- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2000/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2000 |
Căn cứ Quyết định số 18/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ đối với lao động tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, các đơn vị thanh niên xung phong được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng đường Hồ Chí Minh, kể cả lao động nhàn rỗi tại địa phương ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp.
2. Lao động nhàn rỗi của các địa phương tình nguyện làm việc trong các đơn vị thanh niên tình nguyện, đơn vị thanh niên xung phong (sau đây gọi chung là đơn vị thanh niên tình nguyện) nhận khoán gọn theo khối lượng công việc với các doanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh.
II. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG:
A. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị thanh niên xung phong được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng đồng Hồ Chí Minh:
1. Khi sử dụng lao động, doanh nghiệp và các đơn vị Thanh niên xung phong phải thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động. Các chế độ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động thực hiện theo các quy định của Bộ luật Lao động.
2. Về chế độ tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ xác định đơn giá, dự toán công trình:
a- Lương tối thiểu: áp dụng mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Tại thời điểm thực hiện từ 01/01/2000 là l80.000đ/tháng.
b- Hệ số lương cấp bậc công việc: Cấp bậc công việc bình quân đối với lao động làm cầu là bậc 4,5/7, hệ số lương 2,26; đối với lao động làm đường là bậc 3,5/7, hệ số lương 1,82.
c- Chế độ phụ cấp
- Phụ cấp khu vực: áp dụng bằng mức phụ cấp khu vực quy định cho địa phương cấp huyện, xã nơi có tuyến đường đi qua.
- Phụ cấp lưu động:
+ Áp dụng mức 1, hệ số 0,6 so với mục lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường đi qua có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.
+ Áp dụng mức 2, hệ số 0,4 so với mức lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường đi qua của những khu vực còn lại.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
+ Áp dụng mức 4, hệ số 0,4 so với mức lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường đi qua có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.
+ Áp dụng mức 3, hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu đối với công nhân viên làm việc ở nơi tuyến đường đi qua của những khu vực còn lại.
Phụ cấp thu hút: áp dụng mức 20% so với lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các chế độ phụ cấp khác thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Cách tính và chi trả các khoản phụ cấp nói trên được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
d- Hệ số không ổn định sản xuất: áp dụng mức 10% so với mức lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn, nghiệp vụ.
e- Cách xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động: Căn cứ vào định mức lao động và các thông số tiền lương và phụ cấp tại tiết a, b, c và d nói trên các doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương thực hiện theo khối lượng, chất lượng xây dựng được hoàn thành nhưng không làm tăng thêm tổng dự toán công trình được duyệt.
3. Chế độ ăn giữa ca: Được áp dụng chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước.
4. Tiền thưởng áp dụng theo quy định hiện hành.
B. Chế độ đối với lao động làm việc trong các đơn vị thanh niên tình nguyện nhận khoán gọn theo khối lượng công việc với các doanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh:
1. Các đơn vị thanh niên tình nguyện khi tuyển dụng và sử dụng lao động phải thực hiện theo Quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.
Việc tính chi phí cho mỗi lao động làm cơ sở để tính tổng chi phí lao động trong hợp đồng khoán gọn với doanh nghiệp phải bảo đảm các khoản sau:
a- Tiền công: Mức tiền công khoán gọn theo định mức khối lượng công việc tại thời điểm hiện nay không thấp hơn 15.000 đ/công.
b- Bảo hiểm xã hội: 15% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn.
c- Bảo hiểm y tế: 2% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn.
d- Bảo hộ lao động:
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Tính toán theo thực chi để đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động đúng chất lượng, quy cách theo quy định hiện hành.
+ Chế độ đối với người bị tai nạn lao động: Tính toán theo thực chi.
e- Cứ 20 lao động trực tiếp thì đơn vị thanh niên tình nguyện được tính thêm một lao động gián tiếp theo mức tiền công được dùng làm cơ sở khoán gọn.
f- Các chi phí khác:
- Chi phí lán trại, nước uống cho người lao động: Tính toán thực chi theo chế độ hiện hành.
- Chi phí tiền tàu xe đi lại một lần đi và về từ địa phương đến nơi làm việc cho người lao động: Tính toán theo thực chi.
2. Chế độ đối với người lao động làm việc trong các đơn vị thanh niên tình nguyện thực hiện theo các quy định sau:
a- Các khoản doanh nghiệp trả cho người lao động thông qua đơn vị thanh niên tình nguyện để đơn vị thanh niên tình nguyện trả trực tiếp cho người lao động:
- Tiền công:
Mức tiền công khoán gọn theo định mức khối lượng, chất lượng công việc tại thời điểm hiện nay không thấp hơn 15.000 đ/công; nếu do tính chất công việc không thể khoán gọn theo định mức thì trả công theo thời gian cũng không thấp hơn 15.000 đ/công.
- Bảo hiểm xã hội: 10% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn (bảo hiểm xã hội về hưu trí)
- Bảo hiểm y tế: 2% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn. Đơn vị thanh niên tình nguyện có trách nhiệm trả trực tiếp cho người lao động hoặc mua Bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành cho người lao động
b. Các khoản doanh nghiệp giữ lạị để thanh toán cho người lao động theo mức chi thực tế:
- Bảo hiểm xã hội (5%):
+ Người lao động khi nghỉ ốm đau: Được hưởng trợ cấp bằng 75% mức tiền công trong thời gian nghỉ ốm đau, thời gian tối đa được nghỉ hưởng trợ cấp là 12 ngày/tháng.
+ Đối với người bị tai nạn lao động: Sau khi thương tật ổn định được doanh nghiệp giới thiệu đi giám định để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế. Nếu mức suy giảm từ 5% đến 30% được trợ cấp một lần bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu; từ 31 % trở lên thì cứ 1% tăng lên được cộng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm chi trả.
+ Người lao động bị chết trong thời gian làm việc thì thân nhân lo mai táng được trợ cấp tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+ Người bị tai nạn lao động mà bị khuyết tật một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng do bị tai nạn lao động, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật.
- Bảo hộ lao động:
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định hiện hành.
+ Thanh toán các khoản chi phí y tế, tiền phương tiện giao thông cấp cứu và tiền công trong thời gian chữa trị từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật với mức bằng 100% mức tiền công trước khi bị tai nạn lao động cho người bị tai nạn lao động.
+ Bồi thường tai nạn lao động: Người lao động bị chết vì tai nạn lao động, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho thân nhân của họ; trường hợp do lỗi của người lao động, thì thân nhân cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Một số chế độ khác:
+ Được bố trí phương tiện hoặc tiền tàu xe một lượt đi và về từ địa phương đến nơi làm việc
+ Được bố trí lán trại, chỗ ăn, nghỉ và nước uống.
Ngoài các chế độ nêu trên, người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên tuyển chọn, tiếp nhận nếu đơn vị thanh niên tình nguyện có nhu cầu.
1. Các chế độ nêu tại Mục II Thông tư này được hạch toán vào giá thành công trình. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các chế độ đối với người lao động theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Các doanh nghiệp được giao tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh có trách nhiệm lập kế hoạch và sử dụng tối đa lao động nhàn rỗi là những người có sức khoẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tự nguyện tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh (ưu tiên sử dụng lao động tại các địa phương nơi có tuyến đường đi qua). Doanh nghiệp phải gửi yêu cầu về số lượng lao động, thời gian lao động, thời gian cần cung cấp lao động, công việc cần làm và địa điểm làm việc cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có tuyến đường đi qua.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho tỉnh đoàn, thành đoàn tổ chức tuyển chọn, lập các đơn vị thanh niên tình nguyện để nhận khoán gọn khối lượng công việc của doanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tuyến đường đi qua có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
5. Bộ Giao thông vận tải lập kế hoạch và giao khối lượng công việc có sử dụng lao động nhàn rỗi cho các doanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh và phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện.
6. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
- 1Thông báo số 202/2006/TB-VPCP về ý kiến kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông báo số 202/2006/TB-VPCP về ý kiến kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 770-TTg năm 1994 về việc tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 15/1999/TT-BLĐTBXH thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 4Quyết định 18/2000/QĐ-TTg về việc đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 22/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người lao động tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 22/2000/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/09/2000
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: 31/10/2000
- Số công báo: Số 40
- Ngày hiệu lực: 13/10/2000
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực