Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2012/TT-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC DƯỢC LIỆU CÓ ĐỘC TÍNH SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược;

Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam.

Điều 1. Căn cứ xây dựng Danh mục

Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Bằng chứng khoa học về an toàn và độc tính của dược liệu;

2. Tài liệu y văn về sử dụng thuốc đông y, kinh nghiệm sử dụng thuốc đông y tại Việt Nam có thành phần là các dược liệu sử dụng làm thuốc có thể gây ra tác dụng có hại nghiêm trọng (là những tác dụng có thể gây ra hậu quả tử vong, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải nhập viện để điều trị hay kéo dài thời gian điều trị, gây tàn tật nặng nề hay vĩnh viễn, sinh con dị dạng, dị tật bẩm sinh và các hậu quả tương đương) đã được biết và/hoặc khuyến cáo có tác dụng này;

3. Cơ sở quản lý dược liệu có độc tính ở một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia.

Điều 2. Tiêu chí lựa chọn dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc

Dược liệu đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau được lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc:

1. Dược liệu được sử dụng làm thuốc có độc tính cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng;

2. Dược liệu có độc tính hoặc trong quá trình sử dụng có thể gây ra các tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết và/hoặc khuyến cáo có tác dụng có hại;

3. Dược liệu dùng làm thuốc cần phải chú ý đến cách sử dụng, kiểm soát chặt chẽ liều dùng, đối tượng dùng và phải được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật;

4. Dược liệu có phạm vi liều dùng hẹp, phải thận trọng khi dùng, có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần phải theo dõi lâm sàng;

5. Được chỉ định trong điều trị nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.

Điều 3. Ban hành Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam

Ban hành kèm theo Thông tư này “Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam” bao gồm:

1. Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc từ thực vật quy định tại Phụ lục 1;

2. Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc từ động vật quy định tại Phụ lục 2;

3. Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc từ khoáng vật quy định tại Phụ lục 3.

Điều 4. Cấu trúc Danh mục

Danh mục dược liệu có độc tính quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 bao gồm 50 dược liệu được sắp xếp thứ tự alphabet theo tên dược liệu; tên dược liệu được ghi theo tên được quy định trong Dược điển Việt Nam hoặc theo tên thông dụng thường gọi của dược liệu. Danh mục dược liệu có 5 cột như sau:

1. Cột 1 ghi số thứ tự: đánh số thứ tự theo tên dược liệu;

2. Cột 2 ghi tên dược liệu bằng tiếng Việt là tên thường gọi của dược liệu;

3. Cột 3 ghi tên khoa học (tên latin) của cây, con làm thuốc hoặc ghi bản chất hoặc thành phần hóa học chính của khoáng vật. Tên khoa học của cây, con làm thuốc được ghi đầy đủ tên chi, tên loài và tên họ, có thể có trích dẫn thêm tên tác giả. Cột ghi tên khoa học của cây và con làm thuốc được ghi tên khoa học của 01 loài cây hoặc con làm thuốc chính hoặc có thể nhiều hơn 02 loài thì ghi tên khoa học của chi trước cụm chữ “spp.”. Ví dụ: dược liệu Mã tiền là hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.) hoặc một số loài thuộc chi Strychnos khác (Strychnos spp.) có chứa strychnin, họ Mã tiền (Loganiaceae);

4. Cột 4 ghi bộ phận dùng làm thuốc của cây, con làm thuốc; đối với Danh mục dược liệu có nguồn gốc khoáng vật ghi mô tả bản chất hoặc thành phần hóa học chính của khoáng vật. Trong cột này ghi bộ phận dùng bằng tiếng Việt và/hoặc tiếng Latin;

5. Cột 5 ghi tên gọi khác của dược liệu ngoài tên thường gọi được ghi ở cột 2 hoặc tên của cây, con, khoáng vật làm thuốc.

Điều 5. Hướng dẫn sử dụng Danh mục

1. Dược liệu có độc tính dùng làm thuốc phải được sử dụng, kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đối tượng dùng, đường dùng và phải được chế biến theo đúng các quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.

2. Việc kinh doanh, sản xuất thuốc có sử dụng dược liệu trong Danh mục dược liệu có độc tính phải thực hiện theo đúng các quy định về dược và các quy định về an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc.

3. Dược liệu chưa có trong Danh mục dược liệu quy định tại Thông tư này, nhưng trong quá trình sử dụng hoặc theo các tài liệu y văn hoặc có báo cáo về phản ứng có hại của thuốc liên quan đến độc tính của dược liệu sẽ được Bộ Y tế xem xét từng trường cụ thể trong việc cấp phép lưu hành thuốc, sử dụng thuốc có chứa dược liệu đó và phải tuân thủ các quy định áp dụng như đối với dược liệu có độc tính được quy định tại Thông tư này.

4. Trường hợp không thống nhất về tên gọi dược liệu bằng tên Việt Nam do có sự khác biệt về cách gọi theo tên tại các địa phương và vùng miền khác nhau, thì tên chính thức của dược liệu sẽ căn cứ vào tên khoa học của dược liệu và tên khoa học của cây, con làm thuốc.

Điều 6. Trình tự, thủ tục đề nghị bổ sung, sửa đổi Danh mục

Hằng năm, căn cứ vào các báo cáo nghiên cứu khoa học về độc tính của dược liệu hoặc các tác dụng có hại nghiêm trọng của dược liệu, vị thuốc đông y được ghi nhận, công bố và thừa nhận chính thức trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế làm đầu mối tập hợp và báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế bổ sung, sửa đổi hay hiệu chỉnh Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 7. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2013.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng Thông tin điện tử CP);
- Các Thứ tr­ưởng BYT;
- Bộ Tư­ pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Vụ/Cục của BYT;
- Sở Y tế tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Cục: Quân y-Bộ Quốc phòng; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Y tế GTVT-Bộ GTVT;
- Các Doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu;
- Tổng công ty d­ược VN;
- Hiệp hội các doanh nghiệp dược VN;
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- L­ưu: VT, PC, QLD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC DƯỢC LIỆU CÓ ĐỘC TÍNH NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

TT

Tên dược liệu

Tên khoa học của cây thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc

Tên gọi khác

1.

Ba đậu

Croton tiglium L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Hạt

Semen Crotonis tiglii

Bã đậu, Mần để, Ba nhân, Lão dương tử, Mác vát

2.

Bán hạ nam

Typhonium trilobatum (L.) Schott., họ Ráy (Araceae)

Thân rễ

Rhizoma Typhonii trilobati

Củ chóc

3.

Bán hạ sống

Pinellia ternata (Thunb.) Breit., họ Ráy (Araceae).

Rễ củ

Rhizoma Pinelliae ternatae

Bán hạ bắc

4.

Belladon

Atropa belladona L., họ Cà (Solanaceae)

Lá, rễ, quả hạt

Folium, caulis, fructus, semen Atropae belladonae

5.

Cà độc dược

Datura metel L., họ Cà (Solanaceae)

Hoa, lá

Flos, folium Daturae metelis

Mạn đà la, Cà diên, Cà lục lược

6.

Cam thảo dây

Abrus precatorius L., họ Đậu (Fabaceae)

Hạt

Semen Abri precatorii

Dây cườm cườm, Dây chi chi.

7.

Cam toại sống

Euphorbia sieboldianaMorren et Decaisne., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Rễ

Radix Euphorbiae sieblodianae

8.

Cây Bã thuốc

Lobelia pyramidalis Wall., họ Lô biên (Lobeliaceae)

Toàn cây

Herba Lobeliae pyramidalis

Sang dinh (H’Mông)

9.

Đại kích

Euphorbia pekinensis Rupr., ho Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Rễ

Radix Euphorbiae pekinensis

10.

Dầu mè

Jatropha curcas L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Hạt

Semen Jatrophae curcas

Ba đậu nam, Dầu lai, Đông thụ, Nhao (Tày)

11.

Dương địa hoàng

Digitalis purpurea L.,

Digitalis spp.,

họ Hoa mõm chó

(Scrophulariaceae)

FoliumDigitalis

Digital

12.

Giam đẹp

Mitragyna speciosa (Korth.) Havil., họ Cà phê (Rubiaceae)

Lá, vỏ và rễ

Folium, cortex, caulis Mitragynae speciosae

13.

Hoàng nàn

Strychnos wallichiana Steud. ex DC., họ Mã tiền (Loganiaceae)

Vỏ thân, vỏ cành

Cortex Strychni wallichianae

Vỏ doãn

14.

Lá trúc đào

Nerium oleander L.,

Nerium indicum Miller, họ Trúc đào (Apocynaceae)

Folium Nerii oleanderis

15.

Lô bê li

Lobelia inflata L., họ Lô biên (Lobeliaceae)

Toàn cây

Herba Lobeliae inflatae

16.

Lu lu đực

Solanum nigrum L., họ Cà (Solanaceae)

Toàn cây

Herba Solani nigri

17.

Mã đậu linh

Aristolochia spp.,

gồm: A. contorta Bunge; A. debilis Sieb.et Zucc.,,

họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae)

Rễ Radix Aristolochiae Quả

Fructus Aristolochiae

Phần trên mặt đất

Herba Aristolochiae

Cây khố rách

18.

Ma hoàng

Ephedra sinica Staff.,

E. equisetina Bunge.,

E. intermedia Schrenk. et C. A. Meyer; họ Ma hoàng (Ephedraceae)

Phần trên mặt đất

Herba Ephedrae

19.

Mã tiền sống

Strychnos nux-vomica L.,họ Mã tiền (Longaniaceae)

Hạt

Semen Strychni nux-vomicae

Hạt mã tiền

20.

Mã tiền chế

Strychnos nux-vomica L., họ Mã tiền (Longaniaceae)

Hạt đã chế

Semen Strychni nux-vomicae praeparata

Hạt mã tiền chế

21.

Mộc thông

Aristolochia spp., họ Nam mộc hương (Aristolochiaeae)

Thân leo

Caulis Aristolochiae

22.

Nguyên hoa

Daphne genkwaSiebold & Zuccarini, họ Trầm (Thymelaeaceae)

Hoa

Flos Daphnes genkwae

23.

Ô đầu

Aconitum spp.,

bao gồm: A. fortunei Hemsl.; A. carmichaeli Debx., họ Mao lương (Ranunculaceae)

Rễ củ chính

Radix Aconiti

Củ gấu tàu, ấu tàu, Phụ tử, Thảo ô, Xuyên ô

24.

Phụ tử chế

Aconitum spp.,

bao gồm: A. fortunei Hemsl.; A. carmichaeli Debx., họ Mao lương (Ranunculaceae)

Rễ củ nhánh đã chế

Radix Aconiti lateralis

Bạch phụ tử, Hắc phụ tử, Diêm phụ tử

25.

Pilocarpus

Pilocarpus spp., họ Cam (Rutaceae)

Folium Pilocarpi

26.

Quảng Phòng kỳ

Aristolochia spp., bao gồm: A. westlandii Hemsl..; A. heterophylla Hemsl.,… họ Nam mộc hương (Aristolochiaeae)

Rễ

Radix Aristolochiae

27.

Tế tân

Asarum spp., bao gồm: A. heterotropoides Fr. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag.,

A. sieboldii Miq. var. seoulense Nakai,

A. sieboldii Miq., họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae)

Toàn cây

Herba Asari

28.

Thạch xương bồ

Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.; Acorus calamus L. var. angustatus Bess., họ Ráy (Araceae)

Thân rễ

Rhizoma Acori

Xương bồ,

Thạch xương bồ lá to, Thủy xương bồ

29.

Thầu dầu

Ricinus communis L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Hạt

Semen Ricini communis

Tỷ ma tử, Thầu dầu

30.

Thiên Nam tinh sống

Arisaema spp.,

bao gồm: A. consanguineumSchott;

A. heterophyllum Blume, họ Ráy (Araceae)

Thân rễ

Rhizoma Arisaematis

31.

Thiên tiên tử sống

Hyoscyamus niger L., họ Cà (Solanaceae)

Lá, hạt

Folium, semen Hyoscyami nigeris

32.

Thông thiên

Thevetia peruviana Pers., họ Trúc đào (Apocynaceae)

Hạt

Semen Thevetia peruvianae

33.

Thuốc lá

Nicotiana tabacum L., họ Cà (Solanaceae)

Folium Nicotianae tabaci

34.

Thuốc lào

Nicotiana rustica L., họ Cà (Solanaceae)

Folium Nicotianae rusticae

35.

Thương lục

Phytolacca esculenta Van Hout., họ Thương lục (Phytolaccaceae)

Rễ

Radix Phytolaccae esculentae

Kim thất nương, Trưởng bất lão

36.

Tỏi độc

Colchicum autumnale L., họ Tỏi độc (Colchicaceae)

Hạt

Semen Colchici autumnalis

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DƯỢC LIỆU CÓ ĐỘC TÍNH NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

TT

Tên dược liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Tên gọi khác

1.

Bọ hung

Catharsius molossus L., họ Bọ hung (Geotrupidae)

Thân bỏ đầu, chân, cánh

Khương lang

2.

Ngô công

Scolopendra morsitansL., họ Ngô công (Scolopendridae)

Cả con

Scolopendra

Con Rết, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cước

3.

Sâu ban miêu

Mylabris cichoriiL.,

Mylabris phalerata Pallas, Họ Ban miêu (Meloidae)

Cả con sâu

Mylabris

Ban miêu, Nguyên thanh, Ban manh, Ban mao, Sâu đậu

4.

Thiềm tô

Bufo melanostictus Schneider,

Bufo gargarizans Cantor, họ Cóc (Bufonidae)

Nhựa lấy từ tuyến sau tai và tuyến trên da con Cóc

Venenum Bufonis

Nhựa (mủ) Cóc

5.

Toàn yết

Buthus martensii Karsch, họ Bọ cạp (Buthidae)

Cả con

Scorpio

Bọ cạp, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ.

6.

Xạ hương

Moschus moschiferus L., họ Hươu (Cervidae)

Hạch thơm phơi khô của con Hươu xạ

Moschus

Nguyên thốn hương, Lạp tử, Hương xạ, Sóc đất

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC DƯỢC LIỆU CÓ ĐỘC TÍNH NGUỒN GỐC TỪ KHOÁNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

TT

Tên dược liệu

Tên khoa học

Bản chất/thành phần hóa học chính

Tên gọi khác

1.

Bàng sa

Borax

Natri tetraborat (Na2B4O7.10H2O)

Hàn the, Bồng sa, Bàng sa, Bồn sa, Nguyệt thạch

2.

Duyên đơn

Minium

Thành phần chủ yếu của Duyên đơn là chì oxyt (Pb3O4).

Hồng đơn, Hoàng đơn, Duyên hoàng, Đơn phấn, Tùng đơn, Châu đơn, Châu phấn

3.

Duyên phấn

Ceru - situm

Là khoáng vật chứa chì, là một chì carbonat, thường chứa Ag, Sr, Zn, Cs

Bạch phấn

4.

Hùng hoàng

Realgar

Khoáng vật có thành phần chủ yếu là Arsenic disulfide (As2S2).

Thạch hoàng, Hùng tín, Hoàng kim thạch

5.

Khinh phấn

Calomelas

Muối thủy ngân chlorid chế bằng phương pháp thăng hoa

Hồng phấn, Thủy ngân phấn, Cam phấn

6.

Lưu hoàng

Sulfur

Là khoáng vật lưu hoàng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là chất sulfur nguyên chất

Diêm sinh, Hoàng nha, Thạch lưu hoàng, Oải lưu hoàng

7.

Mật đà tăng

Lithargyrum

Thành phần chủ yếu là chì oxyt (PbO), một phần ít chì chưa bị oxi hóa và còn lẫn tạp chất như Al3+, Sb3+, Sb4+, Fe3+, Ca2+, Mg2+.

Li tạc, Đà tăng, Kim đà tăng, Lô đê

8.

Thần sa

Cinnabaris

Khoáng vật có thành phần chủ yếu là Thuỷ ngân sulfide (HgS).

Chu sa,Đan sa, Đơn sa, Xích đan, Cống sa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 33/2012/TT-BYT về Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 33/2012/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/12/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 127 đến số 128
  • Ngày hiệu lực: 01/04/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản