- 1Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 2Nghị định 13-CP năm 1962 về việc nâng phụ cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 523-TTg năm 1958 về chế độ trợ cấp dài hạn cho quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hòa bình lập lại đến nay bị bệnh kinh niên tái phát ốm, yếu không còn khả năng lao động do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 4Nghị định 500-NĐ/LB năm 1958 quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động do Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội- Bộ trưởng Bộ Tài chính- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- 5Quyết định 301-CP năm 1980 bổ sung tiêu chuẩn để xác nhận là liệt sĩ, thương binh và về chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 21-HĐBT năm 1981 bổ sung chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Quyết định 9-HĐBT năm 1983 về phụ cấp tạm thời cho công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24-TBXH | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1984 |
Sau khi đã thoả thuận với các Bộ Quốc phòng, Lao động, Tài chính và được thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đồng ý, Bộ Thương binh và xã hội quy định về việc thống nhất một số chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ như sau.
1. Đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh:
a) Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh trong các thời kỳ kháng chiến và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khi về hưu thì ngoài trợ cấp hưu trí, hàng tháng vẫn được hưởng trợ cấp thương tật như khi đang công tác.
b) Thương binh thời kỳ chống Pháp có hành động dũng cảm mà bị thương được hưởng trợ cấp ưu đãi như thương binh thời kỳ chống Mỹ có hành động dũng cảm theo quy định của điều 15, tiết 2, chương II Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964 của Hội đồng Chính phủ.
c) Những cán bộ xã không giữ chức vụ chủ chốt (hoặc không thoát ly gia đình nếu ở miền Nam), những dân công, lực lượng vận tải nhân dân và những công dân đã bị thương vì trực tiếp tham gia chiến đấu trong kháng chiến, thì cũng được xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh, được trợ cấp thương tật hàng tháng và hưởng các chế độ ưu đãi khác như quy định ở điều 2 quyết định số 301-CP ngày 20-9-1980 của Hội đồng Chính phủ.
d) Dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương trong thời kỳ chống Pháp ở miền Bắc, được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng bằng mức trợ cấp của thương binh thời kỳ chống Pháp có cùng hạng thương tật như quy định ở điểm a, điều 1, Nghị định số 13-CP ngày 2-2-1962 của Hội đồng Chính phủ.
e) Mọi thương binh nặng và người hưởng chính sách như thương binh nặng thuộc diện phải có người phục vụ, về sinh sống ở gia đình, được trợ cấp vì cần người phục vụ là 100 đồng/tháng đối với hạng 8 (tiêu chuẩn 8 hạng), hạng đặc biệt (tiêu chuẩn 6 hạng) và 80 đồng/tháng đối với các hạng 7, 6 (tiêu chuẩn 8 hạng), hạng 1 (tiêu chuẩn 6 hạng).
Bệnh binh thời kỳ chống Pháp bị mất sức lao động từ 60% trở lên đang hưởng trợ cấp theo các Nghị định số 500-NĐ/LB ngày 12-11-1958 và số 523-TTg ngày 6-12-1958, được trợ cấp hàng tháng như mức quy định đối với quân nhân mất sức lao động thời kỳ chống Mỹ theo Quyết định số 21-HĐBT ngày 8-8-1981 của Hội đồng bộ trưởng (hiện nay là 50 đồng/tháng, đã gồm cả phụ cấp tạm thời theo Quyết định số 219-CP ngày 29-5-1981 và được phụ cấp theo Quyết định số 9-HĐBT ngày 19-1-1983, số 60-HĐBT ngày 15-6-1983).
Gia đình các liệt sĩ hy sinh trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ở miền Nam, gia đình các liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chống Pháp ở miền Bắc và gia đình các liệt sĩ là cán bộ xã không giữ chức vụ chủ chốt (hoặc không thoát ly gia đình nếu ở miền Nam), là dân công, lực lượng vận tải nhân dân hoặc là công dân hy sinh trong kháng chiến thì nay nếu còn thân nhân chủ yếu có đủ điều kiện cũng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thống nhất như các gia đình liệt sĩ khác theo quy định hiện hành.
a) Những quy định trong Thông tư này được thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1984.
b) Kinh phí cho việc thống nhất các chế độ nói trong thông tư này vẫn thực hiện như hiện nay: ngân sách nào đang chi trả cho chế độ nào thì vẫn tiếp tục đài thọ cho chế độ đó.
c) Các Sở thương binh và xã hội cần có kế hoạch khẩn trương giải quyết cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ được hưởng đầy đủ và chính xác theo các quy định nói trong thông tư này.
Song Hào (Đã Ký) |
- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 48-TBXH-1985 hướng dẫn Nghị định 236-HĐBT-1985 sửa đổi chế độ, chính sách về thương binh và xã hộ do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
- 2Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 2Nghị định 13-CP năm 1962 về việc nâng phụ cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 523-TTg năm 1958 về chế độ trợ cấp dài hạn cho quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hòa bình lập lại đến nay bị bệnh kinh niên tái phát ốm, yếu không còn khả năng lao động do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 4Nghị định 500-NĐ/LB năm 1958 quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động do Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội- Bộ trưởng Bộ Tài chính- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- 5Quyết định 301-CP năm 1980 bổ sung tiêu chuẩn để xác nhận là liệt sĩ, thương binh và về chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 21-HĐBT năm 1981 bổ sung chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Quyết định 9-HĐBT năm 1983 về phụ cấp tạm thời cho công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 24-TBXH-1984 về việc thống nhất một số chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ do Bộ thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 24-TBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/03/1984
- Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trần Tiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 01/04/1984
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực