạng và các thiết bị được lắp đặt trên báo hiệu; phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên luồng, tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành quy định an toàn hàng hải của người dân và phương tiện tham gia hoạt động hành hải.

2. Bảo trì báo hiệu hàng hải

Công tác bảo trì báo hiệu hàng hải được thực hiện riêng biệt với công tác kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải. Việc bảo trì báo hiệu hàng hải được thực hiện theo quy trình sau:

- Chuẩn bị dụng cụ, nhận vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân (bảo hộ lao động), trang bị cứu sinh theo quy định;

- Vận chuyển, tập kết dụng cụ, vật liệu từ kho xuống phương tiện;

- Công nhân đi từ trạm quản lý luồng đến báo hiệu bằng phương tiện thủy để thực hiện công tác bảo trì.

Đối với bảo trì thân báo hiệu (phao, đăng tiêu)

- Sử dụng máy định vị xác định vị trí phao báo hiệu, kiểm tra vị trí so với vị trí thiết kế, ghi chép lại các số liệu đo đạc;

- Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch thân báo hiệu; vệ sinh những chỗ sơn bị bong tróc và sơn lại bảo đảm màu sắc báo hiệu: đối với phao báo hiệu thực hiện từ phần con trạch trở lên; đối với đăng tiêu thực hiện từ bệ đặt đèn trở lên.

Đối với bảo trì phần thiết bị đèn tích hợp lắp đặt trên phao, đăng tiêu

- Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn;

- Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật.

Đối với bảo trì phần thiết bị đèn không tích hợp lắp đặt trên phao, đăng tiêu

- Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn, ắc quy, tiết chế nạp, dây dẫn điện;

- Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật;

- Kiểm tra tâm nguồn sáng, điều chỉnh tâm nguồn sáng đúng tiêu điểm của thấu kính;

- Kiểm tra tiết chế nạp, máy tạo chớp, các điểm đấu nối thiết bị với nguồn năng lượng;

- Kiểm tra điện áp, dung dịch ắc quy (bổ sung dung dịch nếu thiếu);

- Ghi chép nhật ký công tác bảo trì báo hiệu;

- Công nhân di chuyển về trạm quản lý luồng bằng phương tiện thủy;

- Bàn giao cho trạm quản lý luồng dụng cụ, vật liệu còn lại sau chuyến công tác bảo trì.

3. Kiểm tra thường xuyên đê, kè

- Việc kiểm tra thường xuyên đê, kè được kết hợp với một trong những chuyến kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải và số lần được thực hiện theo quy định tại Bảng mức 2 của định mức này.

- Việc kiểm tra thường xuyên đê, kè được thực hiện theo nội dung như sau:

+ Sử dụng phương tiện thủy để đưa công nhân di chuyển đến đê, kè cần thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên;

+ Tiến hành đi bộ dọc theo tuyến đê, kè, quan sát kiểm tra tình trạng của đê, kè để phát hiện hiện tượng sạt lở, sụt lún và các dấu hiệu nhìn thấy bằng mắt thường có thể ảnh hưởng đến kết cấu của đê, kè, ghi chép vào nhật ký.

- Nếu có sự cố hoặc dấu hiệu bất thường phải xác định vị trí xuất hiện trên đê, kè, có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thước để đo đạc sơ bộ, ghi lại bằng sổ và chụp ảnh để theo dõi quá trình diễn biến của sự cố và báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý.

II. SƠN BẢO DƯỠNG BÁO HIỆU HÀNG HẢI

Công tác sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải nhằm đảm bảo duy trì màu sắc nhận dạng của báo hiệu theo quy định, đồng thời duy trì tuổi thọ của báo hiệu hàng hải. Số lần thực hiện sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải trên luồng trong một năm được thực hiện theo quy định tại Bảng mức 6 của định mức này; Hao phí nhân công sơn bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải trên luồng được thực hiện theo quy định tại Bảng mức 7 của định mức này.

III. VẬN HÀNH PHƯƠNG TIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ

1. Phương tiện phục vụ quản lý, vận hành luồng

1.1. Phục vụ kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải và kiểm tra thường xuyên đê, kè

- Chuẩn bị phương tiện, khởi động máy theo quy trình;

- Ma nơ rời cầu cảng hoặc bến đỗ;

- Di chuyển dọc tuyến luồng để kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải; kết hợp di chuyển đến các đê, kè để kiểm tra thường xuyên; ma nơ đưa công nhân lên đê, kè; ma nơ rời đê, kè; nổ máy tại chỗ chờ đợi công nhân kiểm tra thường xuyên đê, kè; ma nơ cập và rời đê, kè đón công nhân; di chuyển đến các vị trí khác để kiểm tra và sau đó quay về trạm;

- Ma nơ cập cầu cảng hoặc bến đỗ.

1.2. Phục vụ bảo trì báo hiệu hàng hải

- Chuẩn bị phương tiện, khởi động máy theo quy trình;

- Ma nơ rời cầu cảng hoặc bến đỗ;

- Di chuyển đến vị trí báo hiệu;

- Ma nơ cập báo hiệu để công nhân thực hiện công tác bảo trì;

- Ma nơ rời báo hiệu;

- Nổ máy tại chỗ thường trực cảnh giới;

- Ma nơ cập báo hiệu đón công nhân;

- Ma nơ rời báo hiệu;

- Di chuyển đến vị trí báo hiệu khác hoặc quay về trạm;

- Ma nơ cập cầu cảng hoặc bến đỗ.

1.3. Phục vụ sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải

- Chuẩn bị phương tiện, khởi động máy theo quy trình;

- Ma nơ rời cầu cảng hoặc bến đỗ;

- Di chuyển đến vị trí báo hiệu cần sơn bảo dưỡng;

- Ma nơ cập báo hiệu để công nhân thực hiện sơn bảo dưỡng;

- Ma nơ rời báo hiệu;

- Neo, đậu tại gần vị trí báo hiệu, nổ máy tại chỗ thường trực cảnh giới;

- Ma nơ cập báo hiệu đón công nhân;

- Ma nơ rời báo hiệu;

- Di chuyển đến vị trí báo hiệu khác hoặc quay về trạm;

- Ma nơ cập cầu cảng hoặc bến đỗ.

1.4. Thường trực bảo đảm an toàn giao thông, phối hợp tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, thường trực phục vụ xử lý sự cố đột xuất xảy ra trên luồng

- Phương tiện luôn trong tình trạng thường trực sẵn sàng hoạt động;

- Đảm bảo quân số theo quy định.

1.5. Vận hành máy phát điện cung cấp năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện.

2. Thường trực tại trạm

- Quan sát theo dõi báo hiệu trên luồng và tư vấn hành hải, thường trực thông tin liên lạc, thường trực phối hợp tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường, tuyên truyền ý thức chấp hành quy định an toàn hàng hải đối với phương tiện tham gia hoạt động hành hải trên luồng;

- Tiếp nhận nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm...;

- Vệ sinh công nghiệp, phát quang đường xá, kiểm tra hệ thống chống sét, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Chương III

NỘI DUNG ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH LUỒNG HÀNG HẢI

Mục 1. Định mức công tác kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải và kiểm tra thường xuyên đê, kè.

1. Định mức số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu của từng luồng: Số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu hàng hải của từng luồng được quy định tại Bảng mức 1 của định mức này.

Bảng mức 1: Số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu

STT

Tên luồng

Số lần kiểm tra tổng quan
(lần/tháng)

Số lần bảo trì báo hiệu
(lần/tháng)

1

Luồng Vạn Gia

7

6

2

Luồng Hòn Gai - Cái Lân

2.1

- Đoạn trạm Cổ Ngựa

11

8

2.2

- Đoạn Hòn Gai - Cái Lân

10

8

3

Luồng Sông Chanh

8

6

4

Luồng Hải Phòng

4.1

- Đoạn Lạch Huyện

12

9

4.2

- Đoạn Nam Triệu

12

9

4.3

- Kênh Hà Nam

12

9

4.4

- Đoạn Bạch Đằng

11

9

4.5

- Đoạn Sông Cấm

11

9

4.6

- Đoạn Vật Cách

10

9

4.7

- Đoạn kênh Cái Tráp

8

6

5

Luồng Phà Rừng

8

7

6

Luồng Diêm Điền

6

5

7

Luồng Hải Thịnh

6

6

8

Luồng Lệ Môn

7

6

9

Luồng Nghi Sơn

11

9

10

Luồng Cửa Lò

9

7

11

Luồng Cửa Hội- Bến Thủy

11.1

- Đoạn Cửa Hội

6

5

11.2

- Đoạn Xuân Hải - Bến Thủy

7

6

12

Luồng Vũng Áng

9

6

13

Luồng Cửa Gianh

6

5

14

Luồng Hòn La

8

6

15

Luồng Cửa Việt

8

5

16

Luồng Thuận An

7

6

17

Luồng Chân Mây

8

6

18

Luồng Đà Nẵng

- Đoạn Tiên Sa - Thọ Quang

10

9

19

Luồng Kỳ Hà - Trường Giang

6

5

20

Luồng Dung Quất

10

8

21

Luồng Sa Kỳ

7

6

22

Luồng Quy Nhơn

22.1

Từ phao 0 đến hết vũng quay tàu

12

9

22.2

Khu neo đậu Đầm Thị Nại - Cảng Quy Nhơn

8

8

23

Luồng Vũng Rô

7

6

24

Luồng Đầm Môn

6

4

25

Luồng Ba Ngòi

8

6

26

Luồng Nha Trang

9

8

27

Luồng Sài Gòn - Vũng Tàu

27.1

- Đoạn Ghềnh Rái

12

10

27.2

- Đoạn Thiềng Liềng

12

10

27.3

- Đoạn Tam Thôn Hiệp

12

9

27.4

- Đoạn Mũi Đèn Đỏ

12

10

28

Luồng Sông Dinh

28.1

- Đoạn từ P1 đến cảng Hải quân

11

9

28.2

- Đoạn từ cảng Hải quân đến cầu Gò Găng

12

10

29

Luồng Sông Dừa

9

7

30

Luồng Soài Rạp

30.1

- Đoạn Long Hòa

12

9

30.2

- Đoạn Lý Thôn

12

9

30.3

- Đoạn Hiệp Phước

12

9

31

Luồng Đồng Nai

31.1

- Đoạn Mũi Đèn Đỏ - rạch Ông Nhiêu

8

7

31.2

- Đoạn rạch Ông Nhiêu - hạ lưu cầu Đồng Nai

8

7

32

Luồng Thị Vải

32.1

- Đoạn Vũng Tàu - Phú Mỹ

12

10

32.2

- Đoạn Phú Mỹ - Bến cảng Vedan Phước Thái

11

9

32.3

- Đoạn Bến cảng Vedan Phước Thái - Thượng lưu sông Thị Vải

6

5

33

Luồng Cửa Tiểu - Sông Tiền

33.1

- Đoạn Cửa Tiểu

8

6

33.2

- Đoạn Vĩnh Hựu

7

5

33.2

- Đoạn Mỹ Tho

8

7

34

Luồng Sa Đéc - Đồng Tháp

7

5

35

Luồng Định An - Cần Thơ

35.1

- Đoạn cửa Định An

12

9

35.2

- Đoạn Cầu Quan

11

9

35.3

- Đoạn An Lạc Thôn

11

8

35.4

- Đoạn Cần Thơ

11

8

35.5

- Đoạn Ô Môn

9

7

35.6

- Đoạn Vàm Ô Môn- Vàm Cái Sắn- Rạch Gòi Lớn

9

7

36

Luồng Côn Sơn - Côn Đảo

7

5

37

Luồng Năm Căn - Bồ Đề

7

5

38

Luồng Hà Tiên

9

7

39

Luồng An Thới

6

6

40

Luồng Đồng Tranh - Gò Gia

40.1

- Đoạn Đồng Tranh

6

5

40.2

- Đoạn Tắt Ông Cu - Tắt Bài

6

5

40.3

- Đoạn Tắt Bài - Tắt Cua

6

5

40.4

- Đoạn Gò Gia

8

7

41

Luồng Phú Quý

6

5

42

Luồng Phan Thiết

5

5

43

Luồng Bến Đầm - Côn Đảo

5

4

44

Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu

9

7

45

Luồng Rạch Giá - Phú Quốc

9

7

46

Luồng Trần Đề

6

5

2. Định mức số lần kiểm tra thường xuyên đê, kè: Số lần kiểm tra thường xuyên đê, kè trong một tháng đối với các chủng loại đê, kè có kết cấu lớp gia cố mái khác nhau được quy định tại Bảng mức 2 của định mức này.

Bảng mức 2: Số lần kiểm tra thường xuyên đê, kè

STT

Loại công trình đê, kè

Số lần kiểm tra thường xuyên
(lần/tháng)

1

Kết cấu lớp gia cố mái bằng khối bê tông, ghép rời, liên kết mảng

1

2

Kết cấu lớp gia cố mái bằng đá đổ, đá xây, đá lát khan, đá thả rối

2

3

Kết cấu lớp gia cố mái bằng thảm rọ đá

8

3. Định mức hao phí thời gian kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải: Mức hao phí thời gian kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải được quy định tại Bảng mức 3 của định mức này.

Thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, nhận vật liệu; thiết bị bảo vệ cá nhân, trang bị cứu sinh theo quy định;

- Công nhân từ trạm di chuyển (đi và về) dọc tuyến luồng bằng phương tiện thủy, kiểm tra bằng mắt tình trạng hoạt động của các báo hiệu hàng hải; phát hiện và ngăn ngừa các yếu tố, hành vi ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến luồng;

- Công nhân bậc 3,5/5; mỗi kíp thợ 01 người/chuyến.

Bảng mức 3: Mức hao phí thời gian kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Mức hao phí thời gian (giờ)

1

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân, trang bị cứu sinh theo quy định cho 01 chuyến công tác.

chuyến

0,25

2

Kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải

chuyến

Xác định theo thời gian hoạt động của phương tiện thủy

4. Định mức hao phí thời gian kiểm tra thường xuyên đê, kè: Mức hao phí thời gian kiểm tra thường xuyên đê, kè được quy định tại Bảng mức 4 của định mức này.

Thành phần công việc

- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị bảo vệ cá nhân, trang bị cứu sinh theo quy định;

- Công nhân di chuyển (đi và về) đến các đê, kè, tiến hành đi bộ dọc theo tuyến đê kè, quan sát kiểm tra tình trạng của đê, kè để phát hiện hiện tượng sạt lở, sụt lún và các dấu hiệu nhìn thấy bằng mắt thường có thể ảnh hưởng đến kết cấu của đê kè, ghi chép vào sổ nhật ký. Nếu có sự cố hoặc dấu hiệu bất thường phải xác định vị trí xuất hiện trên đê, kè, có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thước để đo đạc sơ bộ, ghi lại vào sổ nhật ký và chụp ảnh để theo dõi quá trình diễn biến của sự cố và báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý;

- Công nhân bậc 3,5/5; mỗi kíp thợ 01 người/chuyến.

Bảng mức 4: Mức hao phí thời gian kiểm tra thường xuyên đê, kè

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Mức hao phí thời gian
(giờ)

1

Công nhân đi bộ trên đê, kè để thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên (bao gồm thời gian đi và về)

01 Km

0,8

Ghi chú:

- Hao phí thời gian hoạt động của phương tiện thủy trong công tác kiểm tra thường xuyên đê, kè được kết hợp với một trong những chuyến kiểm tra tổng quan báo hiệu hàng hải. Hao phí thời gian ma nơ cập, rời đê, kè đưa đón công nhân được xác định theo Bảng mức 8 của định mức này.

- Đối với các loại đê, kè có dạng kết cấu lớp gia cố mái khác nhau, mức hao phí thời gian kiểm tra đê, kè được nhân với hệ số điều chỉnh K3 tương ứng quy định tại Bảng C của định mức này.

5. Định mức bảo trì báo hiệu hàng hải

Công nhân di chuyển từ trạm quản lý luồng bằng phương tiện thủy đến báo hiệu hàng hải để thực hiện công tác bảo trì báo hiệu hàng hải và quay về trạm quản lý luồng hàng hải sau khi kết thúc công tác bảo trì. Đối với các chủng loại phao báo hiệu hàng hải khác nhau, số lượng công nhân và cấp bậc thợ thực hiện bảo trì phao báo hiệu hàng hải được quy định như sau:

+ Phao có đường kính D < 2,0 m: Công nhân bậc 4,0/5, mỗi kíp thợ 02 người/chuyến;

+ Phao có đường kính 2,0 m ≤ D ≤ 5,0 m: Công nhân bậc 4,0/5, mỗi kíp thợ 03 người/chuyến.

5.1. Bảo trì phao báo hiệu hàng hải

5.1.1 Công việc chung

- Chuẩn bị dụng cụ, nhận vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân (bảo hộ lao động), trang bị cứu sinh theo quy định;

- Vận chuyển, tập kết dụng cụ, vật liệu từ kho xuống phương tiện;

- Ghi chép nhật ký công tác bảo trì báo hiệu;

- Bàn giao cho trạm quản lý luồng dụng cụ, vật liệu còn lại sau chuyến công tác bảo trì.

5.1.2 Bảo trì phần thân phao báo hiệu hàng hải

Thành phần công việc:

- Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch thân báo hiệu và vệ sinh những chỗ sơn bị bong tróc và sơn lại bảo đảm màu sắc phao báo hiệu;

- Sử dụng máy định vị xác định vị trí phao báo hiệu, kiểm tra vị trí so với vị trí thiết kế, ghi chép lại các số liệu đo đạc.

5.1.3 Bảo trì phần thiết bị báo hiệu

Thành phần công việc:

- Đối với bảo trì phần thiết bị đèn tích hợp:

+ Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn;

+ Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật.

- Đối với bảo trì phần thiết bị đèn không tích hợp:

+ Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn, ắc quy, tiết chế nạp, dây dẫn điện;

+ Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật;

+ Kiểm tra tâm nguồn sáng, điều chỉnh tâm nguồn sáng đúng tiêu điểm của thấu kính;

+ Kiểm tra tiết chế nạp, máy tạo chớp, các điểm đấu nối thiết bị với nguồn năng lượng;

+ Kiểm tra điện áp, dung dịch ắc quy (bổ sung dung dịch nếu thiếu).

5.2 Bảo trì đăng tiêu báo hiệu

5.2.1 Công việc chung

Thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, nhận vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân (bảo hộ lao động), trang bị cứu sinh theo quy định;

- Vận chuyển, tập kết dụng cụ, vật liệu từ kho xuống phương tiện;

- Ghi chép nhật ký công tác bảo trì báo hiệu;

- Bàn giao cho trạm quản lý luồng dụng cụ, vật liệu còn lại sau chuyến công tác bảo trì.

5.2.2 Bảo trì phần thân đăng tiêu

Thành phần công việc: Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch thân báo hiệu và vệ sinh những chỗ sơn bị bong tróc và sơn lại bảo đảm màu sắc báo hiệu (thực hiện từ bệ đặt đèn trở lên).

5.2.3 Bảo trì thiết bị báo hiệu hàng hải trên đăng tiêu

Thành phần công việc:

- Đối với bảo trì phần thiết bị đèn tích hợp

+ Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn;

+ Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật.

- Đối với bảo trì phần thiết bị đèn không tích hợp

+ Sử dụng giẻ lau, chất tẩy rửa để vệ sinh, làm sạch bảng pin năng lượng, thấu kính, thân đèn, ắc quy, tiết chế nạp, dây dẫn điện;

+ Kiểm tra đặc tính ánh sáng, chu kỳ chớp, điều chỉnh bảo đảm đúng đặc tính kỹ thuật;

+ Kiểm tra tâm nguồn sáng, điều chỉnh tâm nguồn sáng đúng tiêu điểm của thấu kính;

+ Kiểm tra tiết chế nạp, máy tạo chớp, các điểm đấu nối thiết bị với nguồn năng lượng;

+ Kiểm tra điện áp, dung dịch ắc quy (bổ sung dung dịch nếu thiếu).

5.3 Định mức hao phí vật liệu, thời gian bảo trì báo hiệu hàng hải

Mức hao phí vật liệu, thời gian bảo trì báo hiệu hàng hải được quy định tại Bảng mức 5 của định mức này

Bảng mức 5: Mức hao phí vật liệu, thời gian bảo trì báo hiệu hàng hải

STT

Nội dung công việc

Hao phí vật liệu

Hao phí thời gian
(giờ)

Vật liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Thành phần công việc chung

chuyến

0,5

2

Bảo trì phần thân phao

Giẻ lau

kg

0,8

0,15

Chất tẩy rửa

lít

0,1

3

Bảo trì phần thân đăng tiêu

3.1

Có chiều cao H ≤ 6,5m

Giẻ lau

kg

0,5

0,25

Chất tẩy rửa

lít

0,05

3.2

Có chiều cao 6,5m < H ≤ 18m

Giẻ lau

kg

0,5

0,45

Chất tẩy rửa

lít

0,05

3.3

Có chiều cao 18m < H ≤ 36m

Giẻ lau

kg

0,5

0,65

Chất tẩy rửa

lít

0,05

4

Bảo trì phần thiết bị báo hiệu lắp đặt trên phao; đăng tiêu

4.1

Thiết bị đèn không tích hợp

4.1.1

Đường kính thấu kính từ: 100mm < D ≤ 250mm (HD 155, VMS LED 132, VMSS. ML 200, RL 200...)

Giẻ lau

kg

0,5

0,33

Nước rửa kính

ml

15

Keo silicon

hộp

0,05

Dầu RP7

ml

15

Giấy nhám mịn

tờ

0,5

Dung dịch điện phân

lít

0,2

Vật liệu khác

%

3

4.1.2

Đường kính thấu kính từ:

250mm < D ≤ 450mm (ML 300, MB 300, HD 300, VMSS ML 400, WM 350, ...)

Giẻ lau

kg

0,8

0,5

Nước rửa kính

ml

18

Keo silicon

hộp

0,06

Dầu RP7

ml

18

Giấy nhám mịn

tờ

0,6

Dung dịch điện phân

lít

0,24

Vật liệu khác

%

3

4.2

Thiết bị đèn tích hợp

4.2.1

Đường kính thấu kính từ: 100mm < D ≤ 250mm (NMA LED 132, ML 133, MS-L133 GSM, VMS 155, Led Camanad, AECS-NM3 Led Lanter ...)

Giẻ lau

kg

0,8

0,17

Nước rửa kính

ml

15

Keo silicon

Hộp

0,05

Vật liệu khác

%

3

5

Thời gian công nhân di chuyển trên luồng

chuyến

Xác định theo quãng đường di chuyển và vận tốc trung bình của phương tiện thủy.

Ghi chú:

- Thời gian bảo trì phần thân phao trong Bảng mức 5 của định mức này được xác định cho loại phao có đường kính D ≤ 2,0 m, đối với các loại phao báo hiệu có đường kính khác nhau áp dụng nhân với hệ số điều chỉnh K2 tra tại Bảng B của định mức này;

- Hao phí thời gian bốc xếp, di chuyển, vận chuyển dụng cụ, vật liệu... từ nơi phương tiện tập kết đến đăng tiêu được xác định theo quãng đường, điều kiện thực tế của từng đăng tiêu;

- Vật liệu khác được xác định theo tỷ lệ % giá trị của các vật liệu được nêu trong định mức này.

Mục 2. Định mức công tác sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải

1. Số lần sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải trong một năm

Số lần sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải trong một năm được quy định tại Bảng mức 6 của định mức này.

Bảng mức 6: Số lần sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải trong một năm

STT

Loại báo hiệu

Số lần sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải
(lần/năm)

Thời gian thực hiện

1

Phao báo hiệu hàng hải

02

Tháng thứ 6 và tháng thứ 9 tính từ thời điểm phao báo hiệu được thay, thả mới.

2

Đăng tiêu, chập tiêu (kết cấu thép, bê tông cốt thép, khối xây, composite)

01

Ghi chú:

- Công tác sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải do công nhân quản lý, vận hành luồng thực hiện;

- Việc di chuyển từ trạm quản lý luồng đến các báo hiệu sử dụng phương tiện thủy được bố trí phù hợp, đảm bảo an toàn;

- Bậc thợ công nhân thực hiện: 3,5/5.

2. Định mức công tác sơn bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải

2.1 Thành phần công việc

- Chuẩn bị phương tiện thủy, dụng cụ, vật liệu; pha sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật tại trạm;

- Di chuyển đến vị trí phao báo hiệu cần sơn bảo dưỡng;

- Che đậy thiết bị báo hiệu và tháo dỡ che đậy sau khi sơn bảo dưỡng xong;

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt phao từ đường mớn nước trở lên; cạo rỉ, nạo bỏ lớp sơn bị hư hỏng;

- Sơn chống rỉ phần được cạo rỉ;

- Sơn màu toàn bộ phần nổi của phao (từ phần con trạch chống va trở lên), kẻ số báo hiệu đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Thu dọn mặt bằng thi công.

2.2 Định mức hao phí nhân công sơn bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải: Hao phí nhân công sơn bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải được xác định theo Bảng mức 7 của định mức này.

Bảng mức 7: Mức hao phí nhân công sơn bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Bậc thợ

Hao phí nhân công
(công/01m2)

1

Làm sạch bề mặt

công

3,5/5

0,38

2

Sơn (01 nước)

công

3,5/5

0,10

Ghi chú:

- Hao phí nhân công trong Bảng mức 7 của định mức này được xác định khi thi công các phao ở địa hình cấp III; khi thi công các phao ở khu vực có điều kiện địa hình cấp IV, cấp V và cấp VI thì mức hao phí nhân công được điều chỉnh nhân với hệ số K1 tại Bảng A của định mức này;

- Hao phí vật liệu: do điều kiện thi công chịu tác động của sóng, gió nên hao phí sơn được nhân với hệ số 1,1 theo mức hao phí nhà sản xuất quy định.

Mục 3. Định mức hao phí thời gian, mức công suất khai thác của phương tiện thủy

1. Thành phần công việc

- Ma nơ phương tiện thủy rời, cập cầu cảng hoặc bến đỗ;

- Ma nơ phương tiện thủy cập, rời báo hiệu và cập, rời đê kè;

- Nổ máy tại chỗ thường trực cảnh giới;

- Hành trình.

2. Định mức hao phí thời gian, mức công suất khai thác của phương tiện thủy: Mức hao phí thời gian, công suất khai thác của phương tiện thủy phục vụ công tác kiểm tra tổng quan; bảo trì báo hiệu hàng hải; kiểm tra thường xuyên đê, kè; sơn bảo dưỡng báo hiệu hàng hải được xác định theo Bảng mức 8 của định mức này.

Bảng mức 8: Định mức hao phí thời gian, mức công suất khai thác của phương tiện thủy

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Hao phí thời gian
(giờ)

Mức công suất khai thác
(%Neđm)

Tàu

Canô

1

Ma nơ phương tiện thủy cập; rời cầu cảng hoặc bến đỗ

lần

0,17

0,12

30

2

Ma nơ phương tiện thủy cập, rời phao; cập, rời đê, kè

lần

0,25

0,12

30

3

Bảo trì phần thân phao

phao

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thân phao.

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thân phao.

25

4

Bảo trì phần thân đăng tiêu

đăng tiêu

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thân đăng tiêu.

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thân đăng tiêu.

25

5

Bảo trì phần thiết bị báo hiệu lắp đặt trên phao; đăng tiêu

bộ

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thiết bị báo hiệu lắp đặt trên phao; đăng tiêu.

Xác định theo hao phí thời gian bảo trì phần thiết bị báo hiệu lắp đặt trên phao; đăng tiêu.

25

6

Phương tiện thủy di chuyển phục vụ công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải.

chuyến

Xác định theo quãng đường di chuyển và vận tốc trung bình của phương tiện thủy.

85

7

Phương tiện thủy nổ máy tại chỗ chờ đợi công nhân kiểm tra thường xuyên đê, kè.

chuyến

Xác định theo hao phí thời gian kiểm tra thường xuyên đê, kè.

25

Ghi chú:

- Mức hao phí thời gian bảo trì trong Bảng mức 8 của định mức này được xác định cho loại phao có đường kính D ≤ 2,0 m, đối với các loại phao báo hiệu có đường kính khác nhau áp dụng hệ số điều chỉnh K2 tra tại Bảng B của định mức này.

Mục 4. Định mức hao phí thời gian, mức công suất khai thác của máy phát điện: Mức hao phí thời gian, mức công suất khai thác của máy phát điện được quy định tại Bảng mức 9 của định mức này.

Bảng mức 9: Mức hao phí thời gian vận hành máy phát điện phục vụ công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải.

STT

Phụ tải sử dụng /Mức công suất khai thác

Thời gian
vận hành máy phát điện
(giờ/ngày)

1

Trạm luồng không có điện lưới

1.1

- Phụ tải chiếu sáng trực ca, bảo vệ và sinh hoạt;

- Phụ tải thiết bị phục vụ làm việc và sinh hoạt.

6

(Từ 18 giờ - 24 giờ)

1.2

- Phụ tải chiếu sáng trực ca, bảo vệ;

- Phụ tải thiết bị phục vụ làm việc và sinh hoạt.

6

(Từ 0 giờ - 06 giờ)

1.3

- Phụ tải thiết bị thông tin liên lạc và sinh hoạt.

2

(Từ 11 giờ - 13 giờ)

2

Phương tiện thủy có trang bị máy phát điện: Mức công suất khai thác của máy phát điện = 30%Neđm

14

Mục 5. Định mức công tác thường trực, trực canh thông tin liên lạc tại trạm quản lý luồng hàng hải

1. Định mức công tác thường trực tại trạm quản lý luồng hàng hải

1.1 Thành phần công việc

- Thường trực tại trạm;

- Lập nhật ký hàng ngày hoạt động của trạm luồng và hệ thống báo hiệu trên luồng; kết hợp an ninh địa phương, an ninh quốc phòng;

- Quan sát vùng biển, theo dõi cập nhật thông tin về điều kiện khí tượng, thủy hải văn;

- Tư vấn, tuyên truyền ý thức chấp hành quy định an toàn hàng hải đối với phương tiện tham gia hoạt động hành hải trên luồng.

1.2 Mức hao phí nhân công: Mức hao phí nhân công thường trực tại trạm quản lý luồng hàng hải 01 trạm/ngày được xác định theo Bảng mức 10 của định mức này.

Bảng mức 10: Hao phí nhân công thường trực tại trạm quản lý luồng

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Bậc thợ

Hao phí nhân công

1

Thường trực tại trạm quản lý luồng hàng hải

công

3,5/5

03

2. Định mức công tác trực canh thông tin liên lạc tại trạm quản lý luồng hàng hải

2.1 Thành phần công việc

- Trực canh thông tin liên lạc;

- Tiếp nhận, xử lý thông tin về an toàn hàng hải;

- Tư vấn hành hải cho các phương tiện;

- Lập, ghi chép sổ nhật ký theo quy định;

- Vận hành, bảo trì hệ thống thông tin liên lạc.

2.2 Mức hao phí nhân công: Mức hao phí nhân công trực canh thông tin liên lạc tại trạm quản lý luồng hàng hải 01 trạm/ngày được xác định theo Bảng mức 11 của định mức này.

Bảng mức 11: Hao phí nhân công trực canh thông tin liên lạc tại trạm quản lý luồng

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Bậc thợ

Hao phí nhân công

1

Trực canh hệ thống thông tin liên lạc (HF, VHF, điện thoại...)

công

4,0/5

01

Mục 6. Định mức hao phí vật liệu phụ trong công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải: Mức hao phí vật liệu phụ trong công tác quản lý, vận hành luồng hàng hải tính bằng 15% giá trị của vật liệu chính (nhiên liệu).

Mục 7. Định mức thời gian sử dụng thiết bị cung cấp năng lượng và thiết bị đèn báo hiệu trên luồng hàng hải

Định mức thời gian sử dụng thiết bị cung cấp năng lượng và thiết bị đèn báo hiệu trên luồng hàng hải được quy định tại Bảng mức 12 của định mức này. Bảng mức 12 của định mức này quy định mức thời gian sử dụng trung bình, khi áp dụng chỉ được thay thế thiết bị trong trường hợp thiết bị bị hỏng, không thể sửa chữa để hoạt động đúng tính năng kỹ thuật yêu cầu.

Bảng mức 12: Định mức thời gian sử dụng thiết bị cung cấp năng lượng và thiết bị đèn báo hiệu trên luồng hàng hải

TT

Chủng loại thiết bị

Đơn vị

Định mức thời gian sử dụng thiết bị

Lắp đặt trên đăng tiêu báo hiệu hàng hải

Lắp đặt trên phao báo hiệu hàng hải

I

Đèn không tích hợp

1

Đèn báo hiệu hàng hải

1.1

Đèn báo hiệu hàng hải:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

7

6

1.2

Đèn báo hiệu hàng hải:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

10

8

2

Ắc quy

2.1

Ắc quy axit chì 12V/50÷200Ah:

- Phù hợp với TCVN 4472:1993.

năm

2

1.8

2.2

Ắc quy axit chì 12V/50÷200Ah:

- Phù hợp với tiêu chuẩn IEC 896-2.

năm

5

4

3

Bóng đèn

3.1

Bóng đèn LED công suất thấp (≤ 0,15W):

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

giờ

15.000

10.000

3.2

Bóng đèn Halogen 12V/3÷75W:

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

giờ

2.000

1.800

4

Van nhật quang:

- Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

3

2

5

Tiết chế nạp ắc quy

5.1

Tiết chế nạp ắc quy 5-10A:

- Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

5

4

5.2

Tiết chế nạp ắc quy 5-10A:

- Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

7

5

6

Máy tạo chớp

6.1

Máy tạo chớp (6÷12)V, (30÷100)W:

- Phù hợp với QCVN 20:2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

3

2

6.2

Máy tạo chớp (6÷12)V, (30÷100)W:

- Phù hợp với QCVN 20:2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

5

4

7

Máy tạo chớp đồng bộ

7.1

Máy tạo chớp 12V (30÷100)W:

- Phù hợp với QCVN 20:2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

3

2

7.2

Máy tạo chớp 12V (30÷100)W:

- Phù hợp với QCVN 20:2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP66 phù hợp với TCVN 4255: 2008;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

5

4

8

Bảng pin mặt trời (20÷55Wp):

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

10

8

II

Đèn tích hợp

1

Đèn báo hiệu hàng hải

1.1

Đèn báo hiệu hàng hải:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP67 phù hợp với TCVN 4255: 2008.

năm

7

6

1.2

Đèn báo hiệu hàng hải:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT; Đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP67 phù hợp với TCVN 4255: 2008;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

10

8

2

Ắc quy

2.1

Ắc quy axit chì 6V/06÷20Ah:

- Phù hợp với TCVN 4472: 1993.

năm

2

1.8

2.2

Ắc quy axit chì 6V/06÷20Ah:

- Phù hợp với tiêu chuẩn IEC 896-2.

năm

5

4

3

Bóng đèn

Bóng đèn LED công suất thấp (≤0,15W):

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

giờ

15.000

10.000

4

Mạch điều khiển (tạo chớp, tiết chế nạp,...)

4.1

Mạch điều khiển:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT.

năm

3

2

4.2

Mạch điều khiển:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT;

- Phù hợp với tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD.

năm

5

4

III

Báo hiệu AIS

Báo hiệu AIS:

- Phù hợp với QCVN 20: 2015/BGTVT; QCVN 68: 2013/BTTTT.

năm

5

4

Ghi chú:

Tiêu chuẩn EMC/EMI/ESD là các tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC), trong đó:

- EMC: Tiêu chuẩn tương thích điện từ;

- EMI: Tiêu chuẩn nhiễu điện từ;

- ESD: Tiêu chuẩn phóng tĩnh điện.

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

TIÊU HAO NHIÊN LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Sửa đổi, bổ sung Bảng mức I, Chương III của Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:

Bảng mức I: Định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn và vận tốc khai thác trung bình phương tiện thủy

Đơn vị tính: 01 máy

STT

Tên phương tiện

Tên, kiểu loại máy

Năm đóng/thay máy

Công suất/vòng quay (hp/rpm)

Loại nhiên liệu

Định mức

ge (g/hp.h)

Nhiên liệu (kg/h)

Dầu bôi trơn (%)

Vận tốc trung bình (hải lý /giờ)

16

Tàu VMS-01

Máy chính

Yuchai
YC 6108 ZLCB

1974/2016

150/1500

Diesel

180

22,95

2,0

6,5

36

Ca nô HPC 077

Yamaha F100BELT

2004/2016

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17

37

Ca nô HPC 078

Yamaha F100BELT

2004/2015

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17

43

Tàu Cửu Long

8,0

Máy chính

Cateipillar C12

1943/2016

2x340/1800

Diesel

195,3

56,3

2,0

Máy phát điện

Yanmar 6CHL- HTNE

1943/1990/2004

2 x 100/1500

Diesel

158

13,43

2,0

Máy phát điện

Yanmar 4TNE98

1990/2004

46/1500

Diesel

175

6,84

2,0

48

Tàu TL 216

7,5

Máy chính

Yanmar 6HA2M- WHT

1970/2017

350/1950

Diesel

183,5

54,6

2,0

Máy phát điện

Johndeer- 4045DFM

54/1500

Diesel

157

7,21

2,0

93

Ca nô Sông Cấm 02

Yamaha F100BETL

2017

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17,0

94

Ca nô Sông Cấm 03

Yamaha F100BETL

2017

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17,0

95

Ca nô Cửa Gianh

Yamaha F100BETL

2017

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17,0

96

Ca nô Lệ Môn

Yamaha F100BETL

2017

100/5500

Xăng

250

21,25

1,0

17,0

97

Tàu Đà Nẵng 08

11,0

Máy chính

John Deere 6125AFM

2017

341/1800

Diesel

163

47,27

2,0

Máy phát điện

John Deere 4045 DFM50

2017

54/1500

Diesel

113

7,21

2,0

98

Tàu Nghệ An 01

10,5

Máy chính

John Deere 6125AFM

2017

341/1800

Diesel

163

47,27

2,0

Máy phát điện

John Deere 4045 TFM50

2017

75/1500

Diesel

157

9,95

2,0

99

Ca nô VMSS.ES - 1601

Huyndai Seasall S270P

2016

270/3800

Diesel

141

32,35

2,5

20,0

100

Ca nô VMSS.ES - 1602

Yamaha 150AETL

2016

150/5500

Xăng

346

44,12

3,0

18,0

101

Ca nô VMSS.WS - 1605

Yamaha 150AETL

2016

150/5500

Xăng

346

44,12

3,0

18,0

102

Ca nô VMSS.WS - 1607

Yamaha 150AETL

2016

150/5500

Xăng

346

44,12

3,0

18,0

103

Ca nô VMSS.WS - 1701

Huyndai Seasall S270P

2017

270/3800

Diesel

141

32,37

2,5

20,0

2. Sửa đổi tên phương tiện “Ca nô Sông Cấm 02” thành tên “Ca nô Sông Cấm” được quy định tại số thứ tự 22 trong Bảng mức I “Định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn và vận tốc khai thác trung bình của phương tiện thủy” của Chương III, tập Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Sửa đổi, bổ sung Bảng mức III, Chương III của Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:

Bảng mức III: Định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phương tiện bộ

Đơn vị tính: 01 máy

STT

Tên phương tiện

Kiểu máy

Sức chở

Dung tích xi lanh (cm3)

Công suất (Hp)

Loại nhiên liệu

Định mức

Ghi chú

G1 (lít/100km)

Dầu bôi trơn (%)

I

Xe con - xe khách

29

Toyota Hiace

1KD-FTV

16 người

2982

134,4

Diesel

16,0

1,0

II

Xe tải

10

Xe tải Huyndai HD210 (Lắp cần cẩu Unic URV-554K- 5 tấn)

D6GA

13,6 tấn

5899

225

Diesel

24,3

2,0

* Mức hao phí nhiên liệu khi cẩu hàng 24 lít/giờ.

* Mức hao phí nhiên liệu khi xe quay trở, nổ máy tại chỗ 10 lít/giờ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 38/2018/TT-BGTVT về sửa đổi Định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư 76/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 38/2018/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 11/06/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Văn Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 733 đến số 734
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 19/02/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản