BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 21-BYT-TT | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 1964 |
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các khu, tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương |
Thông tư liên Bộ Y tế - Nội vụ số 04-LB-TT ngày 24-02-1964 hướng dẫn cải tiến tổ chức cơ quan y tế địa phương nói chung, Bộ Y tế, sau khi đã có sự thỏa thuận với Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành về:
- Tổ chức các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, ở huyện, khu phố và thị xã.
- Thống nhất lãnh đạo giữa Phòng Y tế và các bệnh viện hoặc bệnh xá.
- Quy định các đơn vị trực thuộc các Phòng Y tế, cụ thể như sau:
I. TỔ CHỨC Y TẾ Ở CÁC THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH, CÁC HUYỆN, KHU PHỐ VÀ THỊ XÃ
a) Vị trí của các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã là:
1. Phòng Y tế các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã là cơ quan chuyên môn của Ủy ban hành chính đồng cấp đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính về mọi mặt và chịu sự chỉ đạo của các Sở, Ty Y tế về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Phòng Y tế các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã là cơ quan quản lý Nhà nước, phụ trách chỉ đạo trực tiếp các bệnh viện, bệnh xá, các trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội, tổ bảo vệ bà mẹ trẻ em, công tác dược, có tổ chức chuyên khoa khác và cửa hàng dược phẩm thuộc ngành y tế ở các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã.
Để đáp ứng tình hình hiện nay, Bộ Y tế chủ trương thống nhất lãnh đạo giữa công tác phòng bệnh và điều trị ở các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã. Để làm tốt công tác này, cần tăng cường bổ sung chất lượng cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác, đồng thời nêu cao hơn nữa ý thức tổ chức, kỷ luật trong mọi mặt công tác để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch công tác y tế ở mỗi địa phương.
b) Tổ chức và phương hướng phân công ở các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã
Mỗi Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã do một trưởng phòng phụ trách và các phó phòng giúp việc, phương hướng phân công giữa trưởng phòng và các phó phòng có thể tiến hành như sau:
- Trưởng phòng phụ trách chung và đặc trách công tác vệ sinh phòng bệnh phòng dịch, bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có hướng dẫn, các phó phòng nên phân công từng mặt công tác: trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội, điều trị, huấn luyện, công tác được, và có cán bộ làm công tác kế hoạch, thống kê, tổng hợp tình hình chung ở các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã.
- Theo chủ trương thống nhất lãnh đạo giữa Phòng Y tế và bệnh xá hoặc bệnh viện, trưởng hoặc phó Phòng Y tế trực tiếp kiêm bệnh viện trưởng hoặc bệnh xá trưởng để chỉ đạo chặt chẽ hai mặt công tác đó, hoặc ngược lại, tùy theo khả năng của cán bộ mà phân công tác cho thích hợp giữa trưởng phòng và phó phòng.
c) Các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã
Các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã, nhiệm vụ có phức tạp và đặc điểm khác nhau, do đó cần nghiên cứu sắp xếp tổ chức các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Phòng Y tế cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở mỗi địa phương và có thể phân chia làm bốn loại như sau:
1. Các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh gồm có:
- Bệnh viện hoặc bệnh xá;
- Phòng khám bệnh;
- Tổ bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
- Trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội
2. Các Phòng Y tế huyện gồm có:
- Bệnh viện hoặc bệnh xá;
- Tổ khám bệnh điều trị cấp cứu và đỡ đẻ khó (cho những nơi chưa có bệnh xá hoặc bệnh viện);
- Tổ bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
- Trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội;
- Cửa hàng dược phẩm.
3. Các Phòng Y tế khu phố (thuộc thành phố Hà-nội, Hải-phòng) gồm có:
- Bệnh xá hoặc bệnh viện;
- Nhà hộ sinh;
- Trạm y tế;
- Các phòng khám bệnh;
- Tổ bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
- Trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội.
4. Các Phòng Y tế thị xã gồm có: Cán bộ chuyên môn để khám bệnh, kê đơn.
d) Nhiệm vụ, chức trách các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã:
Về nhiệm vụ, chức trách các tổ chức trực thuộc Phòng Y tế theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, và các Sở, Ty Y tế để thực hiện; ở đây cần xác định lại nhiệm vụ chức trách cho các bệnh viện, bệnh xá, tổ khám bệnh điều trị cấp cứu và đỡ đẻ khó, trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội, tổ bảo vệ bà mẹ, trẻ em và cửa hàng dược phẩm, cụ thể là:
1. Nhiệm vụ chức trách bệnh viện, bệnh xá:
- Các bệnh viện hoặc bệnh xá phải thể hiện được bốn chức năng của nó là: phòng bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học; để bảo đảm bốn chức năng đó, chủ yếu cần đẩy mạnh mọi hoạt động công tác phòng bệnh, điều trị theo phương hướng của Bộ Y tế.
- Các bệnh viện hoặc bệnh xá là tuyến điều trị cao nhất ở các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, các khu phố, nhưng khả năng có hạn, nên cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh và điều trị ở mỗi bệnh viện hoặc bệnh xá (chú ý những khoa cần thiết ngoại, sản, công tác dược v .v… ) đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các trạm y tế, nữ hộ sinh xã.
- Giúp các Phòng Y tế lập các kế hoạch, chương trình công tác cụ thể về điều trị, huấn luyện, công tác dược và nghiên cứu khoa học, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm công tác, để báo cáo cho Phòng Y tế.
- Các bệnh viện hoặc bệnh xá cần đặt quan hệ chặt chẽ với các trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội, tổ bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong công tác phòng bệnh, điều trị, huấn luyện để làm tốt công tác phục vụ sức khỏe cho nhân dân ở mỗi địa phương.
Các bộ phận giúp việc ở các bệnh viện hoặc bệnh xá.
Các loại bệnh viện hoặc bệnh xá có từ 30-50 giường trở lên thì có:
- Tổ hành chính, chuyên môn phụ trách các mặt công tác: y vụ, đón tiếp bệnh nhân, hành chính, quản trị, v .v…
Các loại bệnh viện có từ 100-150 giường thì có:
- Tổ y vụ.
- Tổ hành chính tổ chức, quản trị.
Riêng các phòng điều trị phi lâm sàng và chuyên khoa khác ở mỗi bệnh viện hoặc bệnh xá, căn cứ vào trang bị chuyên môn và các điều kiện cần thiết khác mà sắp xếp tổ chức cho phù hợp, nhằm bảo đảm tốt công tác điều trị trong các bệnh viện hoặc bệnh xá.
2. Nhiệm vụ, chức trách tổ khám bệnh điều trị cấp cứu và đỡ đẻ khó (cho những nơi chưa có bệnh viện hoặc bệnh xá)
- Tổ chức, thực hiện khám bệnh, điều trị cấp cứu và đỡ đẻ khó với một số giường bệnh, nhằm bảo đảm điều trị cấp cứu và các bệnh thông thường cho công nhân, cán bộ và nhân dân ở mỗi địa phương.
- Giúp các Phòng Y tế lập các kế hoạch cụ thể về công tác khám bệnh, điều trị và đỡ đẻ khó, tổ chức thực hiện kế hoạch đó, sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm công tác, để báo cáocho Phòng Y tế.
Để bảođảmtốt công tác trên, cần có từ 4-6 y bác sĩ, y tá, hộ sinh (trong đó cần phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác dược). Các cơ sở này dần dần phải tạo mọi điều kiện phương tiện chuyển lên thành bệnh xá hoặc bệnh viện trong các năm tới thì mới cóđủkhả năng phục vụ khám bệnh và chữa bệnh cho công nhân, cán bộ và nhân dân được tốt hơn nữa.
3. Nhiệm vụ chức trách trạm vệ sinh phòng dịch và các bệnh xã hội:
- Giúp các Phòng Y tế lập các kế hoạch, chương trình công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch và các bệnh xã hội, tổ chức thực hiện kế hoạch đó, hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm công tác để báo cáo cho Phòng Y tế.
- Điều tra, phát hiện các nguyên nhân về các điều kiện ăn, ở, làm việc v .v… có hại đến sức khỏe của công nhân, cán bộ và nhân dân để có kế hoạch phòng và chống kịp thời; tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động công nhân cán bộ và nhân dân tham gia phong trào vệ sinh, thể dục, theo dõi nắm vững tình hình cácổ dịch để có kế hoạch đề phòng và chống, đồng thời có kế hoạchtiêm phòng dịch theo sự hướng dẫn của các Sở, Ty Y tế.
- Điều tra, phát hiện, đăng ký và theo dõi các bệnh xã hội (lao, mắt hột, sốt rét, da liễu) để có kế hoạch phòng và chống các bệnh ấy.
- Phối hợp chặt chẽ với các bệnh việnhoặc bệnh xá trong công tác phòng và chống dịch, các bệnh xã hội, nhằm củng cố tổ chức màng lưới vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch và các bệnh xã hội từ huyện đến xã.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, tiến hành công tác nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của các Sở, Ty Y tế, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác.
4. Nhiệm vụ chức trách tổ bảo vệ bà mẹ và trẻ em:
- Giúp các Phòng Y tế lập các kế hoạch chương trình công tác cụ thể bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch đó, hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm công tác để báo cáo cho Phòng Y tế.
- Lập các kế hoạch cụ thể về sinh đẻ có hướng dẫn, lấy ngăn ngừa là chủ yếu để phấn đấu, từng thời gian kiểm tra kết quả, cần chỉ đạo thí điểm để rút kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chế độ lao động phụ nữ, vệ sinh phụ nữ, bảo vệ bà mẹ, thai nghén, đồng thời tuyên truyền, vận động phụ nữ trong công nhân, cán bộ và nhân dân tham gia công tác này.
- Có kế hoạch cụ thể và quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có liên quan, để củng cố tổ chức các trạm hộ sinh, nhà trẻ dân lập cũng như quốc lập, tham gia về chương trình bồi dưỡng về vệ sinh, phòng bệnh cho các nhân viên giữ trẻ, đồng thời có kế hoạch hướng dẫn và theo dõi phong trào vệ sinh, phòng bệnh trong các nhà trẻ.
5. Vị trí, nhiệm vụ của cửa hàng dược phẩm
a) Vị trí cửa hàng dược phẩm là đơn vị tổ chức trực thuộc Phòng Y tế chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Phòng Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo của quốc doanh dược phẩm về nghiệp vụ kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính.
b) Nhiệm vụ của cửa hàng dược phẩm là: phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh, công tác nghiệp vụ kinh doanh và quản lý kinh tế theo sự chỉ đạo của quốc doanh dược phẩm, cụ thể là:
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của quốc doanh dược phẩm cửa hàng có nhiệm vụ lập các kế hoạch, chương trình công tác cụ thể về phân phối thuốc, thu mua dược liệu, tổ chức thực hiện các kế hoạch ấy, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện, sơ kết, tổng kếtđúcrút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo công tác phân phối thuốc, thu mua dược liệu.
- Căn cứ vào kế hoạch, chương trình công tác phòng bệnh chữa bệnh của phòng y tế, cửa hàng có nhiệm vụ lập các kế hoạch chương trình công tác cụ thể, tổ chức thực hiện các kế hoạch ấy, để phục vụ kịp thời cho công tác nói trên.
- Cửa hàng thực phẩm cần có kế hoạch xây dựng, củng cố, tổ chức màng lưới bán thuốc, thu mua dược liệu, các kế hoạch ấy phải được Phòng Y tế thông qua và ghi vào chỉ tiêu kế hoạch chung ở mỗi địa phương, song cửa hàng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch ấy, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiệnở các cơ sở bán thuốc, thu mua dược liệu, đồng thời hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ sở này.
a) Nguyên tắc chung
- Để bảo đảm công tác phòng bệnh, chữa bệnh, huấn luyện phân phối thuốc, thu mua dược liệu, v .v… nhằm bảo vệ và không ngừng tăng cường sức khỏe cho nhân dân, phục vụ sản xuất, phục vụ quốc phòng và phục vụ các mặt công tác khác ở mỗi địa phương, cần tăng cường bổ sung chất lượng cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho các Phòng Y tế để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên.
- Về biên chế phải căn cứ vào khối lượng công tác, dân số, địa dư và các điều kiện cần thiết khác ở mỗi địa phương và khả năng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ mà quy định cho phù hợp, nhằm bảo đảm mọi hoạt động của các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố và thị xã.
- Dựa vào cơ sở trên, các Sở, Ty Y tế căn cứ vào chỉ tiêu biên chế đã được Nhà nước quy định hàng năm cho địa phương và tính chất nhiệm vụ đặc điểm mỗi phòng y tế mà nghiên cứu dự kiến số biên chế cho sát, trình Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tiến hành bổ sung cán bộ với tinh thần dần dần từng bước, có trọng tâm, để tăng cường cán bộ cho các Phòng Y tế hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của ngành ở địa phương.
b) Nội dung tính biên chế cho các Phòng Y tế, các đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp trực thuộc Phòng Y tế
1. Biên chế các Phòng Y tế là thuộc biên chế ngành các cơ quan quản lý Nhà nước để làm các mặt công tác: chỉ đạo, kế hoạch, thống kê, tổng hợp, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch ở mỗi Phòng Y tế, do đó mỗi Phòng Y tế do một trưởng phòng phụ trách, có các phó phòng và một hai cán bộ giúp việc, có thể bố trí như sau:
- Các huyện miền núi và trung du thì có từ ba đến bốn người;
- Các huyện đồng bằng, thành phố thuộc tỉnh và khu phố (thuộc thành phố Hà-nội, Hải-phòng) thì có từhai đến ba người.
- Các thị xã có hai người.
2. Biên chế cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Phòng Y tế
a) Số biên chế để làm các mặt công tác: vệ sinh, phòng bệnh,phòng dịch, các bệnh xã hội (lao, mắt, sốt rét, da liễu), bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sinh đẻ có hướng dẫn; đồng thời hướng dẫn kiểm tra và theo dõi y tế học đường, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, phong trào vệ sinh phòng bệnh, chống dịch ở các cơ sở y tế khác trong phạm vi địa phương như: công nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học và cơ sở khai hoang, v .v… có thể tiến hành bố trí số lượng như sau:
- Các huyện miền núi và trung du thì có từ bảy đến chín người;
- Các huyện đồng bằng, thành phố thuộc tỉnh và khu phố (thuộc thành phố Hà-nội, Hải-phòng) thì có từ năm đến bảy người;
- Các thị xã thì có từ hai đến ba người.
b) Số biên chế để làm công tác khám bệnh, chữa bệnh, đỡ đẻ khó, công tác được trong các bệnh viện, bệnh xá, phòng khám bệnh, tổ khám bệnh điều trị cấp cứu, đỡ đẻ khó, trạm y tế và nhà hộ sinh thì căn cứ vào số giường bệnh, khối lượng khám bệnh, đỡ đẻ hàng ngày mà quy định cho phù hợp để phục vụ tốt công tác khám bệnh và chữa bệnh ở các cơ sở này (cần chú ý số biên chế cán bộ làm công tác dược trong các bệnh viện, bệnh xá còn có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra và theo dõi công tác dược bên ngoài để giúp cho Phòng Y tế chỉ đạo tốt công tác này).
3. Biên chế cửa hàng dược phẩm thuộc ngành kinh doanh.
(không tính vào sự nghiệp y tế)
Mỗi cửa hàng dược phẩm do một cửa hàng trưởng phụ trách và có một số cán bộ, nhân viên giúp việc (cần bố trí dược sĩ).
Các quốc doanh dược phẩm căn cứ vào chi tiêu kế hoạch của các Sở, Ty Y tế giao cho mình phụ trách các cửa hàng dược phẩm cụ thể là doanh số mua vào, bán ra và các điều kiện cần thiết khác mà quy định biên chế cán bộ nhân viên cho các cửa hàng dược phẩm để phục vụ tốt các mặt công tác nói trên.
III. QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
Các Phòng Y tế căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của các Sở, Ty Y tế về công tác phòng bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có hướng dẫn, công tác dược, phân phối thuốc và thu mua dược liệu v .v… có trách nhiệm lập các kế hoạch chương trình công tác cụ thể cho sát với tình hình nhiệm vụ ở địa phương, các kế hoạch đó phải được các Sở, Ty Y tế thông qua và ghi vào chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban hành chính địa phương, các Phòng Y tế căn cứ vào kế hoạch chung, tổ chức hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện ở các đơn vị trực thuộc mình phụ trách.
- Các đơn vị trực thuộc Phòng Y tế hàng tháng, quý, năm phải sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời có cơ sở để báo cáo cho các Phòng Y tế được kịp thời và chính xác.
- Quan hệ giữa các bộ phận và đơn vị trực thuộc Phòng Y tế là bàn bạc với nhau trong công tác theo tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa để cùng nhau hoàn thành tốt công tác y tế ở mỗi địa phương.
- Cửa hàng dược phẩm đối với Phòng Y tế là quan hệ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng Y tế về chuyên môn và chịu sự chỉ đạo của quốc doanh dược phẩm về nghiệp vụ kinh doanh và quản lý kinh tế, do đó trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, giữa Phòng Y tế và quốc doanh dược phẩm phải có sự bàn bạc với nhau theo tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa để cùng nhau hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của cácSở, Ty Y tế đã giao ở mỗi địa phương.
- Trong quá trình thực hiện công tác và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch Phòng Y tế có nhiệm vụ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả công tác để nâng cao trình độ lãnh đạo, đồng thời báo cáo cho các Sở, Ty Y tế và Ủy ban hành chính địa phương.
- Ngoài ra, các Phòng Y tế căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch đã được các Sở, Ty Y tế và Ủy ban hành chính địa phương duyệt, cần có kế hoạch, chương trình công tác để quan hệ chặt chẽ với các ngành ở huyện, thị, v .v… nhằm làm tốt công tác phòng bệnh, chữa bệnh ở mỗi địa phương.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu thực hiện để tạo mọi kiện thuận lợi cho các Phòng Y tế hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của ngành ở mỗi địa phương.
Trong quá trình thực hiện, gặp khó khăn, trở ngại đề nghị phản ánh cho Bộ Y tế biết để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho thích hợp.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Thông tư 21-BYT-TT-1964 hướng dẫn chấn chỉnh tổ chức các Phòng Y tế thành phố thuộc tỉnh, các huyện, khu phố, thị xã và thống nhất lãnh đạo giữa Phòng Y tế với các bệnh viện hoặc bệnh xá do Bộ Y Tế ban hành
- Số hiệu: 21-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/1964
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Ngọc Thạch
- Ngày công báo: 09/09/1964
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 30/06/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định