Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23-DC/TT

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 1957

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC SINH, TỬ, KẾT HÔN

BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:

Ủy ban Hành chính các khu, liên khu, đặc khu
tỉnh và thành phố, Ban cán sự Lao-Hà-Yên

Bản điều lệ đăng ký hộ tịch mới đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ một năm nay (Nghị định số 764-TTg ngày 8-5-1956) và Bộ Nội vụ đã ra thông tư số 6-NV/DC ngày 25-5-1956 quy định chi tiết việc thi hành. Đến nay tại các thành phố và đa số các thị xã công tác đăng ký hộ tịch đã đi vào nề nếp. Để Bộ và các cấp lãnh đạo địa phương nắm được tình hình một cách cụ thể và thường xuyên nay cần có một tổ chức báo cáo tuần kỳ, nhằm mục đích nắm được số lượng các việc đã đăng ký trong từng thời gian, từng địa phương để :

1) Theo dõi được tình hình tăng giảm trong dân số qua việc đăng ký sinh, tử.

2) Thấy được số lượng công tác để sắp xếp phân công cán bộ chuyên trách, in và phân phối sổ sách hộ tịch được sát và đủ.

3) Qua tình hình đăng ký, có thể một phần nào thấy được sự hưởng ứng của nhân dân đối với thể lệ đăng ký hộ tịch mới.

Trong 3 yêu cầu này, yêu cầu thứ nhất là chính.

A. NỘI DUNG BÁO CÁO

Bảng I. – Sinh: Gồm 7 cột; từ cột 1 đến cột 6 thống kê về phần người Việt nam, cột 7 thống kê số sinh đẻ của ngoại kiều. Trong bảng I cần chú ý nhất là cột 3 và cột 6; vì hai cột này phân biệt số sinh xảy ra trước và trong năm 1957(từ ngày 1-1-1957 về sau) tuy rằng cùng mới xin đăng ký trong tháng. Mục đích việc báo cáo thống kê có phân biệt số sinh trước và trong năm 1957 ghi ở cột 3 và cột 6 là để cuối năm ta có thể biết được đích xác số trẻ đã tăng lên được bao nhiêu trong năm trong tổng số đã đăng ký; và mặt khác đem đối chiếu cột 6 ở bảng I về sinh ở cột 6 ở bảng II về tử ta có thể theo dõi nắm bắt được tình hình tăng giảm trong dân số trong từng tháng và cả năm.

Bảng II. – Tử : Gồm có 9 cột; từ cột 1 đến cột 6 thống kê về phần người Việt nam, cột 7 thống kê số số trẻ em chết trên dưới 1 tuổi, cột 8 thống kê số ngoại kiều chết đã đăng ký. Trong bảng II cũng giống như bảng I, chú ý nhất là hai cột 3 và 6, vì dễ nhầm lẫn, cột 3 thống kê số người chết trước ngày 1-1-1957, cột 6 thống kê số người chết từ đầu năm 1957 (1-1-1957) đến nay, mục đích để biết rõ xem thực chất số người chết là bao nhiêu trong tháng và trong cả năm.

Bảng III. – Kết hôn : Chú ý cần thống kê số kết hôn nghĩa là số cặp nam nữ lấy nhau, cụ thể như : về Việt nam, kết hôn với Việt nam có bao nhiêu đám v.v.. chứ không phải thống kê số từng người kết hôn (số người lấy vợ, số người lấy chồng).

B. PHẠM VI TIẾN HÀNH VIỆC BÁO CÁO

Bước đầu tổ chức việc báo cáo nên không đòi hỏi tất cả các địa phương ngay một lúc phải tiến hành báo cáo, mà sẽ tiến hành dần dần thành phố trước, nông thôn sau. Trong năm 1957 chỉ mới yêu cầu các thành phố các thị xã , kể cả các khu phố và các xã ngoại thành ngoại thị, việc đăng ký hộ tịch đã đi vào nề nếp phải tổ chức việc báo cáo. Hệ thống và thời gian gửi báo cáo đã ghi sẵn ở mẫu báo cáo.

Làm báo cáo đăng ký hộ tịch dưới hình thức một bảng thống kê số liệu có những khó khăn tất nhiên nhất là lúc đầu với mẫu báo cáo mới dễ nhầm lẫn, nên việc báo cáo đòi hỏi một sự cố gắng làm sao cho cụ thể, tránh trùng, tránh sót, tránh tình trạng số liệu tréo chồng nhau.

Cán bộ phụ trách ở khu, tỉnh, thành phố cần hướng dẫn giúp đỡ các cán bộ cấp cơ sở làm cho kỹ thì việc báo cáo mới đem lại kết quả mong muốn.

Mẫu báo cáo mới kèm theo đây thay thế các mẫu đã gửi trước và việc báo cáo theo các chỉ thị và mẫu cũ cũng bãi bỏ.

T/L BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
PHÓ GIÁM ĐỐC VỤ DÂN CHÍNH





Diệp Ba

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**************

BÁO CÁO

THỐNG KÊ SINH, TỬ, KẾT HÔN TRONG THÁNG …NĂM 1957 CỦA ỦY BAN HÀNH CHÍNH (HAY BỘ NỘI VỤ )

BẢNG I:

SINH

Số sinh trước ngày 1-1-1957 đã đăng ký trong tháng

Số sinh tử ngày 1-1-1957 đến bây giờ đã đăng ký trong tháng

Tổng số việc sinh của ngoại kiều

Nam

Nữ

Cộng

Nam

Nữ

Cộng

1

2

3

4

5

6

7

BẢNG II:

TỬ

Số người chết trước ngày 1-1-1957

Số người chết từ ngày 1-1-1957 đến bây giờ đã đăng ký trong tháng

Số trẻ em trên dưới một tuổi chết đã đăng ký trong tháng

Tổng số ngoại kiều chết đã đăng ký

Nam

Nữ

Cộng

Nam

Nữ

Cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

BẢNG III:

KẾT HÔN

SỐ VIỆC KẾT HÔN ĐÃ ĐĂNG KÝ TRONG THÁNG

Việt Nam kết hôn với Việt Nam

Việt Nam kết hôn với ngoại kiều

Ngoại kiều kết hôn với ngoại kiều

Cộng

1

2

3

4

Số gửi đi ….
Ngày … tháng….năm 1957
Ủy ban Hành chính ….
Ký tên đóng dấu

CHÚ THÍCH :

BẢNG I.SINH

Cột 3 : Xem trong sổ khai sinh hàng tháng có bao nhiêu việc sinh tuy là mới đăng ký trong tháng (kể cả đăng ký đúng hạn và đăng ký quá hạn ), nhưng mà ngày sinh lại xảy ra trước 1-1-1957 thì ghi vào cột 3 này sau khi đã phân biệt bao nhiêu Nam, bao nhiêu Nữ ghi ở cột 1 và cột 2.

Cột 6 : Xem trong sổ khai sinh hàng tháng có bao nhiêu việc sinh tuy là mới đăng ký trong tháng, nhưng mà ngày sinh lại xảy ra trước 1-1-1957 trở lại đây thì ghi vào cột 6 này.

Mục đích phân biệt ngày sinh khác nhau lấy theo tiêu chuẩn về thời gian trước và sau 1-1-1957 là để cuối năm có thể biết được đích xác trong tổng số việc đăng ký về sinh hàng tháng và cả năm thực chất đã sinh được bao nhiêu trẻ em trong cả năm.

- Đem cộng cột 3 và cột 6 sẽ thấy được tổng số việc sinh đã đăng ký vào sổ. Đem cột 6 của bảng I về Sinh đối chiếu so sánh với cột 6 của bảng II về Tử sẽ thấy được con số tăng giảm trong dân số qua việc đăng ký Sinh và Tử.

BẢNG II. – TỬ

Cột 3 : Xem trong sổ khai tử hàng tháng có bao nhiêu người chết kể từ ngày 1-1-1957 trở về trước nay mới xin đăng ký trong tháng này thì ghi vào cột 3 này.

Cột 6 : Xem trong sổ khai tử hàng tháng có bao nhiêu người chết kể từ ngày 1-1-1957 trở lại đây thì ghi vào cột 6 này.

Cột 7 : Thống kê cột này để thấy được nạn trẻ em chết yếu tăng giảm thế nào; số trẻ em này đã thống kê trong tổng số các cột 3 và cột 6 này tách ra thôi.

HỆ THỐNG VÀ THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO

1.- Ở xã, khu phố gửi lên Quận hoặc thị xã có khu phố : từ mồng 1 đến mồng 5 đầu tháng.

2.- Quận, Thị xã có khu phố đúc kết báo cáo rồi gửi lên thành phố, tỉnh hay đặc khu : từ mồng 6 đến mồng 10.

3. – Thị xã không có khu phố gửi lên tỉnh, Khu tự trị hay đặc khu từ mồng 1 đến mồng 5 đầu tháng.

4. – Tỉnh, Khu tự trị, đặc khu, thành phố đúc kết báo cáo gửi lên Bộ Nội vụ : từ ngày 11 đến ngày 15 (Ủy ban tỉnh khi gửi báo cáo lên Bộ nhớ sao một bản gửi lên Liên khu, khu)

5. – Đối với 6 tháng đầu năm 1957 thì làm chung vào một báo cáo, nhận được chỉ thị của trên thì làm ngay và gửi ngay.

6. – Từ tháng 7 trở đi mỗi tháng làm một báo cáo riêng, đầu tháng 8 thì làm báo cáo cho các việc đã đăng ký trong tháng 7, đầu tháng 9 thì làm báo cáo cho các việc đã đăng ký trong tháng 8, dần dần cho đến hết tháng 12; cuối năm 1957 không cần làm một báo cáo tổng hợp cho cả 12 tháng năm 1957 nữa.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 23-DC/TT năm 1957 về việc báo cáo thống kê tình hình đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 23-DC/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 13/07/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Diệp Ba
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 45
  • Ngày hiệu lực: 28/07/1957
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản