Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2014/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ ỦY THÁC VÀ NHẬN ỦY THÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước);
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác theo quy định tại Thông tư này đối với các hoạt động sau đây:
a) Cho vay;
b) Cho thuê tài chính;
c) Góp vốn, mua cổ phần;
d) Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh;
đ) Mua trái phiếu doanh nghiệp.
2. Việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng chính sách;
c) Ngân hàng hợp tác xã;
d) Công ty tài chính;
đ) Công ty cho thuê tài chính;
e) Tổ chức tài chính vi mô;
g) Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức), cá nhân là người cư trú, người không cư trú có liên quan đến hoạt động ủy thác, nhận ủy thác quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định tại
2. Đối tượng ủy thác là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:
a) Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
c) Dự án sản xuất, kinh doanh.
3. Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho vay đối với khách hàng vay vốn.
4. Ủy thác cho thuê tài chính là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho thuê tài chính đối với khách hàng thuê tài chính.
5. Ủy thác góp vốn, mua cổ phần là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
6. Ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi.
7. Nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh là việc công ty tài chính nhận ủy thác của nhà đầu tư dự án để đầu tư vốn vào dự án sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
8. Thời hạn ủy thác là khoảng thời gian được tính từ thời điểm bên nhận ủy thác bắt đầu thực hiện nội dung ủy thác cho đến thời điểm hoàn thành nội dung ủy thác, được quy định tại hợp đồng ủy thác.
9. Vốn ủy thác là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác.
10. Phí ủy thác là khoản tiền mà bên ủy thác trả cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác, được quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Ủy thác phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bên ủy thác chỉ được ủy thác cho bên nhận ủy thác thực hiện những nội dung ủy thác mà bên ủy thác được thực hiện và được ủy thác theo quy định của pháp luật; bên nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đối với những nội dung ủy thác mà bên nhận ủy thác được thực hiện và được nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
3. Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba.
4. Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với tiến độ thực hiện nội dung ủy thác.
5. Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức khác phải tính số dư các khoản ủy thác trong các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ, chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài để cho vay, mua trái phiếu thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
9. Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư ủy thác.
Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư nhận ủy thác.
10. Đối với việc ủy thác ra nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được ủy thác cho ngân hàng, công ty quản lý quỹ ở nước ngoài thực hiện một số hoạt động quy định tại
1. Hợp đồng ủy thác phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
b) Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác.
Đối với trường hợp ủy thác mua trái phiếu, ngoài việc quy định đích danh hoặc các thông tin để xác định được tổ chức phát hành, phải quy định cụ thể loại trái phiếu, thời hạn của trái phiếu;
c) Mục đích ủy thác;
d) Phạm vi, nội dung ủy thác;
đ) Thời hạn ủy thác;
e) Phí ủy thác;
g) Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;
h) Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);
i) Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;
k) Chấm dứt hợp đồng trước hạn;
l) Xử lý tranh chấp.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng ủy thác có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác
1. Bên ủy thác có các quyền sau:
a) Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh bên nhận ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu bên nhận ủy thác báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác;
c) Giám sát, kiểm tra việc bên nhận ủy thác thực hiện nội dung, phạm vi được ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên ủy thác có các nghĩa vụ sau:
a) Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng của bên nhận ủy thác để đảm bảo bên nhận ủy thác có đủ khả năng thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác;
b) Chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
c) Cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin, tài liệu có liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
1. Bên nhận ủy thác có các quyền sau:
a) Từ chối các yêu cầu của bên ủy thác liên quan đến phạm vi và nội dung ủy thác, đối tượng ủy thác không được quy định tại hợp đồng ủy thác hoặc không đúng quy định pháp luật;
b) Được nhận phí ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
c) Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên nhận ủy thác có các nghĩa vụ sau:
a) Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động của bên ủy thác để đảm bảo bên ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác;
c) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ủy thác của đối tượng ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên ủy thác về tình hình thực hiện nội dung ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
đ) Chuyển trả cho bên ủy thác tất cả lợi ích hợp pháp, các hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định tại hợp đồng ủy thác.
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn, bên nhận ủy thác chuyển trả cho bên ủy thác số tiền ủy thác chưa giải ngân, tất cả lợi ích hợp pháp và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến ngày chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ủy thác, nhận ủy thác phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, trong đó có nội dung về nhận dạng, đo lường và quản lý các rủi ro của hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phải được quản lý rủi ro bởi một bộ phận quản lý rủi ro.
4. Bên nhận ủy thác có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung ủy thác.
5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài chính, cho vay, ngoài các điều kiện quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này phải đảm bảo tại thời điểm ủy thác, bên ủy thác là tổ chức, cá nhân không có dư nợ vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
ỦY THÁC VÀ NHẬN ỦY THÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 9. Trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác cho vay đối với đối tượng ủy thác thuộc các trường hợp không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126, Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được ủy thác, nhận ủy thác cho thuê tài chính.
3. Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng thương mại), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác góp vốn, mua cổ phần.
Ngân hàng thương mại không được ủy thác, nhận ủy thác góp vốn, mua cổ phần đối với các đối tượng ủy thác thuộc các trường hợp không được góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 5 Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng (trừ công ty tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh.
5. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được ủy thác, nhận ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác mua trái phiếu của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Điều 10. Ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại được ủy thác cho:
a) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên của ngân hàng hợp tác xã;
c) Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
d) Tổ chức tài chính vi mô để thực hiện cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ;
đ) Ngân hàng thương mại khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;
e) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.
2. Ngân hàng thương mại được nhận ủy thác của:
a) Ngân hàng thương mại khác, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng thương mại khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;
c) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.
Điều 11. Ủy thác và nhận ủy thác của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ủy thác cho:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên của ngân hàng hợp tác xã;
c) Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
d) Tổ chức tài chính vi mô để thực hiện cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ;
đ) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận ủy thác của:
a) Ngân hàng mẹ, chi nhánh khác của ngân hàng mẹ, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng mẹ, chi nhánh khác của ngân hàng mẹ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.
Điều 12. Ủy thác và nhận ủy thác của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được ủy thác cho:
a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính khác để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
b) Ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên ngân hàng hợp tác xã;
c) Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
d) Tổ chức tài chính vi mô để thực hiện cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ;
đ) Công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính khác để thực hiện cho thuê tài chính.
2. Công ty tài chính được:
a) Nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
b) Nhận ủy thác của ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính khác, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức, cá nhân để thực hiện cho vay đối với khách hàng;
c) Nhận ủy thác của công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính khác để thực hiện cho thuê tài chính.
Điều 13. Ủy thác và nhận ủy thác của công ty cho thuê tài chính
1. Công ty cho thuê tài chính được ủy thác cho công ty cho thuê tài chính khác, công ty tài chính để thực hiện cho thuê tài chính.
2. Công ty cho thuê tài chính được nhận ủy thác của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính khác để thực hiện cho thuê tài chính.
3. Công ty cho thuê tài chính được tiếp nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện cho thuê tài chính.
Điều 14. Ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng hợp tác xã
1. Ngân hàng hợp tác xã được ủy thác cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên ngân hàng hợp tác xã.
2. Ngân hàng hợp tác xã được ủy thác cho quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
3. Ngân hàng hợp tác xã được nhận ủy thác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên ngân hàng hợp tác xã.
Điều 15. Nhận ủy thác của quỹ tín dụng nhân dân
1. Quỹ tín dụng nhân dân được tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân được nhận ủy thác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 16. Ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tài chính vi mô
1. Tổ chức tài chính vi mô được ủy thác cho tổ chức tài chính vi mô khác để cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ.
2. Tổ chức tài chính vi mô được nhận ủy thác của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô khác để cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ.
HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên ủy thác thực hiện hạch toán nội bảng đối với số vốn ủy thác để thực hiện hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận ủy thác theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên nhận ủy thác thực hiện hạch toán ngoại bảng đối với số vốn nhận ủy thác đã cho vay, cho thuê tài chính, đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về kế toán.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác cho Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các hợp đồng ủy thác được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết và quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng và không được gia hạn hợp đồng này. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
2. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Quản lý ngoại hối trong việc quản lý hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
1. Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối:
Theo dõi, quản lý các dòng vốn vay, trả nợ nước ngoài liên quan đến hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ;
b) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các trường hợp vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam:
a) Tiếp nhận và tổng hợp thông tin về hoạt động ủy thác, nhận ủy thác do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp;
b) Cung cấp thông tin về hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8 tháng 3 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Mục II Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ.
3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Như khoản 3 Điều 22; | KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Quyết định 661/QĐ-NHPT năm 2007 về mức phí quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 99/QĐ-NHPT năm 2008 về sổ tay nghiệp vụ quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 04/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 05/2006/TT-NHNN về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính quy định tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Nghị định 65/2005/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 04/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 14/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bãi bỏ Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Văn bản hợp nhất 35/VBHN-NHNN năm 2016 hợp nhất Thông tư quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Quyết định 661/QĐ-NHPT năm 2007 về mức phí quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 99/QĐ-NHPT năm 2008 về sổ tay nghiệp vụ quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư 30/2014/TT-NHNN về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 30/2014/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/11/2014
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Phước Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 995 đến số 996
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra