BỘ NGOẠI THƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 31-BNT/HQ | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 1966 |
QUY ĐỊNH THỦ TỤC GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TRONG NỘI ĐỊA
Thông tư này bổ sung Thông tư số 86-BNT/HQ ngày 21 tháng 11 năm 1961 của Bộ Ngoại thương về thủ tục giám sát và quản lý (gọi tắt là giám quản) của hải quan và quy định việc giám sát và quản lý hàng xuất nhập khẩu làm thủ tục nội địa.
Đối với hàng xuất nhập khẩu về nguyên tắc, thủ tục hải quan phải làm ngay tại biên giới, nhưng để cho việc vận chuyển và phân phối hàng xuất khẩu, nhập khẩu được nhanh chóng, thủ tục hải quan có thể tiến hành trong nội địa nơi có tổ chức hải quan.
1. Hàng nhập khẩu chuyển vận từ cửa khẩu biên giới vào nội địa nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, và hàng xuất khẩu tuy đã khai báo và kiểm hóa ở nội địa nhưng chưa ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vẫn còn trong phạm vi giám quảncủa hải quan.
2. Hàng nhập khẩu và xuất khẩu còn trong phạm vi giám quản của hải quan, khi vận chuyển hoặc khi tạm giữ ở các kho nội địa, phải theo đúng chế độ niêm phong kèm theo giấy tờ có chứng nhận của hải quan.
3. Hàng nhập khẩu muốn được hải quan cho phép đem vào nội địa để làm thủ tục, đều phải khai báo khi qua biên giới để hải quan biên giới làm thủ tục niêm phong.
Hàng xuất khẩu đã khai báo, kiểm hóa và làm các thủ tục cần thiết khác ở nội địa khi qua biên giới, phải xuất trình để hải quan biên giới kiểm tra lại niêm phong và các giấy tờ và nếu cần thiết hải quan biên giới có thể kiểm tra lại hàng hóa.
1. Giám quản hàng nhập khẩu.
Chủ hàng hay người thay mặt xuất trình với hải quan biên giới bản lược khai hàng hóa xin chuyển vào nội địa để làm thủ tục hải quan (theo mẫu của hải quan) hoặc giấy tờ thay thế được hải quan công nhận kèm theo những giấy tờ khác cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan.
Hải quan biên giới xem xét giấy tờ, kiểm tra sơ bộ hàng hóa, làm thủ tục niêm phong và chứng nhận vào bản lược khai hàng hóa hoặc giấy tờ thay thế, quy định địa điểm phải chuyển hàng tới để trình cơ quan hải quan làm thủ tục kiểm hóa.
2. Giám quản hàng xuất khẩu.
Chủ hàng hay người thay mặt phải nộp cho hải quan biên giới tờ khai hàng xuất khẩu (theo mẫu của hải quan) có chứng nhận đã làm thủ tục hải quan và xuất trình các giấy tờ cần thiết khác để cơ quan hải quan biên giới hay cửa khẩu kiểm tra lại.
3. Niêm phong của hải quan.
Hải quan niêm phong những hàng hóa xuất nhập khẩu, công cụ vận tải hoặc kho hàng xuất nhập khẩu còn trong phạm vi giám quản của hải quan.
Công cụ vận tải hay kho niêm phong phải có đủ những điều kiện do hải quan quy định để đảm bảo số lượng, quy cách phẩm chất hàng bên trong.
Tất cả những niêm phong đều phải có dấu hiệu riêng của hải quan.
Chủ hàng, chủ công cụ vận tải, chủ kho hàng xuất nhập khẩu có trách nhiệm giữ nguyên vẹn niêm phong và không được tùy tiện thay đổi hoặc làm suy suyển niêm phong. Việc niêm phong phải do hải quan quyết định và phải có nhân viên hải quan chứng kiến.
Những vi phạm thủ tục hải quan quy định trên đây sẽ bị xử lý theo điều 40 của Điều lệ hải quan.
Thông tư này thi hành kể từ ngày ký, Cục hải quan sẽ có chỉ thị hướng dẫn thi hành thông tư này.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI THƯƠNG |
Thông tư 31-BNT/HQ-1966 quy định thủ tục giám sát và quản lý đối với hàng xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan trong nội địa do Bộ Ngoại thương ban hành
- Số hiệu: 31-BNT/HQ
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/03/1966
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương
- Người ký: Phan Anh
- Ngày công báo: 31/03/1966
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 17/03/1966
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định