Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 195-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 1972 |
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TẠM THỜI TRONG THỜI CHIẾN
Để thực hiện nhanh chóng việc chuyển hướng nhiệm vụ sản xuất và xây dựng trong tình hình mới, các ngành, các địa phương, các cơ sở phải căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ chuyển hướng kinh tế của Hội đồng Chính phủ đã đề ra mà xác định lại nhiệm vụ và kế hoạch mới, trên cơ sở đó, tổ chức lại lao động và bộ máy quản lý cho phù hợp, để phục vụ được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và kinh tế hết sức to lớn của cả nước hiện nay. Trước mắt, cần điều động tạm thời số lớn công nhân, viên chức phục vụ cho các yêu cầu của công tác giao thông vận tải, đê điều.
Để phục vụ cho công tác điều chỉnh lao động trong khu vực Nhà nước, phù hợp với sự chuyển hướng nói trên, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 1972. Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ trả lương tạm thời áp dụng đối với cơng nhân, viên chức Nhà nước trong thời chiến như sau:
1. Trả lương khi điều động tạm thời làm công việc khác:
a) Đối với công nhân, viên chức được điều động tạm thời làm công việc khác thì được giữ nguyên lương cấp bậc cũ cho đến khi có quyết định mới. Để khuyến khích tăng năng suất lao động, nếu công việc mới được giao có điều kiện định mức lao động và quản lý chặt chẽ thì vẫn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
b) Đối với công nhân kỹ thuật, nếu được điều động làm những công việc mới mà cấp bậc công việc và mức lương cao hơn và hoàn thành nhiệm vụ thì được trả lương theo công việc mới.
c) Riêng đối với công nhân, viên chức được tạm thời điều động vào các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào thì được giữ nguyên lương cũ và phụ cấp khu vực cũ cao hơn (nếu có) cho đến khi có quyết định mới.
d) Công nhân, viên chức được tạm thời điều động vào các đơn vị tự vệ thường trực thoát ly sản xuất, được trả theo mức lương chức vụ hay lương cấp bậc cũ và phụ cấp khu vực (nếu có). Các xí nghiệp và cơ quan tạm thời sử dụng quỹ lương của xí nghiệp, cơ quan để trả.
e) Công nhân, viên chức được tạm thời điều động về các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ, được áp dụng theo như chế độ biệt phái.
a) Trong ca làm việc, nếu tạm thời ngừng việc lẻ tẻ một số thì giờ vì báo động, mất điện… công nhân, viên chức phải ở lại nơi làm việc để có thể tiếp tục nhiệm vụ sản xuất ngay, được trả 100% lương cấp bậc hay chức vụ và phụ cấp khu vực (nếu có). Sau đó tùy theo công việc, điều kiện của từng nơi mà có thể động viên công nhân, viên chức cố gắng làm bù.
b) Trường hợp ngừng việc có báo trước cho công nhân, viên chức tạm nghỉ việc, không phải đến nơi làm việc, thì thời gian tạm ngừng việc đó được trả 70% lương cấp bậc hay lương chức vụ và phụ cấp khu vực (nếu có).
3. Trả lương khi chờ điều động:
Do sản xuất, công tác thay đổi, cơ quan, xí nghiệp phải có kế hoạch bố trí cho công nhân, viên chức nhanh chóng có việc làm tại đơn vị hoặc điều động sang đơn vị khác, ngành khác, không để chờ đợi quá lâu. Thời gian chờ điều động, công nhân, viên chức được nghỉ, không phải đến nơi làm việc và được trả 70% tiền lương chức vụ hay lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có) trong thời gian không quá 1 tháng. Trong thời gian ấy, thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị phải hết sức lo bố trí công việc làm cho lao động hay điều động đi làm việc nơi khác, không để kéo dài tình trạng trả 70% lương.
Đối với những người được bố trí công tác mới mà không chấp hành lệnh điều động công tác thì thủ trưởng đơn vị, sau khi bàn bạc kỹ với công đoàn cơ sở, có thể tạm thời đình chỉ trả lương và đưa ra Hội đồng kỷ luật xét để xử lý theo những quy định về kỷ luật lao động của Nhà nước.
4. Đối với công nhân, viên chức không bố trí được công việc:
Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách nhưng vẫn còn môt số công nhân, viên chức dôi ra, chưa thể bố trí được công việc mới tại đơn vị cũ hoặc điều động sang đơn vị khác, thì có thể giải quyết như sau:
Đối với công nhân, viên chức vì hoàn cảnh riêng thực sự có nhiều khó khăn, không điều động làm công việc khác được, nếu tự nguyện xin tạm nghỉ việc một thời gian không hưởng lương thì thủ trưởng đơn vị cùng với công đoàn xét cụ thể và quyết định. Những người sinh hoạt có khó khăn, thì thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở xét cho tạm thời nghỉ một thời gian và cho hưởng trợ cấp xã hội mỗi tháng hai mươi đồng (20) do ngân sách Nhà nước trả cho đến khi đơn vị gọi người ấy trở lại làm việc.
Những công nhân, viên chức được tạm cho nghỉ một thời gian không được trợ cấp hoặc có được trợ cấp nói trên, đều vẫn thuộc biên chế của đơn vị và được hưởng các quyền lợi của công nhân, viên chức như: tiêu chuẩn cung cấp lương thực, thực phẩm, trợ cấp đông con (nếu có)…
Việc điều chỉnh lao động trong tình hình mới có nhiều khó khăn, phức tạp, các ngành, các cấp, các cơ sở phải chỉ đạo chặt chẽ, đồng thời có sự phối hợp với tổ chức công đoàn cung cấp để bảo đảm thực hiện tốt.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ Lao động có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thi hành.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 13-3B-1972 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp đông con, trợ cấp gia đình khó khăn, đối với những công nhân, viên chức tạm nghỉ việc một thời gian không hưởng lương hoặc hưởng trợ cấp 20đ00 một tháng do Tổng Công Đoàn Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 29-TL/TT-1972 hướng dẫn chế độ đối với công nhân khảo sát đường hầm và thi công các công trình tuy-nen trong ngành Thủy lợi do Bộ Thủy lợi ban hành
- 1Thông tư 13-3B-1972 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp đông con, trợ cấp gia đình khó khăn, đối với những công nhân, viên chức tạm nghỉ việc một thời gian không hưởng lương hoặc hưởng trợ cấp 20đ00 một tháng do Tổng Công Đoàn Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 29-TL/TT-1972 hướng dẫn chế độ đối với công nhân khảo sát đường hầm và thi công các công trình tuy-nen trong ngành Thủy lợi do Bộ Thủy lợi ban hành
Thông tư 195-TTg-1972 quy định chế độ trả lương tạm thời trong thời chiến do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 195-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/07/1972
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra