Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2017/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017 |
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 201 6 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Các Cảng vụ hàng hải.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thanh viên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (sau đây gọi tắt là các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hảng hải).
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 3. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được thực hiện theo quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập.
2. Vận hành, bảo trì hệ thống luồng hàng hải công cộng.
3. Khảo sát phục vụ công bố thông báo hàng hải đối với luồng hàng hải công cộng (bao gồm cả vị trí đón trả hoa tiêu).
4. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải.
5. Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo chuẩn tắc thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dụng mới luồng hàng hải).
6. Nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 4. Phương thức cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
1. Phương thức cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại
2. Phương thức cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại
Điều 5. Nguyên tắc quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải
Phí bảo đảm hàng hải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức thu được để lại một phần số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động thu phí, phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
QUẢN LÝ NGUỒN THU PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI
Điều 6. Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải
Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Phí bảo đảm hàng hải thu được từ các luồng hàng hải công cộng do Nhà nước đầu tư.
2. Phần phí bảo đảm hàng hải trích nộp ngân sách nhà nước thu được từ các luồng hàng hải chuyên dùng theo quy định tại Thông tư số 262/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải chuyên dùng.
Điều 7. Lập, phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải
1. Lập dự toán thu:
a) Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu phí bảo đảm hàng hải do Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán thu phí bảo đảm hàng hải gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Phân bổ và giao dự toán thu:
Căn cứ dự toán thu phí bảo đảm hàng hải hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, trước ngày 31 tháng 12, Bộ Giao thông vận tải phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam để Cục Hàng hải Việt Nam giao dự toán thu cho các Cảng vụ hàng hải; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Kho bạc Nhà nước.
Điều 8. Kê khai, thu, nộp phí bảo đảm hàng hải
1. Các Cảng vụ hàng hải được để lại tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Tỷ lệ để lại phí bảo đảm hàng hải cho các Cảng vụ hàng hải được xác định theo Phụ lục đính kèm.
2. Số phí bảo đảm hàng hải sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu, các Cảng vụ hàng hải thực hiện kê khai, nộp vào ngân sách trung ương và hạch toán vào tiêu mục và chương tương ứng.
3. Các Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thực hiện kê khai, nộp tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 9. Tổng hợp, quyết toán nguồn thu phí bảo đảm hàng hải
Kết thúc năm tài chính, các Cảng vụ hàng hải tổng hợp số thu, nộp phí bảo đảm hàng hải trong báo cáo quyết toán năm gửi Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam xét duyệt và tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp số thu ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hàng năm theo quy định hiện hành.
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
Điều 10. Nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải
Căn cứ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải được bố trí từ ngân sách trung ương hàng năm.
Điều 11. Lập, phân bổ và giao dự toán chi cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1. Lập dự toán
a) Căn cứ vào khối lượng dịch vụ công ích quy định tại
b) Trên cơ sở đề xuất của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán chi ngân sách nhà nước cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải năm tiếp theo gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 07 hàng năm. Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Phân bổ và giao dự toán
Trước ngày 31 tháng 12, Bộ Giao thông vận tải thực hiện phân bổ và giao dự toán chi cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi Cục Hàng hải Việt Nam mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
Khi phân bổ và giao dự toán, Bộ Giao thông vận tải trích lại 2% tổng dự toán chi được giao để chi cho các nhiệm vụ đột xuất đảm bảo an toàn hàng hải. Trường hợp đến hết ngày 30 tháng 09, Bộ Giao thông vận tải chưa phân bổ hết cho các nhiệm vụ đột xuất đảm bảo an toàn hàng hải thì được phân bổ và giao dự toán cho các nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải còn lại.
Điều 12. Tạm ứng, thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải giao, đơn giá dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải năm trước đã được duyệt, trước ngày 31 tháng 12, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung úng dịch vụ. Trong đó, hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên sản phẩm, dịch vụ công ích; số lượng, khối lượng, chất lượng thực hiện; giá, đơn giá, giá trị hợp đồng; thời gian hoàn thành; phương thức nghiệm thu, tạm ứng, thanh toán; quyền, nghĩa vụ của các bên.
2. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đã ký. Kho bạc Nhà nước nơi Cục Hàng hải Việt Nam giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng.
3. Tạm ứng kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Mức tạm ứng cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt dự toán giao hàng năm. Việc thu hồi số tiền tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán lần cuối cùng của năm kế hoạch.
b) Hồ sơ tạm ứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi Thông tư số 161/2012/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải cho Cục Hàng hải Việt Nam;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải giữa Cục Hàng hải Việt Nam với các đơn vị cung ứng dịch vụ;
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Cục Hàng hải Việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán.
4. Thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
a) Định kỳ hoặc sau khi nghiệm thu cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định.
b) Hồ sơ thanh toán được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh, toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi Thông tư số 161/2012/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải cho Cục Hàng hải Việt Nam;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải giữa Cục Hàng hải Việt Nam với các đơn vị cung ứng dịch vụ;
- Biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành;
- Giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng (nếu có);
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thực chi) của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 13. Kiểm tra, quyết toán nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1. Hàng năm, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải lập báo cáo quyết toán thực hiện nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán nhiệm vụ công ích của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí chi cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam, gửi Bộ Giao thông vận tải thẩm định và tổng hợp chung trong quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo quyết toán và chịu trách nhiệm bồi hoàn khi thực hiện. quyết toán dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được giao không đúng quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2017; thay thế Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 10/08/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Kể từ ngày 01/01/2018, việc quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thu trên tuyến luồng Soài Rạp được thực hiện theo cơ chế thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 306/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 19/2015/TT-BTC về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 51/2016/QĐ-TTg về cơ chế tài chính đặc thù đối với Cục Hàng không Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 144/2016/NĐ-CP quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 652/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Công văn 792/BXD-KTXD năm 2017 xác định thành phần công việc đối với định mức dịch vụ công ích do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 1909/KBNN-THPC năm 2017 hướng dẫn Thông tư 328/2016/TT-BTC do Kho bạc Nhà nước ban hành
- 8Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- 9Chỉ thị 11/CT-BGTVT năm 2016 về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn hàng hải và an toàn giao thông đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 2533/QĐ-BGTVT năm 2018 đính chính Thông tư 38/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư 76/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Thông tư 63/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 70/QĐ-BTC năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2019
- 13Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 63/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 70/QĐ-BTC năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2019
- 4Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 3Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật phí và lệ phí 2015
- 7Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 161/2012/TT-BTC Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí
- 9Thông tư 306/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 19/2015/TT-BTC về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 51/2016/QĐ-TTg về cơ chế tài chính đặc thù đối với Cục Hàng không Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 144/2016/NĐ-CP quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng
- 12Thông tư 262/2016/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 652/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Công văn 792/BXD-KTXD năm 2017 xác định thành phần công việc đối với định mức dịch vụ công ích do Bộ Xây dựng ban hành
- 15Công văn 1909/KBNN-THPC năm 2017 hướng dẫn Thông tư 328/2016/TT-BTC do Kho bạc Nhà nước ban hành
- 16Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- 17Chỉ thị 11/CT-BGTVT năm 2016 về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn hàng hải và an toàn giao thông đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Quyết định 2533/QĐ-BGTVT năm 2018 đính chính Thông tư 38/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư 76/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 14/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 14/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/02/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 209 đến số 210
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra