Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 19/2010/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2010

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG KHỐI NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ kết quả thẩm định ngày: 14/7/2009, 04/8/2009, 06/8/2009 của các Hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp thành lập theo Quyết định số 4384/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Sau khi thỏa thuận với Bộ Y tế tại văn bản số 5545/BYT-K2ĐT ngày 18 tháng 8 năm 2009 về việc ban hành Chương trình khung ngành Dân số y tế ; văn bản số 6952/BYT-K2ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2009 về việc ban hành Chương trình khung ngành điều dưỡng và văn bản số 7168/BYT-K2ĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 về việc ban hành Chương trình khung ngành Y sĩ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 03 chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp của 03 ngành học thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe như sau:

1. Dân số y tế;

2. Y sỹ;

3. Điều dưỡng.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 8 năm 2010. Các chương trình khung ban hành kèm theo Thông tư này được dùng trong các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Căn cứ các chương trình khung, thủ trưởng cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và giáo trình do thủ trưởng cơ sở giáo dục thành lập.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao đào tạo các ngành học trình độ trung cấp chuyên nghiệp nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Bộ Y tế;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành đào tạo: DÂN SỐ Y TẾ

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2010/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Dân số Y tế thuộc khối ngành khoa học sức khỏe dùng chung cho các trường, cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp có mở ngành trung cấp Dân số y tế. Sau khi học xong, người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp với chức danh Dân số y tế.

Nội dung khoá đào tạo bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh, những kiến thức cơ bản về giải phẫu - sinh lý, vi sinh vật - ký sinh trùng, dược lý, kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ, nguyên lý thống kê, những kiến thức chuyên môn về y học lâm sàng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý và tổ chức y tế, vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng, dân số học cơ bản, thống kế dân số y tế, dân số và phát triển, chính sách dân số, chăm sóc sức khoẻ ban đầu/ kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình, quản lý các chương trình dân số/ sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình, các học phần thực tập cơ bản về nghề nghiệp, học phần tự chọn, thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp khoá đào tạo.

Học xong chương trình này, người học có đủ năng lực để được tuyển dụng vào làm việc tại các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình quận/huyện/thị xã; Trung tâm y tế các quận/huyện/thị xã; Trạm y tế xã/ phường/thị trấn, và có thể học liên thông lên bậc cử nhân Y tế công cộng.

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức

Trình bày được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, dân số - kế hoạch hoá gia đình, những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, pháp lệnh dân số.

Trình bày được các nội dung cơ bản về giải phẫu sinh lý người, vi sinh y học, dược lý học, tâm lý học y học, xã hội học sức khỏe, y học lâm sàng, y học dự phòng, hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam và các chương trình y tế quốc gia.

Trình bày được những kiến thức cơ bản về dân số, dân số và phát triển, thống kê dân số, truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình quốc gia, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình.

2. Kỹ năng

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về dân số - kế hoạch hoá gia đình; phối hợp lập kế hoạch, triển khai các chương trình y tế tại địa phương.

Tổ chức, phối hợp thu thập số liệu và lập được các báo cáo thống kê, hàng tháng, quí, năm về công tác dân số y tế.

Tổ chức, phối hợp thực hiện được công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương.

Tổ chức quản lý, thực hiện cung cấp dịch vụ, tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp về chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình nâng cao chất lượng dân số.

Tổ chức, phối hợp thực hiện các cuộc giám sát, đánh giá công tác dân số y tế tại cơ sở xã/phường/thị trấn.

Phát hiện và tư vấn một số bệnh thường gặp liên quan đến sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình.

3. Thái độ

Trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp.

Có thái độ đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, dân số - kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Nhà nước về dân số y tế.

Tôn trọng và hợp tác tốt với đồng nghiệp.

Khiêm tốn, có ý thức học tập vươn lên.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo:

Tổng khối lượng chương trình: 103 đơn vị học trình (ĐVHT).

Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Số đơn vị học trình

Số tiết (Số giờ)

Số tuần

1

Các học phần chung

22

435 tiết

2

Các học phần cơ sở

11

195 tiết

3

Các học phần chuyên môn

46

810 tiết

4

Các học phần tự chọn

6

120 tiết

5

Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng)

13

760 giờ

19

6

Thực tập tốt nghiệp

5

320 giờ

8

Cộng

103

3. Các học phần của chương trình và thời lượng

STT

Các học phần

Số tiết

Số đơn vị học trình

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

I

Các học phần chung

255

180

435

17

5

22

1

Chính trị

60

30

90

4

1

5

2

Ngoại ngữ

60

30

90

4

1

5

3

Tin học

30

30

60

2

1

3

4

Giáo dục thể chất

15

45

60

1

1

2

5

Giáo dục quốc phòng - an ninh

30

45

75

2

1

3

6

Pháp luật

30

0

30

2

0

2

7

Học phần tự chọn (Một trong hai học phần sau)

30

0

30

2

0

2

7.1

Kỹ năng giao tiếp

30

0

30

2

0

2

7.2

Khởi tạo doanh nghiệp

30

0

30

2

0

2

II

Các học phần cơ sở

135

60

195

9

2

11

1

Giải phẫu - Sinh lý

45

30

75

3

1

4

2

Vi sinh - Ký sinh trùng

15

0

15

1

0

1

3

Dược lý

30

0

30

2

0

2

4

Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe

15

30

45

1

1

2

5

Nguyên lý thống kê

30

0

30

2

0

2

III

Các học phần chuyên môn

555

255

810

37

9

46

1

Y học lâm sàng

90

30

120

6

1

7

2

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

45

0

45

3

0

3

3

Quản lý và tổ chức y tế

30

0

30

2

0

2

4

Vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng

60

15

75

4

1

5

5

Dân số học cơ bản

30

30

60

2

1

3

6

Thống kê dân số y tế

60

30

90

4

1

5

7

Dân số và phát triển

45

30

75

3

1

4

8

Chính sách dân số

45

0

45

3

0

3

9

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình

60

30

90

4

1

5

10

Tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/Sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình

30

30

60

2

1

3

11

Quản lý chương trình dân số/Sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình

60

60

120

4

2

6

IV

Các học phần tự chọn

60

60

120

4

2

6

Số tuần

Số đơn vị học trình

V

Thực tập cơ bản

0

19

19

0

13

13

1

Thực tập chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (tại cộng đồng) dân cư

3

3

2

Thực tập lâm sàng tại khoa Nội - Ngoại - Nhi - Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa

5

5

3

Thực tập chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại khoa sản và Bệnh viện Phụ sản

3

3

4

Thực tập tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng

2

2

5

Thực tập thống kê dân số (tại Trung tâm y tế quận/huyện, trạm y tế)

3

3

6

Thực tập quản lý chương trình dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình (tại Trung tâm dân số quận/ huyện, trạm y tế xã/ phường).

3

3

VI

Thực tập tốt nghiêp

0

8

8

0

5

5

Tổng số

67

36

103

IV. THI TỐT NGHIỆP

TT

Nội dung

1

Chính trị

Nội dung thi thuộc chương trình học phần Chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2

Lý thuyết tổng hợp

2.1

Vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng

2.2

Thống kê dân số y tế

2.3

Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

2.4

Quản lý chương trình dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình

2.5

Tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/ Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình

3

Thực hành nghề nghiệp

3.1

Học sinh chủ động thu thập thông tin (Hướng dẫn của nhà trường)

3.2

Lập kế hoạch thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm

V. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

1. Giáo dục quốc phòng - an ninh

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về truyền thống quân đội Nhân dân Việt Nam và nghĩa vụ của người thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung học phần gồm những kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết, làm cơ sở để người học thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ thực hiện được những thao tác kỹ thuật về: điều lệ đội ngũ, bắn súng AK, ném lựu đạn, chiến thuật tiến công và phòng ngự trong chiến đấu và rèn luyện được tác phong quân sự trong sinh hoạt, học tập, góp phần giữ vững trật tự, an ninh trong nhà trường.

2. Chính trị

Học phần này giới thiệu những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và tính tất yếu của sự đổi mới trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được những kiến thức được học vào thực tiễn rèn luyện đạo đức, học tập và công tác của bản thân.

3. Pháp luật

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Nhà nước - Pháp luật và một số luật cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc, bản chất của Nhà nước và pháp luật, kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý và vấn đề tăng cường pháp chế. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, một số ngành luật.

Sau khi học xong học phần này người học rèn luyện thói quen chấp hành pháp luật. Biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật, tôn trọng nội quy, kỷ luật học tập, kỷ cương xã hội.

4. Giáo dục thể chất

Học phần này giới thiệu vai trò và tác dụng của thể dục thể thao đối với sự phát triển con người toàn diện.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản ở một số môn thể thao thích hợp theo điều kiện của từng trường nhưng không ngoài việc rèn luyện phát triển 4 tố chất "nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo".

Sau khi học xong học phần này người học vận dụng những kiến thức đã học để thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe để học tập và công tác tốt.

5. Ngoại ngữ

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể trình bày được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, có được một vốn từ căn bản và cần thiết để có khả năng nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp thông thường ở mức tối thiểu và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ với sự trợ giúp của Từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và giao tiếp.

6. Tin học

Học phần này giới thiệu một số kiến thức chung về tin căn bản, công nghệ thông tin và truyền thông, giới thiệu khái quát hệ điều hành Windows và các phần mềm ứng dụng văn phòng.

Nội dung học phần gồm những khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông; khai thác và sử dụng máy tính; sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng cơ bản.

Sau khi học xong học phần này người học có thể sử dụng được các hệ điều hành MS-DOS, WINDOWS để vận hành và quản lý hoạt động của máy tính và thực hành được trên một số phần mềm tin học văn phòng.

7. Học phần tự chọn

7.1. Kỹ năng giao tiếp

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chung và các kỹ năng thông thường về giao tiếp trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Học phần này trước hết cần dạy cho học sinh biết trình bày một vấn đề bằng tiếng Việt một cách rõ ràng, ngắn gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Tạo cho học sinh có thói quen tự sửa chữa khi viết sai, nói sai, từ đó tạo ra sự tự tin khi cần trình bày một vấn đề trước đám đông hoặc khi tranh luận.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp; thực hiện hiệu quả các cuộc giao tiếp thông thường qua bày tỏ bằng thái độ, lời nói và văn bản; có khả năng thực hiện giao tiếp thân thiện, tổ chức tốt các cuộc họp tại nơi làm việc và thực hiện được những cuộc trao đổi công việc linh hoạt và thành công.

7.2. Khởi tạo doanh nghiệp

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức của doanh nghiệp; các nguyên tắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp; các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.

Học xong học phần này, người học trình bày các khái niệm về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức của doanh nghiệp, các nguyên tắc, lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh, các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp và các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; có khả năng xác định ngành nghề kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.

8. Giải phẫu - Sinh lý

Học phần này trang bị cho nguời học kiến thức cơ bản tối thiểu về vị trí, hình thể, đại thể, vi thể và liên quan của các cơ quan trong cơ thể người bình thường; biết được chức năng sinh lý của từng cơ quan và các hoạt động điều hòa chức năng các cơ quan đó.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản tối thiểu về giải phẫu đại thể, vi thể và sinh lý các cơ quan.

Sau khi học xong phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức về giải phẫu, sinh lý để học tập, nghiên cứu các học phần sau: triệu chứng học, bệnh học, điều trị và chăm sóc người bệnh.

9. Vi sinh - Ký sinh trùng

Học phần này giúp người học mô tả được đặc tính sinh học, khả năng gây bệnh của một số vi sinh và ký sinh trùng và kỹ năng nhận định hình thể của một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản tối thiểu về vi sinh vật y học, ký sinh trùng y học, đáp ứng của cơ thể người đối với việc xâm nhập của các loại mầm bệnh vi sinh vật, ký sinh trùng, đặc điểm cấu tạo và khả năng gây bệnh của một số vi sinh vật, ký sinh trùng thường gặp.

Sau khi học xong phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức về vi sinh học, ký sinh trùng học để học tập, nghiên cứu các học phần sau như: vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng, các bệnh truyền nhiễm.

10. Dược lý

Học phần này giới thiệu những khái niệm cơ bản về thuốc và những tác dụng của thuốc trong cơ thể.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về tác dụng và cách sử dụng các loại thuốc thông thường, tác dụng không mong muốn của thuốc và cách phòng ngừa. Trên cơ sở đó, biết cách hướng dẫn, bảo quản, sử dụng thuốc một cách hiệu quả an toàn.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế bảo quản, sử dụng thuốc trong cộng đồng và gia đình.

11. Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản tối thiểu về tâm lý, hành vi giao tiếp; các quy tắc ứng xử trong giao tiếp.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về lý thuyết giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp với người bệnh. Tư vấn - thực hành một quá trình giao tiếp đặc biệt.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp và biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp, khéo léo trong từng hoàn cảnh cụ thể.

12. Nguyên lý thống kê

Học phần này trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các nguyên lý thống kê kinh tế - xã hội.

Nội dung của học phần bao gồm ph­ương pháp luận về thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng các kiến thức được học phục vụ cho quá trình nhận biết, tiếp cận điều tra, phân tích dự đoán các hiện t­ượng và quá trình kinh tế - xã hội và nhập môn Thống kê dân số.

13. Y học lâm sàng

Học phần này giới thiệu cách phát hiện, tư vấn và hướng xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp.

Nội dung học phần gồm những kiến cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng một số bệnh thường gặp; phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp. Trên cơ sở đó biết cách phòng một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được những kiến thức được học vào chăm sóc sức khỏe của gia đình và cộng đồng

14. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Học phần này giới thiệu những khái niệm về cộng đồng; chức năng và nhiệm vụ của người dân số y tế tại cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Nội dung học phần gồm những kiến cơ bản về cộng đồng, mối liên quan giữa môi trường, sức khoẻ và dự phòng bệnh tật, các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, cách lập kế hoạch chăm sóc cho cộng đồng.

Học xong học phần này người học sẽ xây dựng được ý thức cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm, lập kế hoạch chăm sóc để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

15. Quản lý và tổ chức y tế

Học phần này giới thiệu những hiểu biết cơ bản về hệ thống y tế Việt Nam trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức cơ bản về hệ thống y tế Việt Nam, trong đó có hệ thống tổ chức dân số - kế hoạch hóa gia đình; đường lối của Đảng và chủ trương chính sách lớn của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình; các chương trình y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình quốc gia.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ hiểu được cơ cấu tổ chức hệ thống y tế Việt Nam để ứng dụng vào quản lý sức khỏe của ngành y tế.

16. Vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng

Học phần này giới thiệu những khái niệm cơ bản về vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng. Mô tả các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp có liên quan đến sức khoẻ cá nhân và cộng đồng; các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý; các biện pháp đề phòng ngộ độc thức ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng ý thức cộng đồng về an toàn thực phẩm.

Sau khi học xong học phần này người học có khả năng hướng dẫn cộng đồng cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến một bữa ăn hợp lý với người bình thường, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng nhằm thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật.

17. Dân số học cơ bản

Học phần này trang bị cho người học có được những kiến thức cơ bản về dân số và các thành tố cơ bản của quá trình dân số.

Nội dung của học phần gồm những kiến thức cơ bản về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng dân số; những yếu tố ảnh hưởng đến các thành tố của quá trình dân số.

Sau khi học xong học phần này người học thực hành phân tích được các đặc trưng cơ bản về dân số học.

18. Thống kê dân số y tế

Học phần này giúp cho người học hiểu được các khái niệm cơ bản liên quan đến thống kê y tế và thống kê dân số.

Nội dung của học phần bao gồm các phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu của thống kê dân số, tính toán các đặc trưng của dân số và cách thức lập các báo cáo thống kê của ngành y tế và dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng các kiến thức được học vào việc lập các báo cáo thống kê chuyên ngành y tế và dân số - kế hoạch hóa gia đình, có thể dự báo dân số của địa phương bằng phương pháp đơn giản.

19. Dân số và phát triển

Học phần này trang bị cho người học những khái niệm cơ bản và sự tác động qua lại giữa các yếu tố dân số và các vấn đề của quá trình phát triển.

Nội dung của học phần bao gồm mối liên quan giữa dân số và kinh tế, dân số và an ninh lương thực, dân số và lao động, việc làm, dân số và đói nghèo, dân số và di dân, đô thị hóa, dân số và môi trường, dân số và giáo dục, dân số và bình đẳng giới, dân số và y tế.

Sau khi học xong học phần này người học có thể phân tích được mối liên quan giữa biến dân số và các biến phát triển; biết cách tư vấn với các nhà hoạch định kế hoạch.

20. Chính sách dân số

Học phần này giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản về chính sách dân số của Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Nội dung của học phần bao gồm quan điểm, đường lối về dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước; nội dung, đặc điểm và quá trình xây dựng chính sách dân số ở Việt Nam; những bài học kinh nghiệm về việc áp dụng chính sách dân số ở một số n­ước trong khu vực và ở Việt Nam.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng các kiến thức được trang bị để tư vấn cho lãnh đạo trong quá trình tổ chức, thực hiện công việc theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

21. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình

Học phần này giúp cho người học có được những hiểu biết cơ bản về khái niệm, nội dung, hướng tiếp cận và tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình trên thế giới và Việt Nam.

Nội dung của học phần bao gồm các nội dung cơ bản về lý thuyết và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng các kiến thức được trang bị vào quá trình tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc y tế.

22. Tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

Học phần này trang bị cho học sinh có hiểu biết cơ bản về truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình.

Nội dung của học phần bao gồm những kiến thức và kỹ năng về truyền thông, vận động, truyền thông thay đổi hành vi và tư vấn về dân số - kế hoạch hoá gia đình; kiến thức và các kỹ năng cần thiết về truyền thông giáo dục sức khoẻ, dân số - kế hoạch hoá gia đình; xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng được trang bị vào việc xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về dân số, kế hoạch hoá gia đình ở địa phương.

23. Quản lý chương trình dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình

Học phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý; kiến thức và kỹ năng quản lý chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Nội dung của học phần bao gồm các kiến thức chung về quản lý, kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Sau khi học xong học phần này học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.

24. Thực tập cơ bản

24.1. Thực tập chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng tại cộng đồng dân cư

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong các học phần chuyên môn.

Thực hiện các nội dung về chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại y tế cơ sở, tư vấn và hướng dẫn cho cá nhân và tập thể về vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng hợp lý.

24.2. Thực tập lâm sàng tại khoa Nội, Ngoại, Nhi, Truyền nhiễm tại Bệnh viện đa khoa

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong các học phần chuyên môn.

Vận dụng kiến thức đã học theo từng chuyên ngành vào thực tế công việc của người Dân số y tế trong lĩnh vực lâm sàng y học.

24.3. Thực tập chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại khoa Sản và Bệnh viện Phụ Sản

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong các học phần chuyên môn.

- Thực hiện kỹ năng truyền thông tư vấn về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho các bà mẹ và áp dụng những kỹ năng thực hành của người dân số y tế trong chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

- Tìm hiểu và thực hành các bước thăm khám thai, tư vấn về sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bà mẹ trẻ em trước và sau sinh. Thực hành đóng vai tư vấn truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khoẻ sinh sản, sử dụng một số phương tiện truyền thông thông dụng ở địa phương.

24.4. Thực tập tuyên truyền, vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong các học phần chuyên môn.

- Áp dụng kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn cho cá nhân và tập thể về các nội dung liên quan đến chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc, tương lai của trẻ em ngày mai.

24.5. Thực tập thống kê dân số (tại Trung tâm y tế quận/huyện, trạm y tế)

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong các học phần chuyên môn.

- Vận dụng kiến thức để phân tích và lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Vận dụng các kiến thức về thống kê dân số để lập kế hoạch và thực hành thống kê dân số y tế cho một khu vực quận/ huyện.

24.6. Thực tập quản lý chương trình dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình (tại Trung tâm dân số quận/huyện, trạm y tế xã/ phường)

Sau khi thực tập nghề nghiệp, người học có khả năng lập kế hoạch hoạt động về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở xã, phường: dự báo chỉ tiêu kế hoạch, số người sử dụng biện pháp tránh thai, nhu cầu về phương tiện tránh thai, dự kiến kinh phí thực hiện. Công tác quản lý giám sát, và đánh giá công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần chuyên môn.

25. Thực tập tốt nghiệp

Điều kiện tiên quyết: Học phần này được thực hiện sau khi học xong học phần thực hành nghề nghiệp.

Mục đích:

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học của chư­ơng trình đào tạo ngành Dân số y tế vào thực tế công tác chăm sóc sức khoẻ, dân số - kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng và hoàn thiện các kỹ năng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.

* Tổ chức thực tập: Hiệu trưởng quyết định địa điểm, thời gian thực tập, nội dung và chỉ tiêu thực tập của học sinh trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

* Nội dung: gồm 2 phần:

+ Phần 1: 4 tuần

- Địa điểm thực tập: Tại Trung tâm y tế; phòng y tế cấp huyện; trạm y tế xã:

- Nội dung thực tập: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để lập kế hoạch cho các vấn đề sức khoẻ tại cộng đồng, tham gia các chương trình y tế địa phương, tham gia tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng.

+ Phần 2: 4 tuần

- Địa điểm thực tập: Tại Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Nội dung thực tập: Học sinh liên hệ và vận dụng các kiến thức về chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình, để tổng hợp số liệu và báo cáo thống kê, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động tháng. Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, chỉ tiêu, thông tin dữ liệu về dân số y tế tại cơ sở và cộng đồng. Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những kiến thức, chỉ tiêu, thông số đó; những kiến thức kỹ năng thực tế về quản lý, tổ chức tại cơ sở thực tập.

Sau khi thực tập tốt nghiệp người học phân tích được, giải thích được các chỉ tiêu kỹ thuật để viết báo cáo tốt nghiệp; có khả năng tổ chức quản lý về dân số y tế ở phạm vi xã, phường.

Điều kiện tiên quyết: Sau khi hoàn thành học phần thực tập nghề nghiệp.

VI. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đủ đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

- Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Luật giáo dục và điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.

- Giáo viên tham gia giảng dạy phải có bằng tốt nghiệp đại học theo từng chuyên ngành và có chứng chỉ đào tạo ngành dân số y tế; hoặc có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực dân số y tế ít nhất là 01 năm trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo quy định, trong đó đội ngũ giáo viên cơ hữu của các bộ môn phải đảm bảo tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo.

- Ngoài ra giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế để hỗ trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học dùng chung cho các ngành đào tạo, cơ sở đào tạo phải chuẩn bị các phòng học theo đúng các tiêu chuẩn quy định của Bộ.

- Phòng học lý thuyết: có đủ diện tích, âm thanh và ánh sáng.

- Phòng thực hành: theo yêu cầu của từng học phần và phải có các phòng thực hành chuyên ngành như sau:

+ Phòng thực hành truyền thông tư vấn về sức khoẻ và dân số.

+ Phòng thực hành sức khoẻ sinh sản/ dân số kế hoạch hoá gia đình (Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình).

Các phòng thực hành có đủ mô hình, trang thiết bị, dụng cụ theo quy định của ngành Dân số y tế. Ngoài ra còn có các phòng thực hành khác đảm bảo cho các học phần trong chương trình đào tạo.

- Thư viện: có đủ sách, giáo trình theo các học phần được quy định trong chương trình, có thư viện điện tử.

- Có bộ giáo trình các học phần do nhà trường biên soạn.

- Cơ sở thực tập và thực tế tốt nghiệp:

+ Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện Phụ sản

+ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

+ Phòng y tế, Trạm y tế xã, phường và tại cộng đồng.

VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ :

1. Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Dân số y tế quy định cụ thể về nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng, tỷ lệ giữa lý thuyết, thực hành, thực tập của khóa học 2 năm đào tạo kỹ thuật viên Dân số y tế. Chương trình được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian, phù hợp với quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo.

Chương trình bao gồm các học phần chung, các học phần cơ sở, học phần chuyên môn, thực tập cơ bản và thực tập tốt nghiệp, đồng thời phân bố thời lượng đối với từng học phần, phân bố thời lượng lý thuyết, thực hành và thực tập trong các học phần và toàn bộ chương trình. Ngoài ra chương trình còn giới thiệu danh mục các học phần và mô tả nội dung từng học phần trong chương trình, xác định điều kiện thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời quy định nội dung thi tốt nghiệp khi kết thúc khóa học.

Danh mục các học phần và khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình chỉ là quy định mức tối thiểu, trong đó có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn. Các học phần bắt buộc là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức chủ yếu của mỗi chương trình, bắt buộc học sinh phải tích luỹ. Học phần tự chọn là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức cần thiết, đựơc tự chọn nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tích luỹ đủ số đơn vị học trình quy định (các học phần tự chọn được cung cấp ở phần phụ lục). Trong chương trình này quy định 1 đơn vị học trình bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30 tiết đến 45 tiết học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, tham quan, bài tập; bằng 45 giờ đến 60 giờ thực tập; 1 tiết học có thời lượng là 45 phút, 1 giờ thực tập có thời lượng là 60 phút.

2. Chương trình được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo cụ thể. Có thể kết cấu lại chương trình của các học phần tự chọn trong các học phần cơ sở và chuyên môn để phù hợp với kế hoạch đào tạo của các trường và có thể xây dựng thành chương trình đào tạo các ngành khác; trong đó khối lượng kiến thức, kỹ năng đào tạo chuyên ngành là 30% tổng khối lượng kiến thức, kỹ năng được bố trí cho các học phần chuyên môn, thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp. Có thể thiết kế chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, Đại học bằng cách bổ sung các học phần, các nội dung còn thiếu của chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học.

3. Căn cứ các quy định của chương trình khung này, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực và điều kiện cụ thể, các trường xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình và lập kế hoạch đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo từng năm học để triển khai thực hiện chương trình. Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường là những cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy về Dân số y tế, cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp có liên quan đến chuyên môn, trong đó cần lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế và có uy tín tham gia xây dựng chương trình. Chương trình đào tạo cụ thể phải được tổ chức thẩm định theo Quy định về thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình trường trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu đào tạo phải được cụ thể hoá từ chương trình khung trên cơ sở chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như vị trí và nhiệm vụ phải thực hiện tại nơi làm việc mà người học cần đạt được. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo phải phù hợp định hướng mục tiêu đào tạo. Thời gian thực tập (bao gồm thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp) được xem như các học phần trong chương trình đào tạo và phải xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch chặt chẽ và được thực hiện tập trung tại trường hoặc tại các cơ sở bên ngoài nhà trường.

Kế hoạch đào tạo phải đảm bảo triển khai đúng chương trình đào tạo, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng đào tạo, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, việc bố trí các học phần phải đảm bảo tính lôgíc, thuận lợi và hiệu quả.

4. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khóa học được thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn lý thuyết tổng hợp là những kiến thức được tổng hợp từ một số học phần thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn thực hành nghề nghiệp là những kỹ năng được tổng hợp từ các nội dung phần thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành đào tạo: Y SĨ

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2010/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) ngành Y sỹ dùng chung cho các trường, các cơ sở đào tạo ngành Y sỹ. Sau khi học xong, người học được cấp bằng tốt nghiệp TCCN với chức danh Y sỹ.

Nội dung chương trình khung đào tạo Y sỹ bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học; ngoại ngữ; giáo dục thể chất; pháp luật; giáo dục quốc phòng - an ninh; giải phẫu - sinh lý; vi sinh - ký sinh trùng; dược lý; dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh; kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; quản lý và tổ chức y tế; điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; sức khoẻ trẻ em; sức khoẻ sinh sản; bệnh truyền nhiễm - xã hội; bệnh chuyên khoa; y tế công cộng; y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người Y sỹ có thể học liên thông lên trình độ đại học.

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.Về kiến thức

-Trình bày được những kiến thức cơ bản về:

+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.

+Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

-Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.

-Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2.Về kỹ năng

- Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

-Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

- Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

-Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

- Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

- Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.

- Quản lý trạm y tế xã.

3. Về thái độ

-Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

-Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo:

Tổng số khối lượng học tập: 98 đơn vị học trình.

Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

TT

Nội dung

Số đơn vị học trình

Số tiết (Số giờ)

Số tuần

1

Các học phần chung

22

435 tiết

2

Các học phần cơ sở

22

390 tiết

3

Các học phần chuyên môn

36

585 tiết

4

Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng)

15

880 giờ

22

5

Thực tập tốt nghiệp

3

200 giờ

5

Cộng

98

3. Các học phần của chương trình và thời lượng

TT

Tên học phần

Số đơn vị học trình

Số Tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Các học phần chung

22

17

5

435

255

180

1

Chính trị

5

4

1

90

60

30

2

Ngoại ngữ

5

4

1

90

60

30

3

Tin học

3

2

1

60

30

30

4

Giáo dục thể chất

2

1

1

60

15

45

5

Giáo dục quốc phòng - an ninh

3

2

1

75

30

45

6

Pháp luật

2

2

0

30

30

0

7

Khởi tạo doanh nghiệp

2

2

0

30

30

0

II

Các học phần cơ sở

22

18

4

390

270

120

1

Giải phẫu sinh lý

5

4

1

90

60

30

2

Vi sinh - Ký sinh trùng

2

2

0

30

30

0

3

Dược lý

3

2

1

60

30

30

4

Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

30

30

0

5

Vệ sinh phòng bệnh

2

2

0

30

30

0

6

Kỹ năng giao tiếp - giáo dục sức khỏe

3

2

1

60

30

30

7

Quản lý và tổ chức y tế

2

2

0

30

30

0

8

Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

3

2

1

60

30

30

III

Các học phần chuyên môn

36

33

3

585

495

90

1

Bệnh Nội khoa

5

5

0

75

75

0

2

Bệnh Ngoại khoa

4

4

0

60

60

0

3

Sức khoẻ trẻ em

5

5

0

75

75

0

4

Sức khoẻ sinh sản

5

4

1

90

60

30

5

Bệnh truyền nhiễm, xã hội

5

5

0

75

75

0

6

Bệnh chuyên khoa

4

4

0

60

60

0

7

Y tế cộng đồng

3

2

1

60

30

30

8

Y học cổ truyền

3

2

1

60

30

30

9

Phục hồi chức năng

2

2

0

30

30

0

Số đơn vị học trình

Số tuần

IV

Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng):

15

0

15

22

22

1

Thực tập lâm sàng điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

2

2

2

Thực tập lâm sàng Nội khoa

4

4

3

Thực tập lâm sàng Ngoại khoa

4

4

4

Thực tập lâm sàng Sản phụ khoa

2

2

5

Thực tập lâm sàng Nhi khoa

4

4

6

Thực tập lâm sàng Truyền nhiễm

2

2

7

Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền

2

2

8

Thực tập cộng đồng

2

2

V

Thực tập tốt nghiệp

3

0

3

5

5

Cộng

98

68

30

IV. THI TỐT NGHIỆP

TT

Nội dung

1

Chính trị

Nội dung thi thuộc chương trình học phần Chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2

Lý thuyết tổng hợp

2.1- Các học phần cơ sở:

Giải phẫu sinh lý

Dược lý

2.2- Các học phần chuyên môn:

Bệnh học Nội khoa

Bệnh học Ngoại khoa

- Sức khoẻ trẻ em

- Sức khoẻ sinh sản

- Bệnh truyền nhiễm, xã hội

3

Thực hành nghề nghiệp

Làm bệnh án trên bệnh nhân cụ thể tại các khoa (Nội, Ngoại, Sản - phụ, Nhi) của bệnh viện.

V. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

1. Giáo dục quốc phòng - an ninh

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về truyền thống quân đội Nhân dân Việt Nam và nghĩa vụ của người thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung học phần gồm những kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết, làm cơ sở để người học thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường. Biết vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ thực hiện được những thao tác kỹ thuật về: điều lệ đội ngũ, bắn súng AK, ném lựu đạn, chiến thuật tiến công và phòng ngự trong chiến đấu và rèn luyện được tác phong quân sự trong sinh hoạt, học tập, góp phần giữ vững trật tự, an ninh trong nhà trường.

2. Chính trị

Học phần này giới thiệu những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và tính tất yếu của sự đổi mới trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được những kiến thức được học vào thực tiễn rèn luyện đạo đức, học tập và công tác của bản thân.

3. Pháp luật

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Nhà nước - Pháp luật và một số luật cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc, bản chất của Nhà nước và pháp luật, kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý và vấn đề tăng cường pháp chế. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, một số ngành luật.

Sau khi học xong học phần này người học rèn luyện thói quen chấp hành pháp luật. Biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật, tôn trọng nội quy, kỷ luật học tập, kỷ cương xã hội.

4. Giáo dục thể chất

Học phần này giới thiệu vai trò và tác dụng của thể dục thể thao đối với sự phát triển con người toàn diện.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản ở một số môn thể thao thích hợp theo điều kiện của từng trường nhưng không ngoài việc rèn luyện phát triển 4 tố chất "nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo".

Sau khi học xong học phần này người học vận dụng những kiến thức đã học để thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe để học tập và công tác tốt.

5. Ngoại ngữ

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể trình bày được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, có được một vốn từ căn bản và cần thiết để có khả năng nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp thông thường ở mức tối thiểu và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ với sự trợ giúp của Từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và giao tiếp.

6. Tin học

Học phần này giới thiệu một số kiến thức chung về tin căn bản, công nghệ thông tin và truyền thông, giới thiệu khái quát hệ điều hành Windows và các phần mềm ứng dụng văn phòng

Nội dung học phần gồm những khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông; khai thác và sử dụng máy tính; sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng cơ bản.

Sau khi học xong học phần này người học có thể sử dụng được các hệ điều hành MS-DOS, WINDOWS để vận hành và quản lý hoạt động của máy tính và thực hành được trên một số phần mềm tin học văn phòng.

7. Khởi tạo doanh nghiệp

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức của doanh nghiệp; các nguyên tắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp; các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.

Học xong học phần này, người học trình bày các khái niệm về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức của doanh nghiệp, các nguyên tắc, lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh, các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp và các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; có khả năng xác định ngành nghề kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.

8. Giải phẫu sinh lý

Học phần này giới thiệu những kiến thức về giải phẫu và chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thể, cấu trúc và chức năng sinh lý bình thường của cơ, xương, khớp, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, trong cơ thể người.

Sau khi học xong, người học có thể mô tả được vị trí, chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, từ đó vận dụng vào các môn học khác và ứng dụng chẩn đoán, xử trí các trường hợp bệnh lý thông thường.

9. Vi sinh - Ký sinh trùng

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về vi sinh, ký sinh trùng, mối liên quan giữa vi sinh - ký sinh trùng với sức khoẻ và bệnh tật.

Nội dung bao gồm các khái niệm về vi sinh, ký sinh trùng, mối liên quan giữa vi sinh - ký sinh trùng với sức khoẻ và bệnh tật, các khái niệm về kháng nguyên, kháng thể, quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể và các loại miễn dịch. Các đặc điểm cấu trúc, sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của một số vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể nhận biết được hình thể, cấu trúc và khả năng gây bệnh của một số vi sinh vật và ký sinh trùng thường gặp; có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khám, chữa bệnh, phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

10. Dược lý

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về thuốc và cách sử dụng thuốc.

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về thuốc, sự hấp thu, chuyển hoá, thải trừ thuốc trong cơ thể, tác dụng chính, cách dùng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của một số thuốc thiết yếu; kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể nhận biết được các thuốc thiết yếu; ứng dụng được vào thực tiễn khám, chữa một số bệnh thông thường và hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

11. Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm

Học phần này giới thiệu các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm; năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý; chế độ dinh dưỡng của một số bệnh thường gặp; nguyên nhân các bệnh thiếu dinh dưỡng và biện pháp phòng chống; các biện pháp đề phòng ngộ độc thức ăn; các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể hướng dẫn cộng đồng cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến một bữa ăn hợp lý, tiết chế một số chế độ ăn bệnh lý thường gặp và ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống một số bệnh dinh dưỡng.

12. Vệ sinh phòng bệnh

Học phần này giới thiệu những kiến thức về vệ sinh và mối liên quan giữa môi trường với sức khoẻ con người.

Nội dung học phần gồm một số kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, mối liên quan giữa môi trường - sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật; các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp có liên quan đến sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, đề xuất các biện pháp giải quyết; các biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sống, đề phòng tai nạn và phòng bệnh, xử lý ổ dịch.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường sống; góp phần đề phòng tai nạn, phòng chống dịch, tuyên truyền giáo dục cộng đồng thay đổi hành vi có lợi cho con người.

13. Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khỏe

Học phần này giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về giao tiếp, giáo dục sức khoẻ và vai trò của giao tiếp, giáo dục sức khoẻ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người.

Nội dung học phần gồm các kiến thức về đặc điểm tâm lý cá nhân, sự biến đổi tâm lý người bệnh do bệnh tật gây nên; tầm quan trọng của công tác giáo dục sức khỏe trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người; các kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khoẻ cơ bản; các biện pháp giao tiếp có hiệu quả đối với người bệnh và trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học để lập kế hoạch và thực hiện việc truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.

14. Quản lý và tổ chức y tế

Học phần này giới thiệu hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ ngành y tế Việt Nam và đạo đức y học.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức về hệ thống tổ chức y tế Việt Nam; các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác y tế; nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay; chức trách, chế độ của người cán bộ y tế; khái niệm đạo đức y đức; những nguyên tắc cơ bản và những đặc trưng về phẩm chất đạo đức của người làm công tác y tế.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng.

15. Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

Học phần này giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về điều dưỡng và quy trình điều dưỡng.

Nội dung học phần này gồm những nguyên tắc cơ bản và các quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh; nội dung chế độ vô khuẩn, các thao tác khi chăm sóc người bệnh, các nội dung hướng dẫn người bệnh và cộng đồng tự chăm sóc sức khỏe.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể lập được kế hoạch và thực hiện được một số kỹ thuật chăm sóc người bệnh.

16. Bệnh nội khoa

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về một số bệnh nội khoa thông thường.

Nội dung học phần này cung cấp các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và những nguyên tắc xử trí ban đầu của các bệnh nội khoa thường gặp; các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm và kịp thời gửi lên tuyến trên những trường hợp vượt quá khả năng. Các nội dung hướng dẫn người bệnh tự tập luyện phục hồi chức năng vận động và lao động sau khi mắc bệnh nội khoa có di chứng ở mức độ nhẹ.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh nội khoa thông thường.

17. Bệnh ngoại khoa

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về một số bệnh ngoại khoa thông thường.

Nội dung học phần này gồm các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và những nguyên tắc xử trí ban đầu cơ bản của các bệnh ngoại khoa thường gặp. Các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, gửi lên tuyến trên những trường hợp vượt quá khả năng. Các biện pháp hướng dẫn người bệnh tự tập luyện phục hồi chức năng vận động và lao động sau khi mắc bệnh ngoại khoa có di chứng ở mức độ nhẹ.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu và hướng dẫn chăm sóc một số bệnh ngoại khoa thường gặp.

18. Sức khoẻ trẻ em

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về sự phát triển, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em và một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức về sự phát triển thể chất, tinh thần, chế độ dinh dưỡng trẻ em; các triệu chứng và hội chứng chính để phát hiện sớm và xử trí một số bệnh nhi khoa thông thường ở tuyến cơ sở cũng như chuyển kịp thời những trường hợp vượt quá khả năng lên tuyến trên; các nội dung chương trình chăm sóc sức khoẻ, quản lý sức khoẻ trẻ em tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả phân biệt trẻ phát triển bình thường và bất thường; khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

19. Sức khoẻ sinh sản

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về sức khoẻ của người phụ nữ; bà mẹ trước, trong và sau đẻ; trẻ sơ sinh và sinh đẻ kế hoạch.

Nội dung học phần này gồm các kiến thức về khám và chẩn đoán xác định có thai, quản lý thai nghén và phá thai có nguy cơ; đánh giá và tiên lượng được một ca đẻ bình thường, chọn nơi đẻ an toàn cho mẹ và con; phát hiện các nguy cơ sản khoa có thể xảy ra, chuyển tuyến kịp thời; các quy trình kỹ thuật đỡ đẻ, cấp cứu ngạt sơ sinh, chăm sóc mẹ và con sau đẻ; khám phát hiện sớm các bệnh phụ khoa thường gặp, biện pháp xử trí bệnh phụ khoa thông thường tại cơ sở. Cơ sở khoa học của sinh đẻ kế hoạch; các bước lập kế hoạch thực hiện kế hoạch chỉ tiêu dân số, kế hoạch hoá gia đình tại địa phương; một số kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình: thử thai, đặt, tháo dụng cụ tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn, cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và dân số - kế hoạch hoá gia đình.

20. Bệnh truyền nhiễm, xã hội

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về bệnh truyền nhiễm và kiểm soát bệnh lây nhiễm.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức cơ bản về quá trình: nhiễm khuẩn, dịch, miễn dịch; các biện pháp cách ly, điều trị bệnh truyền nhiễm tại nhà, tại cơ sở y tế và tại cộng đồng; nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, các biện pháp điều trị, cách ly một số bệnh truyền nhiễm và các bệnh xã hội thường gặp.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch; quản lý, theo dõi, chăm sóc những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội tại cơ sở y tế, tại nhà.

21. Bệnh chuyên khoa

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Thần kinh, Da liễu.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về giải phẫu - sinh lý của mắt, răng miệng, tai, mũi, họng và da; các triệu chứng chính, chẩn đoán, các phương pháp xử trí và điều trị các bệnh chuyên khoa thường gặp ở cơ sở; các biện pháp giáo dục sức khoẻ cho nhân dân tại cộng đồng về các bệnh chuyên khoa để họ biết cách phòng bệnh, tự phát hiện và đi điều trị.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh chuyên khoa thường gặp.

22. Y tế cộng đồng

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về cộng đồng, sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề y tế ở cộng đồng.

Nội dung học phần này gồm khái niệm về cộng đồng, định nghĩa sức khoẻ; xác định các vấn đề sức khoẻ cộng đồng; các bước thăm khám, chẩn đoán và lập kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại gia đình trong cộng đồng; cách thức ghi chép và quản lý hồ sơ sức khoẻ tại các trạm y tế.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng phát hiện các vấn đề sức khoẻ tại cộng đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân.

23. Y học cổ truyền

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền và một số phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.

Nội dung học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản để chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp theo y học cổ truyền, phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng y học cổ truyền tại tuyến cơ sở bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng thông thường bằng phương pháp Y học cổ truyền.

24. Phục hồi chức năng

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

Nội dung học phần này gồm các khái niệm cơ bản về quá trình tàn tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; đặc diểm người tàn tật thuộc bảy nhóm tàn tật ở tuyến xã và chỉ định phương pháp phục hồi chức năng; các biện pháp phục hồi chức năng ở địa phương; các nội dung chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng thực hiện được một số kỹ thuật để phục hồi chức năng cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ tự chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà.

25. Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng)

Các học phần này giúp học sinh ứng dụng các kiến thức, kỹ năng của các học phần: điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng, bệnh học Nội - Ngoại - Sản - Nhi - Truyền nhiễm - Y học cổ truyền vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh.

25.1. Thực tập lâm sàng điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

Thực hành các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; giải thích, động viên người bệnh an tâm, hợp tác trong quá trình chăm sóc.

25.2. Thực tập lâm sàng Nội khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại các khoa: Nội, tim mạch, hồi sức cấp cứu, lão khoa của các bệnh viện.

25.3. Thực tập lâm sàng Ngoại khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại các khoa: Ngoại, chấn thương khoa của bệnh viện đa khoa và bệnh viện ngoại khoa.

25.4. Thực tập lâm sàng Sản phụ khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa sản của bệnh viện đa khoa và bệnh viện phụ sản.

25.5.Thực tập lâm sàng Nhi khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa nhi của bệnh viện đa khoa và bệnh viện nhi.

25.6. Thực tập lâm sàng Truyền nhiễm

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm.

25.7. Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền

Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền: Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa Y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa và bệnh viện Y học cổ truyền.

Sau khi học xong các học phần lâm sàng, người học có khả năng khám, chẩn đoán, điều trị, lập bệnh án, đồng thời thực hiện được các kỹ năng chăm sóc, theo dõi, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho từng bệnh nhân thực tế, cụ thể.

25.8. Thực tập cộng đồng

Học phần này được thực hiện tại trạm y tế xã và cộng đồng dân cư để giúp học sinh thực hành các kỹ năng xác định vấn đề sức khoẻ, lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền giáo dục, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

Nội dung học phần này gồm:Làm quen về tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng bằng cách thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn, thăm hộ gia đình; phân tích, giải thích kết quả, tìm ra vấn đề sức khoẻ của cộng đồng; thực hành giáo dục sức khoẻ. Kết thúc đợt thực tập viết báo cáo kết quả thực tập tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng xác định vấn đề sức khoẻ, tư vấn giáo dục sức khoẻ, lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

26. Thực tập tốt nghiệp

Học phần này được thực hiện vào cuối khoá học tại các khoa của bệnh viện (5 tuần) và các trạm y tế xã/ phường (5 tuần) để giúp các em hoàn thiện kiến thức, kỹ năng đã học trước khi tốt nghiệp.

Nội dung học phần này gồm: Đánh giá mô hình tổ chức công tác quản lý khoa phòng và bệnh viện; mô tả và phân tích chức năng vai trò của người y sỹ; thăm khám, chẩn đoán, điều trị/xử trí một số bệnh, cấp cứu thông thường; rèn luyện kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể độc lập và phối hợp thực hiện nhiệm vụ, chức năng của người Y sỹ.

VI. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đội ngũ giáo viên

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đủ đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

- Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.

- Số lượng giáo viên phải đảm bảo để tỷ lệ số học sinh/giáo viên phù hợp theo quy định, trong đó đội ngũ giáo viên cơ hữu của các bộ môn phải đảm bảo tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo.

- Ngoài ra, giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế về y sĩ để hỗ trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Phòng thực tập chuyên ngành tại trư­ờng:

+ 01 phòng thực tập tiền lâm sàng hệ Nội.

+ 01 phòng thực tập tiền lâm sàng hệ Ngoại.

+ 01 phòng thực tập Y học cổ truyền.

Các phòng thực tập có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành đảm bảo chất l­ượng dạy/học.

- Các phòng thực tập dành cho các môn học khác trong ch­ương trình đào tạo:

+ Phòng thực tập Giải phẫu - Sinh lý.

+ Phòng thực tập Vi sinh - Ký sinh trùng.

+ Phòng thực tập điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng.

+ 01 phòng thực tập cộng đồng (bao gồm y tế học đường, sức khoẻ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm).

Các phòng thực tập có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.

- Th­ư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy - học:

+ Có bộ giáo trình về các môn học chuyên ngành Y sỹ do nhà trư­ờng biên soạn dùng để dạy - học.

+ Đảm bảo sách, tài liệu về Y học để giáo viên và học sinh tham khảo.

+ Có đủ tài liệu khác cho học sinh học tập.

- Cơ sở thực hành ngoài tr­ường:

+ Các Bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện tuyến huyện.

+ Các Bệnh viện chuyên khoa: Nhi, Sản-Phụ, Y học cổ truyền.

+ Trạm Y tế xã đ­ược nhà tr­ường chọn làm cơ sở thực hành cho học sinh Y sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền.

VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

1. Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Y sĩ quy định cụ thể về nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng, tỷ lệ giữa lý thuyết, thực hành, thực tập của khóa học 2 năm đào tạo kỹ thuật viên Y sĩ. Chương trình được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian, phù hợp với quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo.

Chương trình bao gồm các học phần chung, các học phần cơ sở, học phần chuyên môn, thực tập cơ bản và thực tập tốt nghiệp, đồng thời phân bố thời lượng đối với từng học phần, phân bố thời lượng lý thuyết, thực hành và thực tập trong các học phần và toàn bộ chương trình. Ngoài ra chương trình còn giới thiệu danh mục các học phần và mô tả nội dung từng học phần trong chương trình, xác định điều kiện thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời quy định nội dung thi tốt nghiệp khi kết thúc khóa học.

Danh mục các học phần và khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình chỉ là quy định mức tối thiểu, trong đó có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn. Các học phần bắt buộc là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức chủ yếu của mỗi chương trình, bắt buộc học sinh phải tích luỹ. Học phần tự chọn là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức cần thiết, đựơc tự chọn nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tích luỹ đủ số đơn vị học trình quy định (các học phần tự chọn được cung cấp ở phần phụ lục). Trong chương trình này quy định 1 đơn vị học trình bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30 tiết đến 45 tiết học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, tham quan, bài tập; bằng 45 giờ đến 60 giờ thực tập; 1 tiết học có thời lượng là 45 phút, 1 giờ thực tập có thời lượng là 60 phút.

2. Chương trình được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo cụ thể. Có thể kết cấu lại chương trình của các học phần tự chọn trong các học phần cơ sở và chuyên môn để phù hợp với kế hoạch đào tạo của các trường và có thể xây dựng thành chương trình đào tạo các ngành khác; trong đó khối lượng kiến thức, kỹ năng đào tạo chuyên ngành là 30% tổng khối lượng kiến thức, kỹ năng được bố trí cho các học phần chuyên môn, thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp. Có thể thiết kế chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, Đại học bằng cách bổ sung các học phần, các nội dung còn thiếu của chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học.

3. Căn cứ các quy định của chương trình khung này, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực và điều kiện cụ thể, các trường xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình và lập kế hoạch đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo từng năm học để triển khai thực hiện chương trình. Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường là những cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy về Y sĩ, cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp có liên quan đến chuyên môn, trong đó cần lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế và có uy tín tham gia xây dựng chương trình. Chương trình đào tạo cụ thể phải được tổ chức thẩm định theo Quy định về thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình trường trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu đào tạo phải được cụ thể hoá từ chương trình khung trên cơ sở chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như vị trí và nhiệm vụ phải thực hiện tại nơi làm việc mà người học cần đạt được. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo phải phù hợp định hướng mục tiêu đào tạo. Thời gian thực tập (bao gồm thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp) được xem như các học phần trong chương trình đào tạo và phải xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch chặt chẽ và được thực hiện tập trung tại trường hoặc tại các cơ sở bên ngoài nhà trường.

Kế hoạch đào tạo phải đảm bảo triển khai đúng chương trình đào tạo, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng đào tạo, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, việc bố trí các học phần phải đảm bảo tính lôgíc, thuận lợi và hiệu quả.

4. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khóa học được thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn lý thuyết tổng hợp là những kiến thức được tổng hợp từ một số học phần thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn thực hành nghề nghiệp là những kỹ năng được tổng hợp từ các nội dung phần thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành đào tạo: ĐIỀU DƯỠNG

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2010/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Điều dưỡng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe dùng chung cho các trường, các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành điều dưỡng. Sau khi học xong, người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp với chức danh điều dưỡng trung cấp.

Nội dung chương trình khung đào tạo điều dưỡng bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học, ngoại ngữ; giáo dục thể chất; pháp luật; giáo dục quốc phòng - an ninh; giải phẫu sinh lý; vi sinh - ký sinh trùng; dược lý; sức khoẻ - môi trường - vệ sinh - nâng cao sức khoẻ và hành vi con người; dinh dưỡng - tiết chế; đạo đức điều dưỡng; điều dưỡng cơ sở; tâm lý và giáo dục sức khoẻ; y học cổ truyền; kiểm soát nhiễm khuẩn; chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực; chăm sóc sức khoẻ người bệnh nội khoa; ngoại khoa, chăm sóc sức khoẻ trẻ em; phụ nữ, bà mẹ và gia đình. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức, kỹ năng điều dưỡng để được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc các cơ sở y tế ngoài công lập. Sau khi tốt nghiệp người học có thể học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học điều dưỡng.

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức

Trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

Phân tích được sự tác động của môi trường sống đối với sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Phân tích được tâm lý người bệnh, người nhà người bệnh.

Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về qui trình chăm sóc điều dưỡng.

Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản - phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp.

Trình bày được luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

2. Kỹ năng

Thực hiện được các qui trình kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản.

Thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đúng qui trình điều dưỡng.

Áp dụng được một số biện pháp chăm sóc điều dưỡng bằng y học cổ truyền cho người bệnh.

Tham gia phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương và phối hợp công tác phòng chống dịch.

Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.

Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

3. Thái độ

Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh.

Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo

Tổng số khối lượng học tập: 98 đơn vị học trình (ĐVHT)

Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Số đơn vị học trình

Số tiết (Số giờ)

Số tuần

1

Các học phần chung

22

435 tiết

2

Các học phần cơ sở

28

570 tiết

3

Các học phần chuyên môn

21

330 tiết

4

Các học phần tự chọn

5

90 tiết

5

Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng)

17

1040 giờ

26

6

Thực tập tốt nghiệp

5

280 giờ

7

Cộng

98

3. Các học phần của chương trình và thời lượng

TT

TÊN HỌC PHẦN

Số đơn vị học trình

Số tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Các học phần chung

22

17

5

435

255

180

1

Chính trị

5

4

1

90

60

30

2

Ngoại ngữ

5

4

1

90

60

30

3

Tin học

3

2

1

60

30

30

4

Giáo dục thể chất

2

1

1

60

15

45

5

Giáo dục quốc phòng - an ninh

3

2

1

75

30

45

6

Pháp luật

2

2

0

30

30

0

7

Học phần tự chọn (Một trong hai học phần sau)

2

2

0

30

30

0

7.1

Kỹ năng giao tiếp

2

2

0

30

30

0

7.2

Khởi tạo doanh nghiệp

2

2

0

30

30

0

II

Các học phần cơ sở

28

18

10

570

270

300

1

Vi sinh - Ký sinh trùng

2

2

0

30

30

0

2

Giải phẫu - Sinh lý

4

3

1

75

45

30

3

Dược lý

2

2

0

30

30

0

4

Sức khỏe - Môi trường - Vệ sinh - Nâng cao sức khỏe và hành vi con người

2

1

1

45

15

30

5

Dinh dưỡng - tiết chế

2

1

1

45

15

30

6

Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng

2

2

0

30

30

0

7

Điều dưỡng cơ sở 1

5

3

2

105

45

60

8

Điều dưỡng cơ sở 2

5

2

3

120

30

90

9

Tâm lý - Giáo dục sức khỏe

2

1

1

45

15

30

10

Y học cổ truyền

2

1

1

45

15

30

III

Các học phần chuyên môn

21

20

1

330

300

30

1

Kiểm soát nhiễm khuẩn

3

2

1

60

30

30

2

Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực

2

2

0

30

30

0

3

Chăm sóc người bệnh nội khoa 1

4

4

0

60

60

0

4

Chăm sóc người bệnh nội khoa 2

5

5

0

75

75

0

5

Chăm sóc người bệnh ngoại khoa

3

3

0

45

45

0

6

Chăm sóc sức khỏe trẻ em

2

2

0

30

30

0

7

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

2

2

0

30

30

0

IV

Các học phần tự chọn

5

4

1

90

60

30

V

Thực tập cơ bản

17

17

26

26

1

Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa 1

4

4

2

Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa 2

5

5

3

Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa

4

4

4

Thực tập chăm sóc sức khỏe trẻ em

4

4

5

Thực tập chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

4

4

6

Thực hành tự chọn

5

5

VI

Thực tập tốt nghiệp

5

5

7

7

Tổng số

98

59

39

IV. THI TỐT NGHIỆP

TT

NỘI DUNG

1

Chính trị

Nội dung thi thuộc chương trình học phần Chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2

Lý thuyết tổng hợp

2.1

Học phần cơ sở : điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2

2.2

Học phần chuyên môn

2.2.1

Chăm sóc người bệnh nội khoa

2.2.2

Chăm sóc người bệnh ngoại khoa

2.2.3

Chăm sóc sức khỏe trẻ em

2.2.4

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Chăm sóc sức khoẻ sinh sản)

3.

Thi thực hành nghề nghiệp

3.1

Thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo quy trình thực hành

V. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

1. Giáo dục quốc phòng - an ninh

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về truyền thống quân đội Nhân dân Việt Nam và nghĩa vụ của người thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung học phần gồm những kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết, làm cơ sở để người học thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ thực hiện được những thao tác kỹ thuật về: điều lệ đội ngũ, bắn súng AK, ném lựu đạn, chiến thuật tiến công và phòng ngự trong chiến đấu và rèn luyện được tác phong quân sự trong sinh hoạt, học tập, góp phần giữ vững trật tự, an ninh trong nhà trường.

2. Chính trị

Học phần này giới thiệu những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và tính tất yếu của sự đổi mới trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được những kiến thức được học vào thực tiễn rèn luyện đạo đức, học tập và công tác của bản thân.

3. Pháp luật

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Nhà nước - Pháp luật và một số luật cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc, bản chất của Nhà nước và pháp luật, kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý và vấn đề tăng cường pháp chế. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, một số ngành luật.

Sau khi học xong học phần này người học rèn luyện thói quen chấp hành pháp luật. Biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật, tôn trọng nội quy, kỷ luật học tập, kỷ cương xã hội.

4. Giáo dục thể chất

Học phần này giới thiệu vai trò và tác dụng của thể dục thể thao đối với sự phát triển con người toàn diện.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản ở một số môn thể thao thích hợp theo điều kiện của từng trường nhưng không ngoài việc rèn luyện phát triển 4 tố chất "nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo".

Sau khi học xong học phần này người học vận dụng những kiến thức đã học để thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe để học tập và công tác tốt.

5. Ngoại ngữ

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể trình bày được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, có được một vốn từ căn bản và cần thiết để có khả năng nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp thông thường ở mức tối thiểu và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ với sự trợ giúp của Từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và giao tiếp.

6. Tin học

Học phần này giới thiệu một số kiến thức chung về tin căn bản, công nghệ thông tin và truyền thông, giới thiệu khái quát hệ điều hành Windows và các phần mềm ứng dụng văn phòng.

Nội dung học phần gồm những khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông; khai thác và sử dụng máy tính; sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng cơ bản.

Sau khi học xong học phần này người học có thể sử dụng được các hệ điều hành MS-DOS, WINDOWS để vận hành và quản lý hoạt động của máy tính và thực hành được trên một số phần mềm tin học văn phòng.

7. Học phần tự chọn

7.1. Kỹ năng giao tiếp

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chung và các kỹ năng thông thường về giao tiếp trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Học phần này trước hết cần dạy cho học sinh biết trình bày một vấn đề bằng tiếng Việt một cách rõ ràng, ngắn gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Tạo cho học sinh có thói quen tự sửa chữa khi viết sai, nói sai, từ đó tạo ra sự tự tin khi cần trình bày một vấn đề trước đám đông hoặc khi tranh luận.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp; thực hiện hiệu quả các cuộc giao tiếp thông thường qua bày tỏ bằng thái độ, lời nói và văn bản; có khả năng thực hiện giao tiếp thân thiện, tổ chức tốt các cuộc họp tại nơi làm việc và thực hiện được những cuộc trao đổi công việc linh hoạt và thành công.

7.2. Khởi tạo doanh nghiệp

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức của doanh nghiệp; các nguyên tắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp; các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.

Học xong học phần này, người học trình bày các khái niệm về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức của doanh nghiệp, các nguyên tắc, lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh, các điều kiện để trở thành nhà quản lý doanh nghiệp và các thủ tục chính cần thiết khi thành lập doanh nghiệp; có khả năng xác định ngành nghề kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.

8. Vi sinh - Ký sinh trùng

Học phần này giới thiệu về hình thể, cấu trúc và tác hại của một số loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.

Nội dung học phần này cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản, cấu trúc, sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của vi sinh, ký sinh trùng gây bệnh thường gặp; mối liên quan giữa vi sinh, ký sinh trùng với sức khỏe, bệnh tật; những khái niệm cơ bản về kháng nguyên, kháng thể, quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, vắc xin và huyết thanh.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng kiến thức về vi sinh vât, ký sinh trùng để học tập, nghiên cứu các học phần như: Vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng, các bệnh truyền nhiễm.

9. Giải phẫu - Sinh lý

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản tối thiểu về vị trí, hình thể đại thể, vi thể và liên quan của các cơ quan trong cơ thể người bình thường; biết được chức năng sinh lý của từng cơ quan và các hoạt động điều hòa chức năng các cơ quan đó.

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về hình thể, cấu tạo, hoạt động chức năng và điều hoà hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể người bình thường: Giải phẫu - sinh lý hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ xương khớp; giải phẫu chi trên, chi dưới, giải phẫu đầu mặt cổ, ngũ quan; giải phẫu thân mình; giải phẫu hệ thần kinh; sinh lý máu; chuyển hoá - điều hoà nhiệt, nội tiết và hệ thần kinh trung ương.

Sau khi học xong học phần này học sinh phải vận dụng được kiến thức về giải phẫu, sinh lý để học tập, nghiên cứu áp dụng trong thực hành các kỹ thuật điều dưỡng và chăm sóc người bệnh.

10. Dược lý

Học phần giới thiệu cho học sinh những kiến thức cơ bản về thuốc và cách sử dụng thuốc.

Nội dung học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản của thuốc, sự hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc trong cơ thể; tác dụng chính, cách dùng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của một số thuốc thiết yếu; kỹ năng hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

Sau khi học phần này học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế bảo quản, sử dụng thuốc trong chăm sóc người bệnh, cộng đồng và gia đình.

11. Sức khỏe - Môi trường - Vệ sinh - Nâng cao sức khoẻ và hành vi con người

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã được học học phần Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu - Sinh lý.

Học phần này giới thiệu kiến thức cơ bản về môi trường và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nội dung học phần này cung cấp cho người học định nghĩa sức khỏe, một số yếu tố liên quan đến sức khỏe; mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe. Các biện pháp nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật; khái niệm về hành vi, hành vi sức khỏe và các biện pháp thay đổi hành vi nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật.

Sau khi học xong học phần này học sinh có khả năng phân tích được tác hại của các yếu tố môi trường đối với con người và vận dụng được kiến thức đã học vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường sống, đề phòng tai nạn và phòng chống dịch; tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng nhằm thay đổi hành vi có lợi cho con người, góp phần nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật.

12. Dinh dưỡng - tiết chế

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã được học học phần điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung học phần cung cấp những kiến thức về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm; năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý; chế độ dinh dưỡng của một số bệnh thường gặp. Giáo dục cộng đồng về ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống được một số bệnh về dinh dưỡng.

Sau khi học phần này học sinh có khả năng hướng dẫn cộng đồng cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến một bữa ăn hợp lý đối với người bình thường. Giáo dục cộng đồng về ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống một số bệnh dinh dưỡng.

13. Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng

Học phần này giới thiệu về đặc điểm nghề nghiệp của người điều dưỡng, những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành nghề nghiệp, trách nhiệm của người điều dưỡng trong việc bảo vệ quyền lợi của người bệnh khi chăm sóc họ.

Nội dung học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản về đặc điểm nghề nghiệp của người điều dưỡng, những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành nghề nghiệp, các bộ luật quy định về đạo đức điều dưỡng (của Hội điều dưỡng Việt Nam và Quốc tế), những mối quan hệ giữa đạo đức với y đức và vị trí của nó trong thực hành điều dưỡng.

Sau khi học xong học phần này người học xác định được nghề nghiệp và vị trí cũng như vai trò, trách nhiệm của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và cộng đồng.

14. Tâm lý - Giáo dục sức khỏe

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học các học phần: điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2, Sức khỏe - Môi trường - Vệ sinh - Nâng cao sức khỏe và hành vi con người, Dinh dưỡng - Tiết chế.

Học phần này giới thiệu những khái niệm cơ bản về tâm lý và tâm lý y học, những kiến thức cơ bản và kỹ năng giao tiếp, tư vấn và giáo dục sức khoẻ.

Nội dung học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản về các kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình họ và cộng đồng trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Sau khi học xong học phần này người học có thể ứng dụng để lập kế hoạch và thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe; giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình họ nhằm tại điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng.

15. Điều dưỡng cơ sở 1

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã được học các học phần: Giải phẫu - Sinh lý, Vi sinh vật - Ký sinh trùng, Dược lý, điều dưỡng; nghề nghiệp và đạo đức điều dưỡng; Dinh dưỡng - Tiết chế.

Học phần này giới thiệu cho người học những kiến thức về lịch sử điều dưỡng, tổ chức ngành điều dưỡng và vị trí của điều dưỡng trong hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam, chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng; những kiến thức cơ bản về điều dưỡng và qui trình điều dưỡng.

Nội dung học phần này cung cấp kiến thức về lịch sử điều dưỡng, hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng, vị trí của điều dưỡng trong hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam; những nguyên tắc cơ bản của điều dưỡng, vai trò, chức năng của người điều dưỡng; nhu cầu cơ bản của con người và mối liên quan đến công tác điều dưỡng; mục đích, nguyên tắc áp dụng và không áp dụng các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; qui trình của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản; các tai biến và cách xử trí trong, sau quá trình chăm sóc người bệnh.

Sau khi học xong học phần người học hiểu rõ hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng, chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về điều dưỡng để chăm sóc cho người bệnh và cộng đồng.

16. Điều dưỡng cơ sở 2

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học điều dưỡng cơ sở 1.

Học phần này giới thiệu cho người học một số kiến thức, kỹ thuật cơ bản về chăm sóc người bệnh.

Nội dung học phần này cung cấp những kiến thức về mục đích, nguyên tắc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; qui trình của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản; các tai biến và cách xử trí trong, sau quá trình chăm sóc người bệnh.

Sau khi học xong học phần này người học có thể thực hiện đúng các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; giải thích, động viên người bệnh an tâm, hợp tác trong quá trình chăm sóc.

17. Y học cổ truyền

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học học phần: Giải phẫu - Sinh lý, điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu cho người học một số kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền và một số phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.

Nội dung học phần này cung cấp một số khái niệm cơ bản về lý luận y học cổ truyền; nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng để nhận định được một số bệnh, chứng bệnh thường gặp, sử dụng thuốc nam, châm cứu và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc để phòng và chữa một số bệnh, chứng bệnh thường gặp.

18. Kiểm soát nhiễm khuẩn

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học xong học phần: Vi sinh - Ký sinh vật, Sức khỏe - Môi trường - Vệ sinh - Nâng cao sức khỏe và hành vi con người.

Học phần này giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về dịch tễ học, nhiễm khuẩn và truyền nhiễm; nhiễm khuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Nội dung học phần này cung cấp khái niệm về quá trình dịch, nhiễm khuẩn bệnh viện, nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người bệnh, nhân viên y tế; mục đích, chỉ định của các kỹ thuật phòng ngừa khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn; cách phân loại và quản lý chất thải trong y tế.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng vào việc phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đồng thời phòng và xử trí được các tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

19. Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học học phần: Chăm sóc người bệnh nội khoa, Chăm sóc người bệnh ngoại khoa.

Học phần này giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực.

Nội dung học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về chăm sóc một số trường hợp cấp cứu, nguy kịch và các trường hợp cấp cứu đặc biệt.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể vận dụng để thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong chăm sóc người bệnh cấp cứu, nguy kịch, chăm sóc người bệnh trong trường hợp đặc biệt như ngộ độc.

20. Chăm sóc người bệnh nội khoa 1

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã được học các học phần: điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản của một số bệnh nội khoa, một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người lớn.

Nội dung học phần cung cấp cho người học nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh và hội chứng nội khoa, bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người lớn; cách nhận định một số dấu hiệu, triệu chứng một số bệnh thường gặp và thực hiện kế hoạch chăm sóc một người bệnh cụ thể.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng để nhận định một số dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh thường gặp và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh mắc một số bệnh nội khoa, truyền nhiễm thường gặp ở người lớn.

21. Chăm sóc người bệnh nội khoa 2

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã được học các học phần chăm sóc người bệnh nội khoa 1.

Học phần này giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về sức khỏe người cao tuổi và một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần và phục hồi chức năng cho một số bệnh thường gặp.

Nội dung học phần cung cấp cho người học một số đặc điểm tâm - sinh lý của người cao tuổi; nguyên nhân, triệu chứng một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi; các khái niệm sức khỏe tâm thần, các liệu pháp tâm lý và ứng dụng liệu pháp tâm lý trong chăm sóc người bệnh. Đặc điểm lâm sàng và hậu quả của các vấn đề về sức khỏe tâm thần; cách chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng. Một số khái niệm cơ bản về Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu; mức độ khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật thường gặp. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người tàn tật và một số bệnh thường gặp.

Học xong học phần này, người học có thể vận dụng để nhận định được một số dấu hiệu, triệu chứng cơ bản, thực hiện kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người bệnh tâm thần và thực hiện được một số kỹ thuật phục hồi chức năng thông thường cho người bệnh.

22. Chăm sóc người bệnh ngoại khoa

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học các học phần: điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở người lớn.

Nội dung học phần cung cấp cho người học nguyên nhân của một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở người lớn; cách chăm sóc một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở người lớn.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể vận dụng để nhận định, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở người lớn.

23. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học các học phần: điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về sự phát triển, chế độ dinh dưỡng và một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nội dung học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu - sinh lý và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ qua các thời kỳ; nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và biện pháp phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ em; chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ khỏe mạnh và trẻ bị bệnh.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể vận dụng để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ bệnh, hướng dẫn chế độ nuôi dưỡng và cách chăm sóc trẻ cho bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.

24. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

Điều kiện tiên quyết: học phần này được thực hiện sau khi học sinh đã học các học phần: điều dưỡng cơ sở 1, điều dưỡng cơ sở 2.

Học phần này giới thiệu cho người học một số kiến thức cơ bản về sức khỏe của người phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh, các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.

Nội dung học phần này cung cấp kiến thức về đặc điểm bộ máy sinh dục nữ và những dấu hiệu bất thường của sức khỏe phụ nữ; các dấu hiệu và cách chăm sóc sản phụ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và thời kỳ hậu sản. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh và các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh; các biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Sau khi học xong học phần này, học sinh có thể vận dụng để thực hiện các kỹ năng cơ bản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ sơ sinh, tư vấn và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

25. Thực tập cơ bản

Điều kiện tiên quyết: học sinh đã đạt các kỹ năng thực hành tại trung tâm hoặc phòng đào tạo kỹ năng của nhà trường.

25.1. Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa 1

Học phần này giúp cho người học thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa tại khoa nội của các bệnh viện.

Nội dung học phần này yêu cầu người học phải thực hành các kỹ năng nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể. Thực hành các qui trình kỹ thuật điều dưỡng để chăm sóc người bệnh.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể thực hiện được việc lập kế hoạch chăm sóc và một số qui trình kỹ thuật chăm sóc người lớn bệnh nội khoa theo quy định.

25.2. Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa 2

Học phần này giúp cho người học thực hành chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Viện hoặc khoa lão khoa, người bệnh cấp cứu tại khoa hồi sức cấp cứu hoặc khoa điều trị tích cực, người bệnh tâm thần tại khoa tâm thần hoặc viện sức khỏe tâm thần, phục hồi chức năng cho người bệnh tại khoa phục hồi chức năng - vật lý trị liệu hoặc bệnh viện phục hồi chức năng.

Nội dung học phần này yêu cầu người học phải thực hành các kỹ năng, nhận định một số dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh thường gặp và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể hoặc quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng quy định.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể thực hiện được việc nhận định một số dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh thường gặp và thực hiện một số qui trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh hoặc quy trình kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh theo quy định.

25.3. Thực tập chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa

Học phần này giúp cho người học thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa tại khoa ngoại của các bệnh viện.

Nội dung học phần này yêu cầu người học phải thực hành các kỹ năng nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể. Thực hành các qui trình kỹ thuật điều dưỡng để chăm sóc người bệnh.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể thực hiện được việc lập kế hoạch chăm sóc và một số qui trình kỹ thuật chăm sóc người lớn bệnh ngoại khoa theo quy định.

25.4. Thực tập chăm sóc sức khỏe trẻ em

Học phần này giúp cho người học thực hành các kỹ năng chăm sóc sức khỏe trẻ em tại các khoa nhi, khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện nhi hoặc khoa nhi của các bệnh viện đa khoa.

Nội dung học phần này yêu cầu người học phải thực hành các kỹ năng nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể. Thực hành tư vấn về chế độ nuôi dưỡng trẻ cho các bà mẹ.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể thực hiện được việc lập kế hoạch chăm sóc và một số qui trình kỹ thuật chăm sóc trẻ bệnh theo quy định, tư vấn được về chế độ nuôi dưỡng trẻ cho các bà mẹ.

25.5. Thực tập chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

Học phần này giúp cho người học thực hành các kỹ năng chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình tại các khoa bệnh viện phụ - sản hoặc khoa sản của các bệnh viện đa khoa.

Nội dung học phần này yêu cầu người học phải thực hành các kỹ năng nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh cụ thể, thực hành các qui trình kỹ thuật điều dưỡng sản phụ khoa để chăm sóc thai sản phụ và người bệnh. Thực hành tư vấn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và các biện pháp sinh đẻ kế hoạch cho các bà mẹ.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể thực hiện được việc lập kế hoạch chăm sóc và một số qui trình kỹ thuật chăm sóc sản phụ khoa theo quy định, tư vấn được về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và các biện pháp sinh đẻ kế hoạch cho các bà mẹ.

26. Thực tập tốt nghiệp

Điều kiện tiên quyết: học sinh đã hoàn thành toàn bộ chương trình lý thuyết, thực hành tại trường, thực tập cơ bản theo quy định.

Học phần này giúp cho người học thực tập tại các khoa của các bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh - thành phố, bệnh viện tuyến huyện tại các khoa nội - ngoại - nhi (6 tuần) và tại các trạm y tế xã - phường (2 tuần).

Nội dung học phần này giúp người học hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cơ bản như: thực hiện thành thạo các qui trình kỹ thuật điều dưỡng để chăm sóc người bệnh, nhận định các dấu hiệu bệnh và chăm sóc một số bệnh thường gặp ở người lớn, người cao tuổi và trẻ em; áp dụng qui trình điều dưỡng cộng đồng để lập kế hoạch chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, giúp học sinh thực hiện chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng, ghi chép và quản lý hồ sơ sức khỏe tại trạm y tế.

Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được việc lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh, áp dụng các qui trình kỹ thuật điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và tư vấn giáo dục sức khỏe.

VI. CÁC KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đủ đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

- Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp hiện hành và Quy định về tiêu chuẩn ngành điều dưỡng của Bộ Y tế ban hành.

- Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo quy định, trong đó đội ngũ giáo viên cơ hữu của các bộ môn phải đảm bảo tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo.

- Ngoài ra, giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế về chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, ngoài cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học dùng chung cho các ngành đào tạo, cơ sở đào tạo phải chuẩn bị các phòng học theo đúng các tiêu chuẩn quy định hiện hành.

- Phòng học lý thuyết: có đủ diện tích, âm thanh và ánh sáng.

- Phòng thực tập Giải phẫu - Sinh lý.

- Phòng thực tập Vi sinh - Ký sinh trùng.

- Phòng thực tập Dược lý - Y học cổ truyền.

- Phòng thực tập Vệ sinh phòng bệnh - Dinh dưỡng.

- Phòng thực hành điều dưỡng.

- Phòng thực hành Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu.

- Phòng thực tập Ngoại ngữ.

- Phòng thực tập Tin học.

Các phòng thực tập phải có đủ dụng cụ, mô hình, trang thiết bị theo quy định hiện hành.

- Thư viện: có đủ sách, giáo trình theo các học phần được quy định trong chương trình đào tạo, có thư viện điện tử.

- Cơ sở thực tập và thực tế tốt nghiệp: các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tỉnh/ thành phố, quận/ huyện.

Các bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện điều dưỡng - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và các chuyên khoa lẻ.

VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ

1. Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành điều dưỡng quy định cụ thể về nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng, tỷ lệ giữa lý thuyết, thực hành, thực tập của khóa học 2 năm đào tạo kỹ thuật viên điều dưỡng. Chương trình được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian, phù hợp với quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo.

Chương trình bao gồm các học phần chung, các học phần cơ sở, học phần chuyên môn, thực tập cơ bản và thực tập tốt nghiệp, đồng thời phân bố thời lượng đối với từng học phần, phân bố thời lượng lý thuyết, thực hành và thực tập trong các học phần và toàn bộ chương trình. Ngoài ra chương trình còn giới thiệu danh mục các học phần và mô tả nội dung từng học phần trong chương trình, xác định điều kiện thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời quy định nội dung thi tốt nghiệp khi kết thúc khóa học.

Danh mục các học phần và khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình chỉ là quy định mức tối thiểu, trong đó có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn. Các học phần bắt buộc là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức chủ yếu của mỗi chương trình, bắt buộc học sinh phải tích luỹ. Học phần tự chọn là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức cần thiết, được tự chọn nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tích lũy đủ số đơn vị học trình quy định (các học phần tự chọn được cung cấp ở phần phụ lục). Trong chương trình này quy định 1 đơn vị học trình bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30 tiết đến 45 tiết học thực hành, thí nghiệm, thảo luận, tham quan, bài tập; bằng 45 giờ đến 60 giờ thực tập; 1 tiết học có thời lượng là 45 phút, 1 giờ thực tập có thời lượng là 60 phút.

2. Chương trình được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo cụ thể. Có thể kết cấu lại chương trình của các học phần tự chọn trong các học phần cơ sở và chuyên môn để phù hợp với kế hoạch đào tạo của các trường và có thể xây dựng thành chương trình đào tạo các ngành khác; trong đó khối lượng kiến thức, kỹ năng đào tạo chuyên ngành là 30% tổng khối lượng kiến thức, kỹ năng được bố trí cho các học phần chuyên môn, thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp. Có thể thiết kế chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, Đại học bằng cách bổ sung các học phần, các nội dung còn thiếu của chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học.

3. Căn cứ các quy định của chương trình khung này, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực và điều kiện cụ thể, các trường xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình và lập kế hoạch đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo từng năm học để triển khai thực hiện chương trình. Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường là những cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy về điều dưỡng, cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp có liên quan đến chuyên môn, trong đó cần lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế và có uy tín tham gia xây dựng chương trình. Chương trình đào tạo cụ thể phải được tổ chức thẩm định theo Quy định về thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình trường trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu đào tạo phải được cụ thể hoá từ chương trình khung trên cơ sở chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như vị trí và nhiệm vụ phải thực hiện tại nơi làm việc mà người học cần đạt được. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo phải phù hợp định hướng mục tiêu đào tạo. Thời gian thực tập (bao gồm thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp) được xem như các học phần trong chương trình đào tạo và phải xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch chặt chẽ và được thực hiện tập trung tại trường hoặc tại các cơ sở bên ngoài nhà trường.

Kế hoạch đào tạo phải đảm bảo triển khai đúng chương trình đào tạo, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng đào tạo, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, việc bố trí các học phần phải đảm bảo tính lôgíc, thuận lợi và hiệu quả.

4. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khóa học được thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn lý thuyết tổng hợp là những kiến thức được tổng hợp từ một số học phần thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn thực hành nghề nghiệp là những kỹ năng được tổng hợp từ các nội dung phần thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 19/2010/TT-BGDĐT ban hành chương trình khung khối ngành khoa học sức khỏe trình độ trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 19/2010/TT-BGDĐT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 05/07/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Phạm Vũ Luận
  • Ngày công báo: 05/08/2010
  • Số công báo: Từ số 443 đến số 444
  • Ngày hiệu lực: 18/08/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản