Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 19-BYT-TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 1964 |
HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP CÁC TRẠM SỐT RÉT Ở CÁC TỈNH
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các khu, tỉnh. |
Thực hiện thông tư liên Bộ Y tế - Nội vụ số 04-LB-TT ngày 24-02-1964về việccải tiến tổ chức cơ quan y tế địa phương, Bộ ra thông tư này hướng dẫn cụ thểvề việc thành lập các trạm sốt rét ở các tỉnh, một số điểm như sau:
Trạm sốt rét có nhiệm vụ:
1. Giúp các Sở, Ty Y tế lập các kế hoạch tiêu diệt sốt rét và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tiêu diệt sốt rét trong tỉnh kể cả các bệnh viện hoặc bệnh xá và các cơ sở y tế khác trong phạm vi địa phương, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo phong trào tiêu diệt sốt rét.
2. Xây dựng củng cố tổ chức màng lưới làm công tác tiêu diệt sốt rét từ tỉnh đến huyện, xã và các cơ sở y tế khác trong phạm vi ở mỗi địa phương, nhằm thực hiện toàn diện và triệt để các biện pháp tiêu diệt sốt rét, cụ thể là: phun thuốc diệt muỗi, phát hiện bệnh và điều trị bệnh nhân sốt rét, v.v…
3. Tổ chức điều tra cơ bản tình hình bệnh phân loại, đăng ký, thống kê tỷ lệ, phát hiện và thường xuyên nằm dịch tễ sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng, các ổ dịch, quản lý, theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân sốt rét, đồng thời đề xuất các biện pháp chuyên môn bổ sung cho kế hoạch tiêu diệt sốt rét.
4. Phối hợp chặt chẽ với các trường cán bộ y tế, các cơ sở điều trị và các phòng y tế huyện, thị, v.v… để đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác sốt rét ở mỗi địa phương.
5. Đặt quan hệ với các ngành để có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, vận động trong công nhân, cán bộ và nhân dân tham gia phong trào tiêu diệt sốt rét ở mỗi địa phương đạt được kết quả tốt.
6. Có kế hoạch dự trù, cấp phát và bảo quản thuốc, dụng cụ để phục vụ cho công tác tiêu diệt sốt rét.
a) Tổ chức: Trạm sốt rét là một đơn vị tổ chức trực thuộc các Sở, Ty Y tế chịu sự quản lý trực tiếp về mọi mặt của các Sở, Ty Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng ở trung ương.
- Về tổ chức các trạm sốt rét căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết trong công tác tiêu diệt sốt rét ở mỗi địa phương, các tỉnh sau đây: Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tiến hành thành lập trạm sốt rét, còn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì thành lập tổ sốt rét đặt trong các trạm vệ sinh phòng dịch để hoạt động.
Tổ chức của trạm sốt rét bao gồm các bộ phận sau đây:
1. Bộ phận dịch tễ phụ trách các mặt công tác: theo dõi dịch tễ sốt rét, kế hoạch, thống kê, tổng hợp, vật tư, tuyên truyền và hành chính chuyên môn.
2. Bộ phận ký sinh trùng phụ trách các mặt công tác: xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét và theo dõi tình hình điều trị.
3. Bộ phận côn trùng phụ trách các mặt công tác: tổ chức, hướng dẫn phu thuốc DDT và kiểm tra tình hình côn trùng.
b) Biên chế:
- Trạm sốt rét do một trạm trưởng phụ trách và có một trạm phó giúp việc, Trạm trưởng do Trưởng hoặc Phó Ty Y tế hay cán bộ có trình độ tương đương phụ trách.
- Về biên chế phải căn cứ vào khối lượng công tác dân số, địa dư, các điều kiện cần thiết khác ở mỗi địa phương, khả năng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, số biên chế Nhà nước quy định cho các đội sốt rét, chỉ tiêu biên chế phân bổ hàng năm cho địa phương mà quy định cho phù hợp, nhằm bảo đảm mọi hoạt động của trạm, các Ty Y tế nghiên cứu bổ sung dần dần cho các trạm hoạt động, và có thể bố trí số lượng như sau: từ 16 đến 41 người.
Số biên chế cán bộ, nhân viên của trạm sốt rét sẽ lấy ở các bộ phận sau đây:
- Các đội sốt rét ở các tỉnh.
- Tất cả xét nghiệm viên đang làm công tác xét nghiệm ở các tổ xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét. Trường hợp còn thiếu thì bổ sung dần cho đủ để hoạt động, ngược lại số hiện có cao hơn so với quy định thì vẫn giữ nguyên để hoạt động và nghiên cứu bổ sung dần cho các tuyến huyện, thị v.v…
III. CƠ SỞ, TRANG BỊ, KINH PHÍ VÀ CON DẤU CỦA TRẠM
- Nhà cửa, trang bị chuyên môn và các dụng cụ thông thường khác cho trạm dựa vào cơ sở hiện cómà hoạt động, trường hợp còn thiếu, các Ty Y tế nghiên cứu đề xuất, dự trù cụ thể cho sát vớitình hìnhở mỗi địa phương và do Ủy ban hành chính địa phương cấp.
- Về kinh phí do trạm sốt rét hoạt động hàng năm dự trù vào ngân sách địa phương.
- Trạm sốt rét được sử dụng con dấu riêng để giao dịch. Mẫu dấu sẽ do một văn bản khác quy định sau.
IV. QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
- Căn cứ vào chủ trương kế hoạch của Bộ và các Ty Y tế trạm sốt rét có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cho sát với tình hình địa phương, các kế hoạch đó phải được các Sở, Ty Y tế thông qua và ghi vào chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban hành chính địa phương.
- Các Ty Y tế căn cứ vào kế hoạch đó trực tiếp chỉ đạo trạm sốt rét và có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện.
- Các trạm sốt rét cần có kế hoạch, chương trình công tác để phối hợp chặt chẽ với các trạm chuyên khoa khác, bệnh viện hoặc bệnh xá, phòng y tế và các cơ sở y tế khác trong phạm vi địa phương để làm tốt công tác tiêu diệt sốt rét đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ sở này.
- Trạm sốt rét có trách nhiệm phản ảnh báo cáo tình hình hoạt động của mình (thông qua các Ty Y tế) gửi cho Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng ở trung ương được kịp thời và chính xác.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban hành chính các tỉnh, nghiên cứu và thực hiện thông tư này để các trạm sốt rét hoạt động càng sớm càng tốt.
Bộ Y tế ủy nhiệm cho Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng ở trung ương hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ ở một văn bản khác.
Trong quá trình thực hiện, gặp khó khăn, trở ngại, đề nghị phản ảnh cho Bộ Y tế biết để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho thích hợp.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Thông tư 19-BYT-TT-1964 hướng dẫn việc thành lập các trạm sốt rét ở các Tỉnh do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 19-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/06/1964
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 27
- Ngày hiệu lực: 24/06/1964
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra