BỘ NÔNG NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 19-NN/TT | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1961 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT CỦA BÁO NÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 25 ngày 24-02-1961 quy định chế độ nhuận bút trả cho những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và Quyết định số 170/LHQĐ ngày 20-4-1951 của Bộ văn hoá quy định trả tiền nhuận bút cho từng loại tác phẩm nói trên, sau khi đã được sự thoả thuận của Bộ Văn hoá theo Công văn số 933/VH-TC ngày 04-10-1961; Bộ quy định chế độ nhuận bút của Báo Nông nghiệp như dưới đây:
1. Đối với những bài của tác giả ngoài tòa soạn gửi đến: và những bài của cán bộ trong toà soạn viết ngoài kế hoạch đã định mà được đăng trên báo thì căn cứ vào chất lượng từng loại bài là chủ yếu để quy định mức nhuận bút cơ bản.
2. Đối với cán bộ của toà soạn nếu viết bài trong kế hoạch đã quy định thì không được hưởng nhuận bút cơ bản mà tuỳ theo giá trị của tác phẩm để định tỷ lệ khuyến khích dựa trên nhuận bút cơ bản.
3. Mức nhuận bút có phân biệt giữa bài sáng tác và bài dịch. Giữa bài dịch loại kinh điển, văn học và bài dịch không phải loại kinh điển văn học thì phải tuỳ theo từng loại mà trả nhuận bút cho thích đáng với giá trị của nó.
A. Cán bộ ngoài toà soạn
1. Đối với những bài xã luận, bình luận, tiểu luận, nghiên cứu, chỉ đạo, bài khoa học kỹ thuật, phóng sự điều tra, truyện ngắn, kịch, thơ, phú thì tuỳ theo giá trị của từng bài mà chia làm 5 mức nhuận bút:
6 đồng, 8 đồng, 10 đồng, 12 đồng, 14 đồng.
2. Đối với những bài tiểu phẩm như thơ ngắn “đầu làng cuối xóm”, ca dao, lượm lặt, nông nghiệp thường thức, tranh biếm họa, minh hoạ thì được trả tiền nhuận bút cơ bản từ 2 đồng đến 8 đồng. Nhưng vì tính chất bài có khác nhau, nên mức tối thiểu của từng loại bài quy định như sau:
- Đầu làng cuối xóm (văn vần, văn xuôi) mức tối thiểu từ 4 đồng
- Ca dao chừng 8 câu.................................................................................................. 2 –
- Lượm lặt.................................................................................................................. 2 –
- Nông nghiệp thường thức.......................................................................................... 3 –
- Câu đố “vui lúc nghỉ tay”........................................................................................... 2 –
- Tranh biếm họa, minh họa......................................................................................... 3 –
- Ảnh (ảnh lớn nhỏ)...................................................................................................... 2 –
- Trả lời trong mục giải đáp......................................................................................... 2 –
- Tập hợp sáng kiến kinh nghiệm................................................................................. 2 –
- Nông dân hát nông dân làm....................................................................................... 3 –
- Những bài chế biến thành tiểu phẩm......................................................................... 2 –
3. Đối với những bài dịch từ chữ ngoại văn ra chữ Việt văn thì tuỳ theo chất lượng bản dịch là chủ yếu và căn cứ vào bài dịch khó nhiều hay ít mà trả tiền nhuận bút cho một bài dịch bằng 50% số tiền nhuận bút cơ bản của một bài báo sáng tác như điểm một hay điểm hai quy định ở trên.
4. Đối với những bài báo dịch thuộc loại kinh điển văn học mà chất lượng của bản dịch cao có thể trả mức tiền nhuận bút cơ bản bằng sáng tác.
5. Đối với những bài báo phải đăng làm nhiều kỳ thì mỗi kỳ đăng báo vẫn được trả đủ tiền nhuận bút cơ bản như nói ở điểm 1 điểm 2 đã quy định ở trên.
6. Đối với những bài của cán bộ nhân viên ngoài toà soạn do yêu cầu ban biên tập đặt trước, nhưng vì lý do nào đó, kế hoạch toà soạn thay đổi không đăng nữa mà chưa báo cho tác giả biết trước để tác giả đã viết gửi đến đúng kỳ hạn thì những bài đó nếu chất lượng tốt sẽ được ban biên tập xét và trả bài cho tác giả từ 20 đến 50% nhuận bút cơ bản.
B. Cộng tác viên viết tin
1. Đối với những tin ngắn, những mẫu thơ “bạn đọc”, “ý kiến bạn đọc” gửi đăng báo không phải trả tiền nhuận bút mà sẽ gửi báo biếu cho cộng tác viên của mình cho hợp lý.
2. Đối với những thông tin viên thường xuyên thì không trả tiền nhuận bút từng tin một mà sẽ ghi lại những tin đã được sử dụng để một tháng hoặc 3 tháng cộng lại một lần nữa trả tiền nhuận bút cơ bản cho những thông tin viên.
C. Tài liệu các cơ quan:
Đối với những văn kiện tài liệu do các cơ quan Nhà nước hay các đoàn thể trong mặt trận Tổ quốc, đưa lên để công bố trên báo thì nhà báo không phải trả tiền nhuận bút.
D. Cán bộ nhân viên trong toà soạn:
1. Đối với cán bộ nhân viên trong toà soạn nếu viết bài ngoài kế hoạch hàng tháng, hàng tuần thì được trả hoàn toàn nhuận bút cơ bản như tác giả ngoài toà soạn (trừ trường hợp đột xuất toà soạn phải phân công viết lại).
2. Đối với cán bộ nhân viên trong toà soạn viết bài trong kế hoạch công tác của mình thì không được hưởng nhuận bút, nhưng để khuyến khích cán bộ, nhân viên viết tốt những bài được sử dụng sẽ được hưởng một khoản tiền bằng 5 đến 20% nhuận bút cơ bản tuỳ theo giá trị từng bài.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG KHI THI HÀNH
1. Chế độ trả tiền nhuận bút ngoài kế hoạch chỉ được áp dụng đối với những tháng hay tuần mà số lượng bài trong kế hoạch của từng cán bộ, trong toà soạn đã được Bộ duyệt. Đối với những tháng mà Bộ không có duyệt số lượng bài trong kế hoạch của từng cán bộ nhân viên trong toà soạn thì không được trả tiền nhuận bút cơ bản ngoài kế hoạch.
2. Việc trả tiền nhuận bút cơ bản hay trả tiền khuyến khích thì do trưởng tiểu ban góp ý kiến và ban xét duyệt nhuận bút quyết định.
Ban đó gồm có:
- 1 Phó tổng biên tập làm trưởng ban
- 1 đại diện cho anh chị em viết báo.
- 1 người phụ trách biên tập.
3. Trường hợp những bài quá dài (văn xuôi trên 1.500 chữ, văn vần quá 50 câu) thì có thể đăng làm nhiều kỳ.
IV. – THÔNG TƯ NÀY THI HÀNH KỂ TỪ NGÀY BAN HÀNH
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
- 1Nghị quyết số 125-CP về chế độ nhuận bút đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 59-HĐBT năm 1989 về chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục, văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 46/2008/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Báo Nông nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị quyết số 125-CP về chế độ nhuận bút đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 59-HĐBT năm 1989 về chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục, văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 46/2008/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Báo Nông nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 19-NN/TT năm 1961 quy định chế độ nhuận bút của báo nông nghiệp do Bộ Nông Nghiệp ban hành.
- Số hiệu: 19-NN/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/11/1961
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp
- Người ký: Phan Văn Chiêu
- Ngày công báo: 13/12/1961
- Số công báo: Số 48
- Ngày hiệu lực: 29/11/1961
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định