Hệ thống pháp luật

B CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2015/TT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định s 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định s 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;

2. Tổ chức kiểm định;

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện (gọi tắt là kiểm định) là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2. Môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ là môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.

3. Tổ chức kiểm định gồm: Tổ chức thực hiện dịch vụ kiểm định hoặc bộ phận kiểm định thuộc tổ chức sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện.

Điều 4. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định

1. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung “Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định” phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện kỹ thuật, công nghệ của các thiết bị, dụng cụ điện và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Nội dung kiểm định

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

1. Kiểm tra bên ngoài;

2. Đo điện trở cách điện;

3. Đo điện trở của các cuộn dây;

4. Kiểm tra độ bền của điện môi;

5. Đo điện trở tiếp xúc;

6. Đo dòng điện rò;

7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;

8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;

9. Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.

Điều 6. Chu kỳ kiểm định

1. Kiểm định lần đầu

Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện;

a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:

- Không quá 12 (mười hai) tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

- Không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kiểm định bất thường

Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

Điều 7. Kiểm định thiết bị, dụng cụ điện

1. Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.

3. Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.

Điều 8. Đăng ký hoạt động kiểm định

1. Tổ chức kiểm định có nhu cầu thực hiện kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định tại Thông tư này, gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định với Bộ Công Thương trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua mạng Internet vào Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương yêu cầu tổ chức kiểm định bổ sung, điều chỉnh.

3. Đối với tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có thông báo bằng văn bản, đồng thời công bố thông tin về tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Đối với tổ chức kiểm định không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thay đổi/bổ sung thông tin

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi hoạt động, năng lực kiểm định, tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, phải có văn bản đăng ký thay đổi/bổ sung thông tin gửi Bộ Công Thương theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các tài liệu liên quan đến sự thay đổi;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Công Thương xem xét và đăng thông tin điều chỉnh của tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

5. Gỡ bỏ thông tin

a) Các trường hợp dẫn đến việc gỡ bỏ thông tin

- Cung cấp thông tin không đúng hoặc có thay đổi thông tin nhưng không đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin trong thời hạn quy định;

- Có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc không đáp ứng quy định trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật;

- Không đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.

b) Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định khắc phục một hay nhiều nội dung chưa đáp ứng quy định tại Điểm a Khoản này trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn trên, nếu tổ chức kiểm định không thực hiện việc khắc phục, Bộ Công Thương gỡ bỏ thông tin của tổ chức kiểm định đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Điều 9. Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định

1. Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định (01 bộ hồ sơ) gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;

c) Danh mục tài liệu kỹ thuật và quy trình kiểm định theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;

d) Quy trình kiểm định tương ứng với các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định;

đ) Danh sách các kiểm định viên của tổ chức kiểm định, theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên và bằng cấp chuyên ngành đã được đào tạo;

Thẻ Kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Giấy chứng nhận Phòng thử nghiệm đáp ứng Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 (nếu có);

g) Chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam cấp hoặc do tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp (nếu có).

2. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định trực tiếp hoặc qua bưu điện

a) Gửi trực tiếp

Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là bản sao chụp kèm theo bản chính văn bản để đối chiếu hoặc theo quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Gửi qua bưu điện

Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là “Bản sao y bản chính” theo quy định pháp luật về công tác văn thư.

3. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet

a) Tổ chức kiểm định có thể gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet khi:

- Máy tính kết nối Internet;

- Đăng ký tham gia kết nối với hệ thống để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối;

- Đăng ký sử dụng chữ ký số tại Bộ Công Thương.

b) Hồ sơ đăng ký qua mạng Internet

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (dạng điện tử);

- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này;

- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm e, g Khoản 1 Điều này (nếu có).

c) Trình tự, thủ tục đăng ký qua mạng Internet

Thực hiện theo hướng dẫn trên Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này;

b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định, xem xét và công bố danh sách các tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi, bổ sung thông tin và gỡ bỏ thông tin các tổ chức kiểm định;

c) Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định trong lĩnh vực kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên địa bàn quản lý.

3. Tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện

a) Lựa chọn tổ chức kiểm định đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này;

b) Xây dựng danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định để theo dõi quản lý;

c) Lập kế hoạch tách thiết bị điện ra khỏi vận hành để kiểm định, đảm bảo thiết bị và dụng cụ điện được kiểm định đúng chu kỳ quy định tại Điều 6 Thông tư này;

d) Có phương án bảo đảm an toàn cho kiểm định viên thực hiện kiểm định và hệ thống thiết bị điện liên quan đang vận hành;

đ) Giám sát việc thực hiện kiểm định của tổ chức kiểm định theo quy trình đã được ban hành;

e) Duy trì và đảm bảo sự phù hợp của các thiết bị và dụng cụ điện trong quá trình sử dụng sau khi được kiểm định, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam.

4. Tổ chức kiểm định

a) Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 7 Thông tư này và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

b) Kiểm định trong phạm vi, đối tượng mà tổ chức đã đăng ký hoạt động kiểm định;

c) Thực hiện đầy đủ các hạng mục, nội dung quy định trong quy trình kiểm định, đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện;

d) Bảo đảm tính chính xác về năng lực thực hiện kiểm định;

đ) Chỉ được sử dụng kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định khác khi đã có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản với tổ chức của mình để thực hiện kiểm định;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định của kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản để thực hiện kiểm định;

g) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổ chức kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật. Thu hồi kết quả kiểm định đã ban hành khi phát hiện sai phạm;

h) Tổ chức huấn luyện và cấp thẻ kiểm định viên thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.

2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/Tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới đó.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:


- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ; BCT;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. B TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG





Hoàng Quốc Vượng

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN PHẢI KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Tên các thiết bị, dụng cụ điện

I

Sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp

1

Máy biến áp phòng nổ

2

Động cơ điện phòng nổ

3

Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ

4

Thiết bị điều khiển phòng nổ

5

Máy phát điện phòng nổ

6

Rơ le dòng rò

7

Cáp điện phòng nổ

8

Đèn chiếu sáng phòng nổ

II

Sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên

1

Chống sét van

2

Máy biến áp

3

Máy cắt

4

Cáp điện

5

Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa

III

Dụng cụ điện

1

Sào cách điện.

PHỤ LỤC II

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG

(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tên tiêu chun/quy chuẩn

1

TCVN 6306:2006(IEC 60076) - Máy biến áp điện lực

- TCVN 6306-1 (IEC 60076-1), Máy biến áp điện lực - Phần 1: Quy định chung

- TCVN 6306-2 (IEC 60076-2), Máy biến áp điện lực - Phần 2: Độ tăng nhiệt

- TCVN 6306-3 (IEC 60076-3), Máy biến áp điện lực - Phần 3: Mức cách điện, thử nghiệm điện môi và khoảng cách ly bên ngoài trong không khí

- TCVN 6306-5 (IEC 60076-5), Máy biến áp điện lực - Phần 5: Khả năng chịu ngắn mạch

- TCVN 6306-11 : 2009 (IEC 60076-11), Máy biến áp điện lực - Phần 11: Máy biến áp kiểu khô

2

TCVN 6627 Máy điện quay

- TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010) về Máy điện quay - Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng

- TCVN 6627-5:2008 về Máy điện quay - Phần 5: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài nhờ thiết kế tích hợp (mã IP) - Phân loại

- TCVN 6627-6:2011 về Máy điện quay - Phần 6: Phương pháp làm mát (Mã IC)

- TCVN 6627-11:2008 về Máy điện quay - Phần 11: Bảo vệ nhiệt

- TCVN 6627-14:2008 về Máy điện quay - Phần 14: Rung cơ khí của máy điện có chiều cao tâm trục bằng 56 mm và lớn hơn - Đo, đánh giá và giới hạn độ khắc nghiệt rung

- TCVN 6627-15:2011 về Máy điện quay - Phần 15: Mức chịu điện áp xung của cuộn dây stato định hình dùng cho máy điện quay xoay chiều

- TCVN 6627-18-1:2011 về Máy điện quay - Phần 18-1: Đánh giá chức năng hệ thống cách điện - Hướng dẫn chung

3

TCVN 6615:2009(IEC 61058)-Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị

- TCVN 6615-1:2009 (IEC 61058-1:2008) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 6615-2-5:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với bộ lựa chọn chuyển đổi

- TCVN 6615-2-1:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp trên dây mềm

- TCVN 6615-2-4:2013 về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp độc lập

4

TCVN 8096 - Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp

- TCVN 8096-107:2010 (IEC 62271-107:2005) - Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp - Phần 107: Cầu dao kèm cầu chảy xoay chiều dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV đến và bằng 52 kV

- TCVN 8096-200:2010 (IEC 62271-200:2003), Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp - Phần 200. Tủ điện đóng cắt và điều khiển xoay chiều có vỏ bọc bằng kim loại dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV và bằng 52 kV

5

TCVN 6734:2000 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng

6

TCVN 7079:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò

- TCVN 7079-0:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 0: Yêu cầu chung

- TCVN 7079-1:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 1: Vỏ không xuyên nổ. Dạng bảo vệ “d”

- TCVN 7079-2:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư. Dạng bảo vệ “p”

- TCVN 7079-5:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát. Dạng bảo vệ “q”

- TCVN 7079-6:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu. Dạng bảo vệ “o”

- TCVN 7079-7:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 7: Tăng cường độ tin cậy. Dạng bảo vệ “e”

- TCVN 7079-9:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 9: Phân loại và ghi nhãn

- TCVN 7079-11:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 11: An toàn tia lửa. Dạng bảo vệ “i”

- TCVN 7079-17:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị

- TCVN 7079-19:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò. Phần 19: Sửa chữa và đại tu thiết bị

7

TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng

8

TCVN 6780-4:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 4: Công tác cung cấp điện

9

TCVN 9888 (IEC 62305) Bảo vệ chống sét

- TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Phần 1: Nguyên tắc chung

- TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010), Phần 2: Quản lý rủi ro

- TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng

- TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu

10

TCVN 9628 - 1:2013 (IEC 60832 -1:2010) Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 1: Sào cách điện

11

Các quy phạm trang bị điện được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

Phần I: Quy định chung

Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp

Phần IV: Bảo vệ và tự động

12

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện được ban hành kèm theo Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thông tư số 04/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tập 5: Kiểm định an toàn kỹ thuật trang thiết bị hệ thống điện

Tập 6: Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện

Tập 7: Thi công các công trình điện

Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp

13

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

14

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công Thương ban hành

15

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ Công Thương ban hành

PHỤ LỤC III

MẪU TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Nền tem mầu xanh dương.

(1): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(2): Font chữ Times New Roman thường đậm, cỡ chữ 5.

(3): Font chữ Times New Roman thường, cỡ chữ 4.

Kích thước trên bản vẽ là mm.

Đối với thiết bị trong dây chuyền quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 thời gian kiểm định tiếp theo được ghi “Chu kỳ đại tu thiết bị tới”.

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

Địa chỉ:……………

Điện thoại:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Số: .............

Tên đối tượng kiểm định:....................................................................................................

Nhà sản xuất/nước sản xuất: .......................................... Năm chế tạo:...............................

Đặc tính, thông số kỹ thuật chính:.......................................................................................

Địa điểm lắp đặt:................................................................................................................

Đơn vị sử dụng:.................................................................................................................

Đã được kiểm định (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số ……. ngày ……. tháng …… năm……….

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ……………………/.

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN T CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5, nền in mờ Lô gô của tổ chức kiểm định)

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /

……….., ngày tháng năm

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐNH

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức kiểm định:

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Số điện thoại: Số fax:

Email: Website:

3. Địa chỉ Văn phòng đại diện, Văn phòng chi nhánh (nếu có):

4. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên: - Chức vụ:

5. Quyết định thành lập:

Cơ quan ký quyết định: , Số: , ngày:

6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Số: , ngày cấp , Cơ quan cấp:

7. Hồ sơ kèm theo:

……………………

8. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Bộ Công Thương quy định về điều kiện hoạt động kiểm định, chúng tôi nhận thấy có đủ điều kiện để được thực hiện hoạt động kiểm định trong các lĩnh vực .... (nêu cụ thể tên thiết bị, dụng cụ điện).

Đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương xem xét ... (tên tổ chức kiểm định) đăng ký hoạt động kiểm định đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng nêu trên và công bố các thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Chúng tôi bảo đảm tính chính xác và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp./.

ĐẠI DIỆN T CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

PHỤ LỤC VI

MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH MỤC

TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ KIM ĐỊNH

STT

Tên tài liệu

Mã số

Hiệu lực từ

Cơ quan ban hành

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

…..

…..

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN T CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

PHỤ LỤC VII

MẪU DANH SÁCH CÁC KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH CÁN BỘ, KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng nhận đào tạo kiểm định

Kinh nghiệm công tác

Kinh nghiệm kiểm định

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

…..

…..

“…(Tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai”.

…., ngày ….. tháng ….. năm.......
ĐẠI DIỆN T CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

PHỤ LỤC VIII

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN

(Ban hành kèm theo Thông tư s 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

(Tên tổ chức kiểm định)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày tháng năm 20

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, B SUNG THÔNG TIN

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức kiểm định:...................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:...............................................................................................................

Điện thoại: ……………… Fax: ……………… E-mail:..............................................................

3. Lĩnh vực hoạt động kiểm định đã đăng ký (Ghi theo Thông báo số ……. ngày …../…../200.... do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp ban hành).

4. Lĩnh vực hoạt động kiểm định đề nghị thay đổi, bổ sung:.................................................

(Kèm theo tài liệu liên quan)

5. Những thay đổi khác:.....................................................................................................

Đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xem xét và đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động kiểm định nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

ĐẠI DIỆN T CHỨC KIỂM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

PHỤ LỤC IX

MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mặt trước thẻ Kiểm định viên

Mặt sau thẻ Kiểm định viên

Nền thẻ mầu xanh dương (mặt trước và sau).

(1): Font chữ Arial in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(2): Font chữ Arial in thường đậm, cỡ chữ 6.

(3): Font chữ Arial in thường, cỡ chữ 5.

(4): Font chữ Arial in hoa đậm, cỡ chữ 5.

(5): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 7.

(6): Font chữ Times New Roman thường, cỡ chữ 6.

(7): Font chữ Times New Roman thường nghiêng đậm, cỡ chữ 5.

(8): Font chữ Times New Roman thường đậm, cỡ chữ 6.

(9): Font chữ Times New Roman thường đậm nghiêng, cỡ chữ 6.

(10): Font chữ Times New Roman in hoa đậm, cỡ chữ 6.

(11): Font chữ Times New Roman thường nghiêng đậm, cỡ chữ 6.

Kích thước trên bản vẽ là mm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 33/2015/TT-BCT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 33/2015/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/10/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Hoàng Quốc Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1135 đến số 1136
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản