BỘ NGOẠI THƯƠNG Số : 178-BNT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1963 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
Kính gửi: | Tổng Công ty xuất nhập khẩu, |
Công tác ngoại thương ngày càng phát triển, nhưng tiêu chuẩn trang bị phòng hộ lao động quy định trong thông tư số 62-BNT ngày 27-4-1962 của bộ đã ban hành, nay không còn thích hợp nữa.
Để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và cải thiện dần dần điều kiện làm việc cho công nhân, viên chức, không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Dựa vào thông tư số 13-LĐ-TT ngày 29-6-1962 của Bộ Lao động và tình hình thực tế qua quá trình thực hiện chế độ trang bị bảo hộ lao động trong ngành, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Lao động và Tổng công đoàn, bộ ban hành thông tư này nhằm quy định rõ hơn các nguyên tắc cấp phát, sử dụng, bảo quản và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc thi hành chế độ trang bị phòng hộ lao động.
I. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ CẤP PHÁT TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
A. Điều kiện được trang bị.
Khi công nhân, viên chức làm việc trong một hay nhiều điều kiện sau đây thì được trang bị dụng cụ phòng hộ lao động:
1. Làm việc trực tiếp trong những nơi có chất độc, hơi độc, hôi thối, bẩn thỉu ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Làm việc ở một trong những điều kiện không bình thường như:
- Nóng hay lạnh quá mức bình thường;
- Ánh sáng quá chói có hại đến mắt;
- Nhiều bụi quá tiêu chuẩn quy định;
- Lầy lội, nước bẩn ăn lở loét chân tay;
- Tiếp xúc với vật nhọn, sắc cạnh, cọ sát của vật nặng, ráp, có thể bị xây xát cơ thể;
- Tiếp xúc với vật bị nung nóng, nước sôi có thể làm cháy bỏng da, hoặc bị những mảnh kim loại khoáng sản bắn vào mắt;
- Thường xuyên phải lưu động ngoài trời chịu ảnh hưởng của mưa vì không thể nghỉ để trú ẩn được.
3. Làm việc trong những điều kiện nguy hiểm như tiếp xúc với thiết bị có điện thế cao trên 56 vôn.
- Làm việc trên cao.
B. Đối tượng được trang bị dụng cụ phòng hộ lao động.
1. Công nhân, viên chức làm việc với những điều kiện như trên đã quy định ở các đơn vị xí nghiệp, công ty, các kho trạm, các công trường… thuộc Bộ Ngoại thương không phân biệt thường xuyên hay thời vụ, kể cả những người đang ở thời kỳ học nghề (trừ những người làm khoán tự do theo lối gia công) đều được cấp phát hoặc cho mượn những dụng cụ phòng lao động cần thiết.
2. Cán bộ, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ kiểm tra, cán bộ lãnh đạo xí nghiệp, công ty khi tiếp xúc với công việc có một hay nhiều điều kiện nói trên cũng được đơn vị cho mượn dụng cụ phòng hộ lao động trong thời gian làm việc.
3. Đối với những công việc không làm thường xuyên, nhưng khi làm cần thiết phải có trang bị phòng hộ lao động thì đơn vị được mua sắm một số dự phòng để dùng khi làm công việc đó.
4. Đối với những công việc không gây nhiều độc và nguy hiểm mà chỉ làm trong một thời gian ngắn, sau đó lại đi làm việc khác, không gây nhiễm độc lắm, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không nhất thiết phải trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định (thí dụ quần áo, mũ vải v.v... cho thợ sửa chữa máy) trái lại đối với những công việc dễ nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc nguy hiểm đến tính mạng công nhân, thì mặc dù chỉ làm trong một thời gian rất ngắn cũng phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo tiêu chuẩn quy định. Thí dụ: công nhân trực tiếp với điện…
II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VÀ GIỮ GÌN DỤNG CỤ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1. Dụng cụ phòng hộ lao động là tài sản chung của Nhà nước. Các đơn vị cấp phát có trách nhiệm bảo quản theo dõi kiểm tra việc sử dụng không để lãng phí mất mát gây thiệt hại cho công quỹ và tài sản chung của Nhà nước.
2. Những cán bộ, công nhân được cấp phát hoặc được mượn dụng cụ trang bị phòng hộ lao động có trách nhiệm bảo quản tốt và sử dụng trong giờ làm việc không được sử dụng ngoài giờ làm việc.
3. Trước khi giao dụng cụ phòng hộ lao động cho công nhân sử dụng đơn vị cần hướng dẫn thành thạo cách sử dụng và giữ gìn dụng cụ đó. Quy định trách nhiệm của người sử dụng nếu để mất mát.
4. Những dụng cụ dùng vào việc cách điện, đề phòng nhiễm độc, dây an toàn… cần kiểm tra nghiệm thử trước khi cấp phát cho công nhân và phải thử lại sau từng thời gian sử dụng. Trước khi sử dụng công nhân cũng phải kiểm tra lại chất lượng của các dụng cụ phòng hộ lao động.
5. Mỗi đơn vị cần có kho, tủ đựng những dụng cụ phòng hộ lao động và phân công một nhân viên kiêm việc bảo quản giao nhận.
6. Dụng cụ phòng hộ khi đã hết hạn mà không còn dùng nữa công nhân sẽ đem đổi lấy thứ mới và từng thời gian phải lập biên bản xác nhận (Hội đồng gồm thủ trưởng đơn vị đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên lao động xí nghiệp).
7. Mỗi cá nhân hay bộ phận được cấp phát trang bị phòng hộ lao động phải có sổ hay phiếu ghi rõ dụng cụ được cấp phát hoặc thay đổi để tiện việc theo dõi.
8. Trường hợp cá nhân hay tập thể bộ phận làm mất hoặc hỏng trang bị phòng hộ lao động mà không có lý do xác đáng thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà phê bình, cảnh cáo hoặc phải đền lại bằng tiền một phần hay toàn phần số tiền mua sắm, trong khi xét việc đó đơn vị phải cấp phát cái mới cho công nhân làm việc để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe.
9. Để khuyến khích những người có thành tích trong việc sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ lao động, hàng năm đơn vị được trích một khoản tiền bằng 20% giá trị tiết kiệm được của những dụng cụ phòng hộ lao động đã được sử dụng lâu hơn thời gian quy định để thưởng cho những người có ý thức tiết kiệm giữ gìn tốt trang bị đó.
Tuy nhiên, phải hết sức chú ý đến đảm bảo an toàn nghĩa là không vì tiết kiệm mà không sử dụng trang bị phòng hộ lao động trong khi làm việc. Việc khen thưởng này chỉ áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất và đối với những đơn vị có tính toán được thời gian sử dụng rõ ràng như quần áo, giầy ủng…
10. Trường hợp thuyên chuyển công tác thì phải trả lại tất cả dụng cụ phòng hộ lao động cho đơn vị cũ.
Căn cứ vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định trên đây các đơn vị phải tiến hành những công việc như sau:
a) Hàng năm vào quý 3 lập kế hoạch bảo hộ lao động cho năm sau gửi về bộ duyệt vào đầu quý 4, kế hoạch này sau khi được duyệt những hàng hóa sản xuất được ở trong nước thì dự trù kế hoạch trang bị phòng hộ lao động sẽ gửi cho công ty bách hóa, công ty bông, vải, sợi ở địa phương. Những hàng phải mua ở nước ngoài thì gửi lên bộ để kịp ghi vào kế hoạch nhập khẩu năm tới.
b) Mua sắm các dụng cụ phòng hộ lao động hướng dẫn cho cán bộ, công nhân cách sử dụng bảo quản kiểm tra, nghiệm thử những dụng cụ đòi hỏi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối như mặt nạ, găng cách điện v.v...
c) Cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động căn cứ vào yêu cầu trang bị phòng hộ lao động, cùng bộ phận kế hoạch tài vụ lập thành dự trù kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm và trình lên cấp trên xét duyệt xin kinh phí.
d) Từng đơn vị xây dựng một nội quy cụ thể về cấp phát, sử dụng và gìn giữ các trang bị phòng hộ lao động. Nội quy này sẽ được thông qua công đoàn cùng cấp rồi tổ chức cho công nhân, viên chức học tập và thực hiện.
Thông tư này thi hành trong các đơn vị thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh và cục Kiểm nghiệm hàng hóa, cục Hải quan, trường ngoại thương thuộc ngành ngoại thương.
Thông tư này thay thế cho thông tư 62-BNT ngày 27-4-1962 của Bộ Ngoại thương, có kèm theo bản quy định tiêu chuẩn trang bị phòng hộ lao động cho các loại công nhân, viên chức trong ngành và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Để việc thi hành chế độ này có kết quả tốt, bộ yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng trang bị phòng hộ lao động trong công nhân, viên chức tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đồng thời thu thập kinh nghiệm và mắc mứu khó khăn phản ảnh về bộ để nghiên cứu bổ sung được đầy đủ và ngày càng thích hợp hơn.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI THƯƠNG |
CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
Công việc cần trang bị | Cần đề phòng | Được trang bị | Thời hạn dùng | Chú thích |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Công nhân chế biến ớt xuất khẩu (ớt tán thành bột) | Bụi ớt xông lên mặt mũi và bám vào quần áo ảnh hưởng sức khỏe | Khẩu trang Mũ vải công nhân Yếm choàng Kính bảo vệ mắt | 3 tháng 2 năm 1 năm rưỡi không thời hạn | |
2. Công nhân chế biến lông gà, vịt và rửa lông cừu | Bụi bay vào mắt mũi, dính vào quần áo, hơi độc, hôi hám | Khẩu trang Mũ vải công nhân Giày hay ủng Yếm ni-lông Quần áo công nhân Kính bảo vệ mắt | 3 tháng 2 năm 1 năm 2 năm 1 năm Không thời hạn | Loại đặc biệt Ủng cho công nhân rửa lông cừu Cho công nhân lông vũ |
3. Công nhân chế biến lông gà, vịt ở Cầu tiên và xâu chọn lông ở xí nghiệp lông vũ Hải Phòng | Bụi | Khẩu trang Mũ vải hay khăn vuông Kính che bụi Áo choàng | 3 tháng 2 năm Không thời hạn 18 tháng | vải xanh |
4. Công nhân chế biến xương trâu bò | Mùi hôi thối và xương nhọn đâm vào chân | Khẩu trang Yếm Giày vải Găng vải bạt | 4 tháng 1 năm 1 năm 6 tháng | |
5. Công nhân chế biến bột sắn xuất khẩu | Bụi | Mũ vải công nhân Khẩu trang Yếm | 2 năm 4 tháng 18 tháng | Có thể thay bằng khăn vuông cho phụ nữ |
6. Công nhân thu mua gà, vịt, ngan, ngỗng | Bụi | Khẩu trang Yếm | 4 tháng 18 tháng | |
7.Công nhân chế biến vừng đen | Bụi | Khẩu trang Yếm Khăn vuông | 3 tháng 18 tháng 2 năm | Có thể may mũ vải công nhân |
8. Công nhân dắt trâu bò ở miền ngược về để xuất khẩu | Mưa nắng | Nón hay mũ lá già Áo mưa ngắn Giày vải hay dép cao-su | 1 năm 3 năm 1 năm | Nếu là dép cao-su thì 2 năm mỗi năm thay quai một lần |
9. Công nhân chăn nuôi thú rừng | Mùi hôi thối, nước ăn chân, phân nước giải dây vào áo quần | Khẩu trang Mũ vải công nhân Quần áo Ủng | 4 tháng 2 năm 18 tháng 1 năm | |
10. Chăn dê và chăn trâu | Mưa ướt | Mũ lá Giầy vải Nylon hay áo mưa ngắn | 1 năm 1 năm 3 năm | Ny lon thì 2 năm |
11. Công nhân thu mua tắc kè | Tắt kè cắn vào tay | Găng vải bạt | 12 tháng | |
12. Thú y ở trạm nuôi thú rừng | Khỉ cắn lây bệnh | Khẩu trang Mũ vải công nhân Áo choàng Găng vải bạt | 4 tháng 2 năm 18 tháng 12 tháng | |
13. Công nhân phơi cá | Tanh hôi xương dầm phải tay | Khẩu trang Yếm Găng vải bạt | 4 tháng 18 tháng 1 năm | |
14. Công nhân nấu cám nuôi gia súc | Nóng bụi | Mũ vải công nhân Găng tay vải bạt Ủng Quần yếm | 2 năm 1 năm 1 năm 1 năm | |
15. Công nhân mổ gà vịt xuất khẩu | Mùi tanh hôi, nước ăn chân | Khẩu trang Mũ vải công nhân Áo choàng Ủng | 4 tháng 2 năm 1 năm 1 năm | |
16. Công nhân chế biến hoa quả hộp xuất khẩu | A-xít trong hoa quả ăn da tay, nước ăn chân | Khẩu trang Áo choàng Mũ vải công nhân Ủng Găng cao-su | 4 tháng 1 năm 2 năm 1 năm 1 năm | Chỉ dùng khi gọt dứa hay đu đủ |
17. Công nhân làm ở kho ướp lạnh | Chống rét | Khẩu trang Áo choàng Mũ bông Giày vải cao cổ Bít tất dài Quần áo bông | 4 tháng 1 năm Không thời hạn 1 năm 6 tháng Không thời hạn | |
18. Công nhân ở bộ phận máy kho lạnh | Chống rét, hơi amoniac | Mũ vải công nhân Quần áo công nhân Khẩu trang Mặt nạ Mũ bông Quần áo bông Giày cao cổ Bít tất dài | 2 năm 1 năm 6 tháng Không thời hạn Không thời hạn Không thời hạn 2 năm 1 năm | Mỗi thứ sắm độ 3, 4 cái cho mỗi ca |
19. Công nhân làm hộp sắt ở xí nghiệp hoa quả | Sây sát tay chân quần áo | Mũ công nhân Găng vải bạt Quần yếm | 2 năm 6 tháng 1 năm | |
20. Công nhân rửa chai lọ ở xí nghiệp hoa quả | Ướt | Áo choàng nylon Mũ vải công nhân Ủng | 1 năm 2 năm 1 năm | |
21. Công nhân đứng máy hoa quả và thanh trùng hộp | Dầu mở bỏng tay | Mũ vải công nhân Quần yếm Khẩu trang Găng tay vải | 2 năm 1 năm 6 tháng 6 tháng | |
22. Công nhân đốt lò nướng bánh và nấu nước đường | Bụi nóng | Mũ vải công nhân Quần áo Khẩu trang Ủng hoặc giày Găng vải Kính râm | 2 năm 1 năm 4 tháng 1 năm 6 tháng Không thời hạn | |
23. Công nhân hàn hộp thủ công | Bụi nóng | Yếm vải | 1 năm | |
24. Công nhân chế biến sơn ta | Sơn dây ra tay và quần áo | Khẩu trang Mũ công nhân Găng vải bạt Giày vải Quần áo | 4 tháng 2 năm 6 tháng 1 năm 1 năm | |
25. Công nhân chế biến song, mây, tre, xuất khẩu | Nóng bỏng tay chân | Đệm vai bằng vải Yếm Găng vải bạt Ủng | 1 năm 18 tháng 6 tháng 1 năm | Chỉ dùng ủng khi ra hàng |
26. Công nhân uốn cần câu, gậy trúc | Chống nóng | Yếm vải Găng vải bạt | 18 tháng 6 tháng | |
27. Công nhân cất tinh dầu | Bụi có dầu bám vào quần áo, tóc, tay chân bị sây sát, nóng | Khẩu trang Mũ vải công nhân Găng vải bạt Quần áo 1 đôi kính cho mỗi ca. | 3 tháng 2 năm 6 tháng 1 năm Không thời hạn | |
28. Công nhân sấy bằng máy ở xí nghiệp 24 | Bụi có dầu dính vào quần áo nước, sây sát tay | Khẩu trang Mũ vải Găng vải Quần yếm | 3 tháng 2 năm 6 tháng 1 năm | |
29. Công nhân nghiền ở xí nghiệp 24 | Bụi có dầu dính vào quần áo nước ăn chân | Khẩu trang Mũ vải công nhân Găng vải bạt Quần áo lao động Kính sản xuất | 3 tháng 2 năm 6 tháng 1 năm Không thời hạn | |
30. Công nhân ép dầu | Bụi dầu dính vào quần áo, đầu tóc, nước ăn chân | Khẩu trang Mũ vải công nhân Giày vải bạt Găng vải bạt Quần áo lao động | 3 tháng 2 năm 1 năm 6 tháng 1 năm | |
31. Công nhân súc thùng và đóng thành phẩm (các loại dầu) | Dầu mỡ dính vào quần áo, hơi sút bay vào mắt | Khẩu trang Mũ vải công nhân Ủng 1 đôi Găng vải bạt Quần yếm | 4 tháng 2 năm 1 năm 6 tháng 1 năm | Dùng cho đơn vị khi cần thì dùng |
32. Công nhân sửa chữa điện | Tia lửa điện bắn vào người, điện giật | Quần yếm Giày vải đế cao-su Ủng 1 đôi Găng cao-su cách điện Kính bảo vệ mắt | 1 năm 1 năm 2 năm cho đơn vị Không thời hạn - nt - | |
33. Công nhân sửa chữa cơ khí | Dầu mỡ bụi sây sát tay chân | Mũ vải công nhân Găng vải bạt Giày vải bạt Quần áo công nhân | 2 năm 6 tháng 1 năm 1 năm | Riêng hoa quả chưa cần thiết giày |
34. Công nhân tiện mài | Bụi, sây sát tay | Mũ vải công nhân Quần yếm Găng vải bạt Kính sản xuất | 2 năm 1 năm 6 tháng Không thời hạn | |
35. Bơm nước | Dầu mỡ điện giật | Mũ vải Quần yếm Dép cao-su Găng cao su cách điện | 2 năm 1 năm 1 năm Không thời hạn | Hai thứ này chỉ cấp cho nơi không có máy tự động |
36. Công nhân chế biến hương liệu (gom lắc) | Nóng bụi | Mũ vải công nhân Khẩu trang Găng vải bạt Yếm Kính sản xuất | 2 năm 3 tháng 6 tháng 1 năm rưỡi Không thời hạn | |
37. Công nhân hàn điện và hàn hơi | Bụi, sây sát tay chân, chói mắt | Mũ vải công nhân Yếm da Kính hàn mầu Găng da Giày vải bạt Quần áo | 2 năm Không thời hạn - nt – - nt – 1 năm 1 năm | |
38. Công nhân đốt lửa nồi hơi | Nóng bụi và chói mắt | Bao mặt vải Khẩu trang Găng vải bạt Giày vải Quần áo Mũ vải công nhân Kính dâm bảo vệ mắt | 1 năm 3 tháng 1 năm 1 năm 1 năm 2 năm Không thời hạn | 4 tháng nếu làm ở bộ phận than sỉ |
39. Công nhân điều khiển máy cưa đĩa, sọc, vòng | Bụi, gỗ văng vào người | Khẩu trang Mũ vải công nhân Bác tay Kính bảo vệ mắt Yếm da che ngực, bụng Găng vải bạt Quần áo công nhân | 4 tháng 2 năm Không thời hạn - nt – - nt – 4 tháng 1 năm | Đứng máy |
40. Công nhân hốt mùn cưa | Bụi | Khẩu trang Mũ vải công nhân Kính Yếm | 4 thánh 2 năm Không thời hạn 1 năm | |
41. Công nhân đánh vec-ni | Thuốc ăn da ngón tay | Khẩu trang Cao-su bọc ngón tay | 4 tháng 3 tháng | |
42. Công nhân tầm thuốc gỗ | Thuốc ăn da tay, nước ăn chân, bẩn quần áo | Khẩu trang Mũ vải công nhân Găng cao-su Yếm Đệm vai Ủng | 4 tháng 2 năm 1 năm 1 năm 1 năm 1 năm | |
43. Công nhân vận chuyển ván sàn | Bụi | Găng vải bạt Khẩu trang Mũ vải công nhân Yếm Đệm vai | 6 tháng 4 tháng 2 năm 1 năm 1 năm | |
44. Xẻ gỗ ngoài trời | Bụi | Mũ vải công nhân Khẩu trang Kính trắng | 2 năm 6 tháng Không thời hạn | |
45. Công nhân nuôi và lấy nọc rắn | Nọc độc dây dính vào quần áo và hơi độc bay vào mắt mũi | Mũ vải Khẩu trang Áo choàng Găng nilon Ủng Yếm Kính | 2 năm 6 tháng 2 năm Không thời hạn 1 năm 2 năm Không thời hạn | (Khi bắt rắn) (Dùng khi lấy nọc) |
46. Công nhân chế biến gừng, cạo quế v.v... | Bụi | Kính Khẩu trang Yếm | Không thời hạn 4 tháng 1 năm | |
47. Công nhân làm vỏ sứ | Bụi | Khẩu trang Mũ vải công nhân Yếm Mũ vải công nhân hay khăn vuông | 4 tháng 2 năm 2 năm 2 năm | |
48. Nhân viên giao nhận hàng hóa tại cảng | Mưa gió rét bụi | Áo mưa Khẩu trang Ủng | 4 năm 6 tháng 1 năm | |
49. Công nhân đóng gói apatite, xi-măng | Bụi, nóng | Mũ vải công nhân Giày vải bạt Yếm Khẩu trang Kính | 2 năm 6 tháng 18 tháng 4 tháng Không thời hạn | Cấp khăn vuông cho nữ thay mũ |
50. Nhân viên giao nhận và áp tải hàng hóa | Nước bẩn ăn chân mùi hôi | Khẩu trang Áo mưa hay nilông Ủng Găng vải bạt | 4 tháng 3 năm 1 năm 1 năm | Ủng và găng cho công nhân áp tải lợn và nhân viên giao nhận quặng ở Pom hán |
51. Công nhân sửa mái nhà lợp bằng tôn | Nóng bỏng chân nắng | Mũ lá già, Dép gai | 1 năm 1 năm | |
52. Công nhân nhận xe ở Bình tường | Dầu mỡ, sây sát tay, hơi a-xít | Mũ bịt tai Khẩu trang Quần áo Găng vải bạt Kính Ủng | 3 năm 4 tháng 18 tháng 6 tháng Không thời hạn 1 năm | |
53. Công nhân lấy mẫu khoáng sản | Bụi | Khẩu trang Yếm Găng vải bạt Kính | 4 tháng 2 năm 6 tháng Không thời hạn | |
54. Công nhân rèn | Bui, bỏng, dễ say sát da | Mũ vải Quần áo lao động Giày vải cao cổ 1 găng vải | 2 năm 1 năm 1 năm 6 tháng | Cho tay cầm kìm |
55. Công nhân phun thuốc sát trùng ở các kho | Thuốc độc | Khẩu trang Áo choàng Găng vải bạt Giày vải cao cổ Mặt nạ | 4 tháng 18 tháng 1 năm 1 năm Không thời hạn | |
56. Công nhân khuân vác hàng xuất khẩu | Bụi | Khẩu trang Đệm vai hay khăn vuông Găng vải | 6 tháng 1 năm 1 năm | Khi chuyển hàng hóa |
57. Công nhân nấu bạc | Nóng, bụi | Khẩu trang Mũ vải công nhân Găng vải bạt Ủng Quần áo Kính sản xuất | 4 tháng 2 năm 6 tháng 1 năm 1 năm Không thời hạn | |
58. Công nhân bao bì đóng gói hàng | Bụi và sây sát tay chân | Găng vải bạt Yếm Mũ vải công nhân Vải lót vai | 6 tháng 18 tháng 2 năm 2 năm | |
59. Công nhân tỉa và dệt thảm len | Bụi, lông ghim bám vào người | Mũ vải công nhân Khẩu trang Yếm | 2 năm 4 tháng 18 tháng | |
60. Công nhân đánh sơn ở mỹ nghệ. | Sơn dây vào quần áo tay chân | Khẩu trang Mũ vải công nhân Yếm ni-lông Găng ni-lông Ủng | 6 tháng 2 năm 2 năm 2 năm 1 năm | |
61. Công nhân chọn vải vụn | Bụi | Khẩu trang Yếm | 4 tháng 1 năm | |
62. Công nhân tẩy và nhuộm vải | Ướt, nước ăn chân, thuốc ăn da tay | Yếm ni-lông Ủng Khẩu trang Găng cao-su | 1 năm 1 năm 4 tháng 1 năm | Cho công nhân giặt quần áo |
63. Công nhân phơi vải | Nắng và nóng | Áo choàng Dép cao-su Nón hay mũ lá già | 2 năm 3 năm 1 năm | |
64. Công nhân may quần áo | Bụi | Khẩu trang Yếm | 6 tháng 2 năm | |
65. Công nhân đóng hòm, mở hòm, khuân xếp hòm | Sây sát và bụi | Găng bạt vải Quần yếm Mũ vải Vải lót vai | 3 tháng 18 tháng 2 năm 2 năm | |
66. Công nhân làm giày da | Sờn rách quần áo | Yếm | 2 năm | |
67. Công nhân phát nguyên liệu như sơn phẩm, hắc ín v.v... ở kho mỹ nghệ | Sơn phẩm rây ra tay và quần áo | Khẩu trang Găng vải bạt Mũ công nhân Yếm | 6 tháng 1 năm 2 năm 2 năm | |
68. Công nhân nấu hắc ín | Hắc ín rây ra tay và quần áo | Mũ vải công nhân Quần yếm Găng vải bạt Khẩu trang Ủng | 2 năm 2 năm 1 năm 4 tháng 1 năm | |
69. Công nhân in dấu và quay ronéo | Sơn mực rây vào quần áo | Yếm | 2 năm | |
70. Lao công vệ sinh | Đảm bảo vệ sinh | Khẩu trang Yếm Mũ vải công nhân Ủng | 6 tháng 2 năm 2 năm 1 năm | Ủng chỉ cấp cho người dọn cầu tiêu thùng |
71. Bảo vệ viên kinh tế | Mưa ướt | Áo mưa Ủng | 4 năm 1 năm | |
72. Nhân viên giữ trẻ | Đảm bảo vệ sinh | Khẩu trang Mũ vải công nhân Áo choàng | 6 tháng 2 năm 18 tháng | |
73. Cấp dưỡng | Đảm bảo vệ sinh | Khẩu trang Yếm Mũ công nhân | 4 tháng 1 năm 2 năm | |
74. Công nhân giải vải | Mũ vải công nhân Yếm Khẩu trang | 2 năm 18 tháng 6 tháng | ||
75. Công nhân kiểm nghiệm hóa chất | Chất độc | Khẩu trang Áo choàng Mũ vải công nhân Găng cao su | 6 tháng 18 tháng 2 năm Không thời hạn | |
76. Y tá cơ quan | Đảm bảo vệ sinh | Mũ vải Khẩu trang Áo choàng | 2 năm 4 tháng 18 tháng | |
77. Công nhân máy bào (bào thẳm, bào cuốn, bào soi) | Bụi, sây sát tay chân | Mũ vải công nhân Găng vải bạt Khẩu trang Kính bảo vệ mắt Quần yếm | 2 năm 6 tháng 4 tháng Không thời hạn 1 năm | |
78. Thợ mộc | Mũ vải Yếm | 2 năm 1 năm | ||
79. Thợ nề xây tường | Găng tay Quần yếm | 6 tháng 1 năm | ||
80. Tôi vôi đánh vữa | Khẩu trang Yếm Kính trắng Ủng | 4 tháng 1 năm Không thời hạn 1 năm | ||
81. Seo gỗ đưa vào máy | Áo mưa ngắn Găng vải bạt | 4 năm 6 tháng | ||
82. Phụ hàn điện và hàn hơi | Lửa bóng chói mắt | Mũ vải Găng vải Giày vải Quần áo Kính nâu | 2 năm 6 tháng 1 năm 1 năm Không thời hạn | |
83. Lái và phụ lái xe vận tải | Bụi dầu mỡ | Mũ vải Găng vải bạt Kính Quần yếm 1 chiếu | 2 năm 1 năm Không thời hạn 18 tháng 1 năm | Dùng khi sửa chữa cho mỗi xe |
84. Công nhân nhúng gà vịt vào nhựa thông và nước sôi | Bỏng nước sôi, hơi nóng xông vào mắt | Khẩu trang Mũ công nhân Găng cao-su Quần yếm Ủng Kính bảo vệ mắt | 4 tháng 4 tháng 6 tháng 18 tháng 1 năm Không thời hạn | |
85. Sửa chữa bao bì chuyển vận SO4H2 Hcl | Đề phòng hơi a-xít và a-xít bắn vào người | Khẩu trang Găng cao-su Yếm vải bạt Kính | 4 tháng 1 năm 2 năm Không thời hạn | |
86. Công nhân vận chuyển vôi bột super lân | Bụi vôi | Mũ vải công nhân Khẩu trang Yếm Găng vải bạt Ủng Kính | 2 năm 3 tháng 2 năm ½ năm 1 năm Không thời hạn | |
87. Công nhân gò | Sây sát, bụi | Mũ công nhân Quần yếm Găng vải bạt Kính bảo vệ mắt | 2 năm 1 năm 1 năm Không thời hạn | |
88. Liên lạc | Mưa | Áo mưa | 3 năm | |
89. Cắt và chế biến lông thỏ và da thú rừng | Bụi, hôi thối | Khẩu trang Mũ vải công nhân Kính bảo vệ mắt Áo choàng xanh | 4 tháng 2 năm Không thời hạn 18 tháng | |
90. Công nhân nuôi ong | Đề phòng ong đốt | Mặt nạ lưới Găng cao-su Giày cao cổ | Không thời hạn Không thời hạn 2 năm | Chỉ dùng khi lấy mật |
91. Công nhân máy quay sơn | Bụi, dầu mỡ | Mũ vải công nhân Khẩu trang Quần yếm Găng vải bạt | 2 năm 4 tháng 18 tháng 6 tháng | |
92. Công nhân giặt quần áo ở khách sạn | Ướt, nắng | Mũ vải công nhân Yếm ny-lông Ủng Mũ lá già | 2 năm 2 năm 1 năm 1 năm | |
93. Công nhân là quần áo ở khách sạn | Bụi | Mũ vải công nhân Yếm vải | 2 năm 2 năm |
- 1Thông tư 01-BYT/TT-1966 về việc trang bị phòng hộ lao động đối với cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 3Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 4Thông tư 1313-BYT/TT năm 1958 quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động và đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên làm công tác điều trị và phục vụ bệnh nhân lao do Bộ Y Tế ban hành
- 5Thông tư 04-LĐ/TT năm 1961 về trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên các công trường xây dựng do Bộ Lao Động ban hành.
- 6Thông tư 75-TT-BH-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện và truyền thanh do Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh ban hành.
- 1Thông tư 01-BYT/TT-1966 về việc trang bị phòng hộ lao động đối với cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 3Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 4Thông tư 1313-BYT/TT năm 1958 quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động và đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên làm công tác điều trị và phục vụ bệnh nhân lao do Bộ Y Tế ban hành
- 5Thông tư 04-LĐ/TT năm 1961 về trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên các công trường xây dựng do Bộ Lao Động ban hành.
- 6Thông tư 75-TT-BH-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên ngành bưu điện và truyền thanh do Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh ban hành.
Thông tư 178-BNT năm 1963 quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động trong ngành ngoại thương do Bộ Ngoại thương ban hành
- Số hiệu: 178-BNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/10/1963
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương
- Người ký: Lý Ban
- Ngày công báo: 27/11/1963
- Số công báo: Số 41
- Ngày hiệu lực: 24/10/1963
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định